động cơ PHEV
4.1.1 Thiết kế kết hợp tay ga cơ - điện
Tay ga điện và tay ga cơ khác nhau về phương pháp điều khiển nhưng dựa vào cấu trúc tương đồng về mặt kỹ thuật nên việc thiết kế một tay ga tích hợp khơng những đơn giản hóa sản phẩm đáp ứng được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ mà cịn đảm bảo được tính thẩm mỹ của sản phẩm.
4.1.2 Tay ga cơ
Tay ga cơ hoạt động với cơ cấu sử dụng lực kéo tác động lên tay vặn, thông qua dây ga tác động trực tiếp lên bướm ga để điều chỉnh độ mở phù hợp với khoảng tốc độ mong muốn. Tay ga cơ gồm các bộ phận:
- Cùm ga; - Cuộn dây ga; - Tay vặn.
- Cuộn dây ga cơ có góc quay 900 điều khiển độ mở cánh bướm ga từ mức thấp tới mức cao.
4.1.3 Tay ga điện
Nguyên lý làm việc
Hoạt động của tay ga dựa trên hiệu ứng Hall, dùng cảm biến Hall để đo độ lớn từ trường nam châm định vị trên tay vặn khi thay đổi góc quay tay ga. Điện áp đầu ra của cảm biến tỷ lệ thuận với độ lớn từ trường tại vị trí tiếp giáp.
Cảm biến Hall gửi tín hiệu điện áp tới bộ xử lý trung tâm, điện áp thay đổi dựa vào góc quay tay ga khi sử dụng, từ đó bộ xử lý sẽ điều khiển được tốc độ motor điện. Về cơ bản tay ga điện có thể coi là một biến trở, bên trong tay lái sẽ có ba bộ phận:
- Rãnh từ làm bằng nam châm; - Lò xo hồi;
- Chip đọc.
- Giá trị điện áp của tay lái đo được nằm trong khoảng 0.843÷3.657 V.