Chương I : Cơ sở lý luận về thương hiệu và thương hiệu ngân hàng
1.4 Các hoạt động liên quan đến việc xây dựng thương hiệu NHTM
1.4.4.2 Phương pháp định giá thương hiệu
Để có được cách tiếp cận chính thức và hợp lý, ngân hàng có thể sử dụng
một vài mơ hình định giá thương hiệu sau:
- Định giá thương hiệu trên cơ sở nghiên cứu thị trường: Cách tiếp cận bao
gồm quá trình nghiên cứu về chất lượng của dịch vụ, mức độ hài lòng của khách hàng... để xem ảnh hưởng của thương hiệu đến lợi nhuận ngân
hàng.
- Định giá thương hiệu theo cách tiếp cận tài chính:
+ Tiếp cận trên cơ sở chi phí: Cách tiếp cận này định nghĩa giá trị
thay thế để đưa thương hiệu đến tình trạng hiện tại (như chi phí
marketing, quảng cáo, truyền thông…)
+ Tiếp cận trên cơ sở kinh tế học: Theo phương pháp tiếp cận này, các khoản thu nhập tương lai của thương hiệu sẽ được nhận diện và chiết khấu về hiện giá với tỷ suất chiết khấu phản ảnh mức độ rủi ro của
khoản thu nhập này.
Kết luận chương I
Chương I trình bày một cách tổng quát một số vấn đề về thương hiệu, ngân hàng và thương hiệu ngân hàng, trong đó bao gồm các khái niệm, vai trị của thương hiệu đối với cả khách hàng, đối với doanh nghiệp nói chung cũng như đối với ngân hàng nói riêng.
Thông qua việc khái quát về ngân hàng và thương hiệu ngân hàng, chương I
đã thể được sự ảnh hưởng của tính chất đặc biệt trong sản phẩm dịch vụ ngân
hàng đến cách thức lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng. Từ đó, ảnh
hưởng đến chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng.
Chương này cũng trình bày một số hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu ngân hàng thương mại, từ khâu tạo nền móng thương hiệu, đến công tác truyền
thông và định giá thương hiệu để thực hiện thành công chiến lược xây dựng
thương hiệu của ngân hàng.
Tuy nhiên, để có giải pháp phù hợp nhằm xây dựng thương hiệu, chúng ta cần phân tích thực trạng của thương hiệu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Nội dung này được trình bày trong chương II kế tiếp.