TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY
Một là: theo em công ty nên tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tôn kho để đảm hơn cho hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai.
TK 159 dùng để phản ánh nghiệp vụ lập các khoản dự phòng
Doanh nghiệp sẽ sử dụng TK 1593 để theo dõi dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cuối năm kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng vật tư hàng hóa để xác định khoản dự phòng.
Trường hợp khoản dự phòng giảm gía hàng tồn kho phải nộp năm nay lớn hơn được ghi tăng dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi tăng giá vốn hàng bán. Trường hợp ngược lại khoản dự phòng nhỏ hơn thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.
Căn cứ vào bảng kiểm kê, kế toán xác định dự phòng trích lập cho từng hàng hóa.
Số dự phòng cần lập cho mặt hàng X = Giá thực tế nhập kho của hàng X - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng X * Số lượng hàng X tồn kho Cộng tổng số dự phòng của tất cả các mặt hàng thành số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập trong năm.
• Phương pháp hạch toán
- Cuối kì kế toán năm, khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lân đầu: Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán
Có TK 159 - dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Cuối kì kế toán năm tiếp theo:
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn phải lập năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa sử dụng thì số chênh lệch lớn hơn được ghi:
Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán
Có TK 159 - dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa sử dụng thì số chênh lệch nhỏ hơn ghi:
Nợ TK 159 - dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 – giá vốn hàng bán
• Hai là: công ty nên lập riêng sổ chi tiết doanh thu cho từng nhóm
hàng để thuận tiện hơn cho công tác quản lý. Công ty có thể áp dụng mẫu sổ chi tiết bán hàng như sau: