Hình 3.12: Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ qua các năm:
Nguồn số liệu:Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội
Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ đang tăng ngày càng nhanh: 33,8% GDP năm 2007, năm 2008 tăng lên 36,2% và 2009 là 41,9%.
Như cảnh báo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, dự kiến dư nợ Chính phủ năm nay có thể lên tới 44,6%. Có hai nguyên nhân dẫn đến nguy cơ này, đó là việc tăng
phát hành trái phiếu Chính phủ và điều chỉnh mức tăng bội chi ngân sách đột biến lên trên 5% GDP. Theo thơng tin của Bộ tài chính cơng bố, tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ nước ngồi quốc gia (bao gồm nợ nước ngồi Chính phủ và nợ nước ngồi được Chính phủ bảo lãnh) là 27,929 tỷ USD, áp dụng tỷ giá quy đổi tại thời điểm cuối kỳ.
Hình 3.13: Cơ cấu dư nợ nước ngồi của Chính phủ
Nguồn số liệu:Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội
Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa sốđều có lãi suất thấp, trong đó vay ODA chiếm tỷ trọng 74,67%; vay ưu đãi chiếm 5,41%; vay thương mại 19,92%.
Không kể nợ được Chính phủ bảo lãnh, trong tổng số dư nợ nước ngồi Chính phủ gần 23,943 tỷ USD, có đến 19,325 tỷ USD lãi suất từ 1-2,99%; trên 1,5 tỷ USD lãi suất từ
3-5,99%; 281,7 triệu USD lãi suất 0-99% và 919 triệu USD ở mức lãi suất 6-10%.
Ngoài ra, hơn 1,9 tỷ USD dư nợ còn lại được áp lãi suất thả nổi theo LIBOR 6 tháng và LIBOR Euro 6 tháng. Cơ cấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngồi Chính phủ cũng khá đa dạng, được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ
trả nợ nước ngồi của Chính phủ.
Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên, chiếm 41,96%; quyền vay đặc biệt SDR chiếm 27,39%; vay theo đồng USD chiếm 16,61%; vay bằng đồng Euro chiếm 10,68%; còn lại là các đồng tiền khác chiếm 3,37% tổng dư nợ nước ngồi Chính phủ.
Hình 3.14: Cơ cấu dư nợ nước ngồi của Chính phủ phân theo loại tiền:
Nguồn số liệu:Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội
Hình 3.15: Cơ cấu dư nợ Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh phân theo điều kiện tín dụng:
Nguồn số liệu:Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính): giới hạn an toàn nợ
quốc gia ở mỗi nước khác nhau, chẳng hạn với Nhật Bản trên 100% GDP vẫn có thểở
mức an tồn, các nước khác có thể 60% là rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ cơng. Tại Việt Nam, theo quy định hiện hành, nợ công phải dưới 50 % GDP. Như vậy, mức dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia tăng sát mức an toàn cho phép. Vay nợ trong nước và nước ngồi gặp khó khăn, phải vay với lãi suất cao, dẫn đến việc đảm bảo an
ninh tài chính quốc gia đứng trước những khó khăn cho nhiều năm sau, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận định. Theo đó, việc điều hành ngân sách và đảm bảo an ninh tài chính trong năm nay sẽ khó khăn. Đây chính là một thách thức cho việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi và giữ vững an ninh tài chính