Chương I : Cơ sở lý luận về thương hiệu và thương hiệu ngân hàng
1.2 Tổng quan về ngân hàng thương mại và thương hiệu ngân hàng
1.2.4 Khái quát về thương hiệu ngân hàng
Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là làm đại lý thanh toán, nhận, giữ hộ và cho vay. Cho tới nay, những hoạt
động này vẫn được xem là những hoạt động xương sống của một ngân hàng. Điều đó có nghĩa là một ngân hàng chỉ có thể hoạt động được nếu như có những
khách hàng tin tưởng gửi tiền vào các ngân hàng và tạo lập các quan hệ giao dịch. Từ đó người ta đặt ra một câu hỏi là tại sao khách hàng lại chọn ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia để gửi tiền và đặt quan hệ giao dịch? Câu trả lời ở đây đó là thương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn.
Tuy nhiên, khái niệm về thương hiệu ngân hàng chưa được định nghĩa cụ
thể trong các văn bản pháp quy của Việt Nam. Do đó, căn cứ vào nội dung về thương hiệu và ngân hàng, có thể hiểu đơn giản:
Thương hiệu ngân hàng là một cái tên, là ký hiệu và biểu tượng của một ngân hàng nào đó đã được người chủ ngân hàng đặt ra và được đông đảo khách hàng tín nhiệm.
Các giá trị cốt lõi tạo nên thương hiệu ngân hàng gồm có:
Sơ đồ 1.1: Các giá trị cốt lõi tạo nên thương hiệu ngân hàng
- Tăng hình ảnh: Ngân hàng phải biết tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, gần
gũi đối với khách hàng. Điều này đòi hỏi cả bộ máy phải chú ý đến từng chi tiết, như là: hành vi ứng xử, đồng phục nhân viên, phong cách giao tiếp, bảng thông báo…
- Tăng giá trị cá nhân: Ngân hàng muốn thành cơng phải tối đa hóa giá trị cá
nhân của khách hàng. Một trong những biện pháp đó là quản lý thơng tin Chi phí về tâm lý
Chi phí về sức lực Chi phí về thời gian
Chi phí về tiền bạc Giá trị của sản phẩm Giá trị của dịch vụ Giá trị cá nhân Giá trị hình ảnh Tổng giá trị khách hàng nhận được Tổng chi phí của khách hàng Giá trị thực khách hàng nhận được
khách hàng (theo độ tuổi, thu nhập, địa bàn...) nhằm theo sát và giữ chân
khách hàng lâu hơn.
- Tăng giá trị dịch vụ: Ngân hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ, vì vậy, giá trị của dịch vụ vô cùng quan trọng. Các ngân hàng thường chạy đua khốc liệt để đưa ra những Dịch vụ hồn hảo, Dịch vụ trọn gói, Dịch vụ thân thiện... nhằm lọt vào danh sách các ngân hàng có dịch vụ tốt nhất.
- Tăng giá trị sản phẩm: Sản phẩm của ngân hàng nhất thiết phải đem lại cho
khách hàng một giá trị. Ví dụ: sở hữu tấm thẻ của ngân hàng là sở hữu tài sản có giá trị. Giá trị đó có thể giúp họ đạt được những mục tiêu nhất định: tiện
trong thanh toán, đẹp trong thẩm mỹ, thể hiện “tầm”, “giá trị” cá nhân...
- Giảm chi phí về tiền bạc: Ngoài việc bổ sung và nâng cao những giá trị khách hàng nhận được, các ngân hàng luôn nỗ lực giảm thiểu các chi phí cho khách hàng: miễn phí gửi xe, miễn phí đồ uống, miễn phí dịch vụ tư vấn qua
điện thoại...
- Giảm thiểu các chi phí về thời gian: Ngân hàng giúp khách hàng giảm thời
gian giao dịch bằng công nghệ kiểm tra tài khoản qua mạng, qua điện thoại, giảm thời gian đi lại bằng cách mở nhiều đơn vị giao dịch, giảm thủ tục giao dịch...
- Giảm chi phí về năng lượng: Có thể hiểu đó là năng lượng mà khách hàng
phải tốn khi giao dịch với ngân hàng như nhiên liệu của phương tiện đi đến ngân hàng, đổ mồ hôi để đến bàn giao dịch...
- Giảm chi phí về tâm lý: Ngân hàng cần giúp khách hàng loại bỏ tâm lý
“Quảng cáo của các ngân hàng hoàn toàn khác với những gì khách hàng nhận
được” bằng việc triển khai hệ thống xếp hàng tự động hoặc tăng thời gian mở