Chính sách phi thuế quan

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 30 - 38)

3.2.1. Thủ tục xuất nhập khẩu

3.2.1.1. Thủ tục xuất khẩu ở Việt Nam

Căn cứ Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thì mặt hàng hạt điều thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. Do đó, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm dịch lô hàng khi làm thủ tục xuất khẩu.

Thủ tục hải quan:

Hạt điều không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu vậy nên doanh nghiệp có thể xuất khẩu mặt hàng này. Nhưng do hạt điều là sản phẩm có nguồn gốc thực vật nên các doanh nghiệp cần làm kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) cho mỗi lô hàng xuất đi. Thủ tục hải quan xuất khẩu hạt điều thực hiện như những hàng hóa thơng thường khác kèm theo kiểm dịch thực vật của sản phẩm.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate):

 Giấy phép kinh doanh.

 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an tồn thực phẩm hoặc xác nhận cơng bố chất lượng sản phẩm hoặc GMP hoặc HACCP hoặc ISO 22000 hoặc IFS hoặc BRC hoặc FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.

 Nhãn sản phẩm.

 Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu (theo mẫu qui định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).

 Hợp đồng thương mại

Quy trình xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate):

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật .

Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo quy định.

Trường hợp hồ sơ sai hoặc chưa đủ thì bổ sung, hồn thiện hồ sơ.

Bước 3: Sau khi kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa

điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất khẩu và bố trí cơng chức kiểm tra ngay lơ hàng.

Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

(Phytosanitary Certificate).

o Trường hợp phát hiện lô hàng không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

o Vì mỗi chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) tính trên một lơ hàng xuất khẩu cho nên doanh nghiệp cần phải xin cấp chứng thư kiểm dịch thực vật cho mỗi lô hàng khác nhau.

Chứng từ khai báo hải quan khi xuất khẩu hạt điều:

 Invoice (hóa đơn thương mại)

 Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)  Sales Contract (hợp đồng thương mại)  Bill of Lading (vận đơn)

 Kiểm dịch thực vật ( Phytosanitary Certificate )

Mã HS code khi xuất khẩu hạt điều:

Đối với hạt điều chưa bóc vỏ: HS code 08013100 Đối với hạt điều đã bóc vỏ: HS code 08013200

Hiện nay, mức thuế xuất khẩu đối với mặt hàng hạt điều bóc vỏ HS 08013200 của Việt Nam là 0%.

3.2.1.2. Thủ tục nhập khẩu của Nga

Mặt hàng hạt điều của Việt Nam khi xuất khẩu sang Liên bang Nga qua các cảng cần có các loại giấy phép vận chuyển hải quan Nga như :

Chứng từ hải quan Giá ( rub) Thời hạn,ngày

Veterinary certificate from 4900 >3 days

Declaration of Conformity from 3900 >3days Certificate or declaration of conformity from 24900 >5days

ST-1 certificate from 3900 >3 days

Phyto-sanitary control from 3400 >5 days

Sản phẩm có được nhập khẩu vào Nga hay khơng phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan ở Liên bang Nga. Để thông qua Hải quan Nga, nhà xuất khẩu hạt điều phải điền những thông tin cần thiết vào mẫu tờ khai (thương mại, vận chuyển) và trả tất cả các khoản phí (thuế nhập khẩu, thuế và lệ phí khác). Do q trình xử lý những mẫu đơn này có thể tiêu tốn thời gian, Nga hiện nay đã đưa ra chương trình khai báo hải quan trước để tiết kiệm thời gian. Điều này có nghĩa là mặt hàng hạt điều nhân mã HS 08013200 có thể được khai báo hải quan tại Việt Nam do các cơ quan chức năng quản lý và đảm bảo sản phẩm tuân thủ đầy đủ quy định. Việc không tuân thủ một số các quy định của Nga sẽ có thể là nguyên nhân sản phẩm của doanh nghiệp bị từ chối nhập khẩu.

• Chi phí vận chuyển hàng khơng cho 1 kg hạt điều bóc vỏ ( HS 08013200) năm 2021:

Vận đơn hàng và thủ tục hải quan:

• Vận đơn do chủ hàng cấp, xác nhận quyền sở hữu hàng hóa được vận chuyển. Trong thực tế, 10 loại vận đơn được sử dụng: onboard (vận chuyển); vận đơn xếp hàng lên tàu (nhận hàng); vận đơn sạch; vận đơn mệnh đề; vận đơn thương phiếu; vận đơn cá nhân; vận đơn không ghi tên; vận đơn tàu hơi nước tuyến tính (vận đơn của SS Co); vận đơn thuê bao (cước phí); thơng qua vận đơn. • Thủ tục hải quan: Làm thủ tục hải quan tại cảng. Giá đăng ký 1 container:

18,000 rúp. Với mỗi container hạt điều bóc vỏ xuất khẩu từ Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải chi trả 18,000 rup/1 container cho phí thủ tục tại cảng.

Khi xuất khẩu hàng hóa vào các nước thuộc liên minh thuế quan với Việt Nam theo mã TN VED 0801320000, doanh nghiệp sẽ phải trả thuế hải quan và thuế VAT. 3.2.2.2. Các quy định về dịch tễ và kiểm định động thực vật (SPS)

Giấy chứng nhận KDTV là một tài liệu quốc tế và là một phần của chứng từ vận chuyển kèm theo hàng hóa được giao và xác nhận chất lượng, vượt qua sự kiểm sốt phyto trong tình trạng xuất khẩu và các đặc tính của hàng hóa. Giấy chứng nhận KDTV phải có đường dẫn liên kết đến quyết định của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á -

Âu ngày 30 tháng 11 năm 2016 N157 "Về việc phê duyệt các yêu cầu kiểm dịch động thực vật thống nhất đối với các sản phẩm được quản lý và đối tượng được quản lý tại cửa khẩu hải quan và trên lãnh thổ hải quan của Liên minh Kinh tế Á - Âu”.

