ĐIỀU NHÂN SANG NGA
4.1. Cơ hội
• Quan hệ Việt Nam – Nga có truyền thống tốt đẹp, lãnh đạo hai nước xác định
quan hệ đối tác chiến lược. Hai nước đã ký và triển khai nhiều thương vụ, trong đó có Hiệp định thương mại tự do.
Hiện nay, Việt Nam đang là đối tác chiến lược duy nhất của Liên Bang Nga ở khu vực Đơng Nam Á. Tầm cao của quan hệ chính trị, đối ngoại tin cậy tốt đẹp là điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển mạnh mẽ giữa hai nước. Thêm vào đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU (VN- EAEU FTA) đã có hiệu lực từ tháng 10 năm 2016 được xem là nền tảng vững chắc để thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư giữa hai nước.
Lợi ích của Hiệp định thương mại tự do mang lại chính là việc giảm thuế các mặt hàng nơng sản. Ngay sau khi VN-EAEU FTA có hiệu lực, hầu hết các mặt hàng nông sản đã giảm thuế mạnh, thậm chí sẽ về mức 0% trong một thời gian ngắn nữa. Điều này sẽ mang lại cơ hội cho ngành xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào thị trường Nga.
Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thời gian tới, các Thương vụ và tổ chức Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin kết nối giao thương, hỗ trợ doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến cũng như hỗ trợ trực tiếp, tổ chức hội thảo/giao thương doanh nghiệp.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến các đối tác khơng thể gặp gỡ và giao dịch, ngồi các hoạt động thường xuyên, từ đầu năm 2020, Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga đã đẩy mạnh công tác tư vấn, kết nối kinh doanh, hỗ trợ giao dịch cho doanh nghiệp hai nước thơng qua các hình thức thơng tin liên lạc trực tuyến; tập trung làm việc với cơ quan quản lý của phía Nga để tháo gỡ các rào cản trong thương mại.
• Nhu cầu về điều và đặc điểm của thị trường Nga
So với những điều kiện khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như quy cách đóng gói của thị trường như Mỹ, EU, Nhật thì thị trường Nga tương đối dễ tính. Trong đó, Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất vào LB Nga, chiếm khoảng 90% kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Nga.
Thị hiếu tiêu dùng điều của người Nga:
o Thị trường Nga rất ưa chuộng sản phẩm tiêu dùng đến từ các nước Châu Á do giá cả hợp lý, mẫu mã lạ mắt, chủng loại phong phú. Đặc biệt có nhiều người Việt sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống phân phối hàng tiêu dùng của cộng đồng người Việt Nam để mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
o Ngày càng nhiều người Nga quan tâm đến thực phẩm, nhất là sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu về dinh dưỡng thuộc RSSU, ông Alfred Bogdanov cho hay, người dân Nga có cả một “nền văn hóa” tiêu thụ gạo, ngũ cốc, hay các loại tinh bột. Trong đó, hạt điều ngày càng được tin dùng bởi vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao mà hạt mang lại, tuy nhiên, để đem vào trong
hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam ở Nga đã tăng mạnh, chiếm tới gần 60% trong 6 tháng đầu năm 2021, tức là cứ hai điều có mặt tại Mỹ thì có một hạt là của Việt Nam. Hạt điều của Việt Nam đang có chỗ đứng trên thị trường Nga với vị thế cạnh tranh khá cao so với các đối thủ khác, mặc dù so với hạt điều của các nước khác thì hạt điều Việt Nam có phần nhỏ hơn, nhưng chất lượng thì được cho là vượt trội hơn hẳn. Tuy hạt nhỏ nhưng chắc, ăn vào có vị bùi, thơm, béo, cầm hạt thấy nặng tay. Trong khi hạt điều của các nước khác to, trắng nõn nhưng lại bở, ăn vào có cảm giác như ăn một thứ bột gì đó chứ khơng phải đang được thưởng thức hạt điều.
