Những tài khoản bổ sung trong hệ thống tài khoản theo QĐ 144

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (kèm dĩa CD) , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)

Tài khoản Số hiệu

Đầu tư tài chính 121, 229

Thuế GTGT 133, 33311 và 33312

Hàng tồn kho 153, 156

Các loại hình nợ phải trả 315, 335, 341, 342 Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn kinh doanh) 4111, 4112, 4113

Lợi nhuận tích lũy 412

Cổ phiếu mua lại 419

Chi phí sản xuất kinh doanh 635 Tài khoản ngoài bảng 010, 011

* Về hệ thống báo cáo tài chính:

- Đối với Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): QĐ 144 bổ sung thêm Bên “Tài

sản”: phần đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.

Bổ sung thêm Bên “Nguồn vốn”: ba tài khoản chi tiết của nguồn vốn kinh doanh là vốn góp, thặng dư vốn và vốn khác.

- Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: QĐ 144 giữ lại “Phần 1:

của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” trong QĐ 1177, tách “Phần 2: phần

thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước” trong QĐ 1177 làm thành một báo cáo riêng. - Đối với Bảng Thuyết minh báo cáo tài chính: QĐ 144 tách “Bảng cân đối số phát sinh” thành một báo cáo riêng và lấy tên là Bảng cân đối tài khoản.

Trong QĐ 1177, các báo cáo tài chính qui định cho DNVVN gồm: Bảng cân

đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng Thuyết minh báo cáo tài

chính. Cịn QĐ 144, các báo cáo tài chính qui định cho DNVVN cũng gồm ba loại báo cáo trên, nhưng nội dung đơn giản hơn vì hai loại báo cáo phụ là “Bảng cân đối tài khoản” và “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước” chỉ phải lập khi gửi báo cáo cho cơ quan thuế.

Theo đà phát triển của lịch sử và sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế, chế

độ kế toán cũng cần được cập nhật, sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện. Và

gần đây nhất, Bộ Tài chính đã ban hành QĐ 48/2006/QĐ-BTC (viết tắt QĐ 48) vào ngày 14/9/2006 dựa trên Luật kế toán số 03/2001/QH11. Chế độ kế toán mới được

xây dựng hoàn toàn dựa trên các chuẩn mực kế toán. Bước đột phá này đã đưa chế

độ kế toán Việt Nam gần hơn với chế độ kế toán khu vực và quốc tế.

2.2.2. Qui định hiện hành về tổ chức cơng tác kế tốn DNVVN.

- Qui định chung : Luật kế toán.

Luật kế toán số 03/2003 do Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 19/6/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004.

Luật Kế tốn khơng có chương mục riêng về DNVVN, nhưng có những quy

định tính đến khả năng áp dụng cho DNVVN, thí dụ như hướng dẫn tổ chức cơng

tác kế tốn, nội dung cơng tác kế toán, điều kiện của kế toán trưởng, các quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp...

- Qui định riêng: QĐ 48

Quyết định 48/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành vào ngày

14/9/2006, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày công báo. QĐ 48 về chế độ kế toán DNVVN gồm năm phần:

Phần 1: Quy định chung

- Chế độ kế toán DNVVN áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có qui mơ vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước, bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân và Hợp tác xã. Chế độ này không áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nơng nghiệp và hợp tác xã tín dụng.

- Chế độ kế toán DNVVN được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế tốn thơng dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế tốn và khơng áp dụng 7 chuẩn mực kế tốn do khơng phát sinh ở DNVVN hoặc do quá phức tạp không phù hợp với DNVVN (xem Bảng II.2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam (kèm dĩa CD) , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)