3.5.1 Phanh bánh trước trên xe nguyên thủy
Trên xe cơ sở được trang bị phanh dẫn động thủy lực với cơ cấu phanh đĩa, phanh có cấu tạo tương đối phức tạp, bao gồm bộ phận với những chức năng, vai trò riêng, đảm bảo sự vận hành ổn định cho toàn bộ hệ thống.
Về cơ cấu phanh đĩa bao gồm:
- Phanh đĩa: Gắn với trục bánh xe. Chúng được đục thêm các lỗ, rãnh có tác dụng tản nhiệt trong quá trình sử dụng, giảm thiểu sự mài mòn, hư phỏng phanh;
- Hai má phanh: Là một khối thống nhất từ hợp kim, gốm, kevlar, được kẹp ở hai bên đĩa phanh;
- Trục bánh xe máy; Về dẫn động phanh:
- Tay phanh, ống dầu, khay đựng dầu phanh;
Hình 3.7: Hệ thống phanh đĩa trên xe cơ sở
Các bộ phận này được tháo rời để thay thế bánh điện và phanh tang trống để phù hợp với ý tưởng thiết kế ban đầu.
3.5.2 Phanh bánh trước sau hoán cải
Phanh trước sau hoán cải là phanh dẫn động cơ khí, có cấu phanh là loại phanh guốc
Hình 3.8: Cấu tạo của phanh tang trống của xe máy [13]
- Guốc phanh gián tiếp đẩy má phanh; - Má phanh bề mặt tiếp xúc tạo ra ma sát;
- Trục xoay;
- Trục đẩy má phanh trực tiếp đẩy guốc phanh và má phanh vào bề mặt tác dụng; - Cầu phanh bộ phận kết nối giữa đũa phanh và trục đẩy;
- Đũa phanh được nối với dây cáp;
- Lò xo hồi vị có tác dụng ép piston trở về vị trí ban đầu khi áp suất dầu giảm.
Nguyên lý làm việc của phanh tang trống:
Khi người lái bóp phanh được bố trí ở tay lái bên trái thì dây cáp tác dụng lên đũa phanh kéo cần làm trục đẩy má phanh có đầu tác dụng như một địn bầy đẩy guốc phanh ép vào bề mặt tang trống ở trên dùm bánh xe tạo ra ma sát và làm giảm tốc độ quay của bánh xe và khi ta bng thì lị xo sẽ kéo guốc phanh về lại vị trí ban đầu.
- Ưu điểm và nhược điểm của phanh tang trống: Ưu điểm
+ Rẻ tiền và lúc phanh không sợ bị sốc;
+ Chi phí sửa chữa thấp, ít hư hỏng hơn phanh đĩa do được bọc bởi trống phanh. Nhược điểm
+ Hiệu quả phanh kém hơn phanh đĩa;
+ Do được bọc trong trống phanh nên khó làm mát vì vậy mà làm ảnh hưởng đến các chi tiết bên trong;
+ Trọng lượng lớn hơn phanh đĩa.