Trong đó:
Giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, chi phí đóng gói, chi phí để làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế xuất khẩu (nếu có), chi phí để lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải đến cảng đến và phí bảo hiểm. Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu. Thuế suất
được xây dựng trên nguyên tắc: những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ, hoặc cần thiết để phát triển những ngành sản xuất trong nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp; Ngược lại, những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nước tự sản xuất thì sẽ phải chịu thuế suất cao.
Hàng hóa qua cửa khẩu Liên Bang Nga phải chịu thuế suất nhập khẩu, được quy định bởi luật về thuế suất của Liên Bang Nga. Biểu thuế hải quan hiện hành là danh mục hàng hóa được lập trên cơ sở phân loại quốc tế. Mỗi sản phẩm ứng với các mức thuế suất khác nhau tùy thuộc đó là loại hàng hóa nào và những định chế được áp dụng trong quan hệ với các nước mà hàng hóa xuất xứ. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, Liên Bang Nga chia các nước làm 5 nhóm với các mức thuế suất nhập khẩu khác nhau:
• Nhóm các nước có chế độ tối huệ quốc với Liên bang Nga được hưởng mức thuế suất nhập khẩu cơ sở công bố bao gồm 127 nước.
• Nhóm các nước khơng có chế độ tối huệ quốc với Liên bang Nga phải chịu thuế suất gấp đơi thuế suất trên cơ sở cơng bố.
• Nhóm các nước đang phát triển được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi bằng 75% thuế suất cơ sở cơng bố. Theo quy định này thì hiện nay có 104 nước được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi .
• Nhóm các nước kém phát triển được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu vào Nga. • Nhóm các nước SNG (Cộng đồng các Quốc gia Độc lập) cũng được miễn hoàn
Việt Nam nằm trong danh sách 104 nước đang phát triển được hưởng thuế suất ưu đãi từ Liên bang Nga tính đến tháng 10/2021. Ngay sau khi Hiệp định Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (VN - EAEU FTA) có hiệu lực vào ngày 5/10/2016, EAEU (gồm 5 nước là Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đã tiến hành điều chỉnh danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hệ thống ưu đãi thuế quan thống nhất (GSP). Quyết định này đã loại 75 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và 2 nước kém phát triển ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP từ ngày 12/10/2021. Được biết, GSP là ưu đãi về thuế quan phổ cập mà EAEU đơn phương dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Mặc dù Việt Nam khơng cịn được hưởng ưu đãi thuế quan thống nhất (GSP) khi xuất khẩu vào thị trường Nga và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), nhưng mức thuế trong VN - EAEU FTA còn ưu đãi hơn cả GSP, cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam vào Nga rất tốt, đặc biệt đối với mặt hàng hạt điều bóc vỏ (HS 08013200). Hiện nay, thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng điều nhân bóc vỏ của Việt Nam tại Liên bang Nga là 12,5%.