• Nguồn lao động dồi dào và chi phí sản xuất thấp
Theo lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo, các mặt hàng nông sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Nguồn lao động sẵn có và chi phí chế biến rẻ là hai yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi thế so sánh trong xuất khẩu, đây cũng là một trong những đặc điểm của các quốc gia đang phát triển. Ngành điều hiện nay thu hút khá lớn nguồn lao động tham gia chế biến xuất khẩu, hơn nữa lại chủ yếu là lao động phổ thông nên mức lương giữ ở mức thấp. Việc nguồn lao động chi phí rẻ và có khả năng đáp ứng tạo ra lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu nhân điều ra thế giới.
• Chất lượng nhân điều của Việt Nam
Theo nhận định của một số chuyên gia, chất lượng nhân điều của nước ta được đánh giá cao trên thị trường cả về mùi vị, màu sắc, kích cỡ,..., thổ nhưỡng đất đai phù hợp để cây điều phát triển với năng suất và chất lượng cao. Thậm chí khơng ít khách hàng trên thế giới đã yêu cầu mặt hàng điều nhập khẩu vào nước họ phải ghi rõ xuất xứ từ Việt Nam.
Đối với hạt điều, chất lượng sản phẩm ngày càng trở thành yếu tố then chốt để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Để tăng chất lượng hạt điều, Việt Nam đã đồng thời thực hiện tốt hai nhiệm vụ: Một là yếu tố về giống, cách thức gieo trồng. Các nhà nhập khẩu cho biết, chưa thấy nhân điều ở nước nào có hương vị thơm và ngon như của Việt Nam nên khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn. Hai là phương thức chế biến bảo quản - yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Thơng thường q trình xuất khẩu hạt điều rất nghiêm ngặt và được kiểm tra kỹ lưỡng, chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu đóng hàng và khâu xuất khẩu để hạt điều xuất khẩu đảm bảo được chất lượng từ nguồn gốc đến thành phẩm.
Hạt điều Việt Nam chủ yếu xuất dưới dạng nhân thô nên thường được các nhà nhập khẩu Nga đặt mua với khối lượng lớn để phục vụ cho việc chế biến lại thành các sản phẩm có nguồn gốc từ hạt điều.
• Cơng nghệ chế biến điều
Theo đánh giá của Bộ cơng thương thì: “Cơng nghệ chế biến hạt điều Việt Nam chính là báu vật, bí kíp vì đã góp phần vào sự thành cơng của ngành điều trong nước trong vòng 20 năm trở lại đây, làm cho những quốc gia có ngành sản xuất chế biến điều trước chúng ta hàng trăm năm đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Từ chỗ xuất hạt điều thô giá trị thấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia chế biến nhân điều đứng thứ 2 thế giới và xuất khẩu nhân điều hàng đầu thế giới. Công nghệ chế biến điều Việt Nam là điều mà không chỉ các quốc gia có nền chế biến lâu đời như Ấn Độ và Brazil mà kể cả cộng đồng các quốc gia trồng điều ở châu Phi, vốn từ trước đến nay chỉ tập trung xuất khẩu điều thô, rất quan tâm. Kể từ năm 2006, rất nhiều đoàn khảo sát từ Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Nigeria, Mozambique, Tanzania... đã đến Việt Nam để tìm hiểu về cơng nghệ này.
Ngồi ra, hiện nay chúng ta cũng đã có một số nhà máy lớn đủ tiêu chuẩn để cạnh tranh với nước ngoài với mức sản xuất chiếm 25% trên tổng thị phần xuất khẩu điều của cả nước.
• Về lợi thế cạnh tranh
Belarus và Ấn Độ là hai nước có kim ngạch xuất khẩu điều lớn sang Nga và đang có những động thái phát triển ngành chế biến điều nội địa, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới ngành điều của Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, ý kiến chung của nhiều doanh nhân ngành điều cho thấy, Việt Nam vẫn có thể tin tưởng vào sự tăng trưởng xuất khẩu của hạt điều.
chất lượng tốt hơn hẳn. Việt Nam lại đang có nhiều lợi thế hơn, nhất là về chi phí, giá thành sản xuất. Bằng chứng là nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đã phải sang Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy chế biến điều vì giá thành ở nước ta thấp hơn nhiều so với bên nước họ.