Hiện nay, Liên bang Nga đã và đang tiến hành phân tích rủi ro của dịch bệnh nhằm xác định mức độ rủi ro của mỗi sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra sản phẩm tại nơi đến để đảm bảo rằng mức rủi ro đó khơng vượt q mức quy định.

Tiêu chuẩn này cung cấp tiêu chí giúp Tổ chức bảo vệ kiểm dịch quốc gia (NPPO) của Liên bang Nga phân loại hàng hóa theo mức độ nguy cơ dịch hại khi kiểm tra các yêu cầu về nhập khẩu. Việc phân loại sẽ giúp xác định liệu có cần thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại hoặc chứng nhận kiểm dịch thực vật hay khơng. Giai đoạn đầu tiên trong quy trình phân loại dựa trên việc xác định liệu hàng hóa đã được chế biến hay chưa, và nếu đã được chế biến, thì mặt hàng đó đã được chế biến bằng phương pháp và ở mức độ nào trước khi xuất khẩu.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm hạt điều

Chỉ tiêu cảm quan

Trạng thái Màu sắc Mùi vị

Các quy định về chỉ tiêu kiểm nghiệm hạt điều :

AFI (Association of Food Industries of New York): Tiêu chuẩn AFI của hạt

điều nhân là Các tiêu chuẩn chất lượng thương mại, các thông số, cách phân loại, cách viết tắt được phát triển bởi Hiệp hội các ngành cơng nghiệp thực phẩm nhầm quy chuẩn hóa sản phẩm hạt điều nhân khi nhập khẩu vào các thị trường.

TTCVN 4850:1998: Tiêu chuẩn về nhân hạt điều do Bộ Khoa học Công nghệ

và Môi trường Việt Nam ban hành dựa trên Tiêu chuẩn quốc tế về Nhân hạt điều ISO 6477 : 1988

QCVN 01-27:2010/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam về

các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm của hạt điều nhân HS 08013200. 3.2.2.3. Các rào cản kỹ thuật (TBT)

Để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Nga, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định kỹ thuật (tiêu chuẩn bắt buộc) do thị trường Nga yêu cầu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Các quy định này thường khác nhau, phụ thuộc vào loại sản phẩm. Một số quy định được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế, trong khi một số khác do mỗi quốc gia ban hành. Việc không tuân thủ các quy định này sẽ dẫn tới việc phải kiểm dịch hoặc bị nước nhập khẩu từ chối nhập khẩu. Đối với mặt hàng hạt điều nhân mã HS 08013200, quy định về chất lượng cũng như các chính sách về kỹ thuật vơ cùng khắt khe.

Chất lượng thương mại và các qui định ghi nhãn mác

Phần lớn các quy định thông thường đều tập trung đến phẩm chất, kích thước, trọng lượng và ghi nhãn bao bì của mặt hàng hạt điều bóc vỏ. Quy định ghi nhãn mác yêu cầu các thông tin như: nước xuất xứ, tên sản phẩm, chủng loại và số lượng. Những yêu cầu liên quan đến chất lượng thương mại là chủng loại, màu sắc, thời hạn sử dụng, hư hỏng bên ngồi và hình dạng của sản phẩm.

Việc kiểm soát được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu.

Quy định về an toàn thực phẩm

Các quy định, tiêu chuẩn để xuất khẩu hạt điều nhân vào thị trường Nga cần phải tuân thủ theo các yêu cầu pháp lý của Liên minh Kinh tế Á-Âu áp dụng cho điều nhân, gồm vấn đề an tồn thực phẩm, trong đó truy xuất nguồn gốc và vệ sinh là những mục quan trọng nhất.

Mức dư lượng tối đa cho phép đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật

Các Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định:

• Quy định EAEU số 165/2002, ngày 30/06/2003 – Luật chung về an toàn thực phẩm đối với tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối.

• Tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm sốt điểm tới hạn (HACCP). HACCP thường là bước đầu tiên hướng tới các chương trình an tồn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22000 hoặc BRC.

• Áp dụng Thực hành nơng nghiệp tốt toàn cầu GLOBAL G.A.P bao gồm các tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận quy trình sản xuất nơng nghiệp an tồn và sản phẩm có thể truy nguyên nguồn gốc.

Các nhà sản xuất phải đảm bảo chất lượng và độ an tồn của mặt hàng hạt điều bóc vỏ mà họ sản xuất ra và tránh được tất cả các nguy cơ tiềm tàng như rủi ro từ nguồn nước ô nhiễm hoặc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất. Các quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v…) có hiệu lực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Các nhà sản xuất

điều riêng và phải tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn được nêu cụ thể trên các tờ hướng dẫn sử dụng hoặc trên các đồ chứa (ghi trên hộp hoặc chai lọ).

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Mặt hàng hạt điều được giao dịch trên thị trường phải đảm bảo các quy định PDO-Protected Designation of Origin (bảo hộ tên gọi xuất xứ). Trong giao dịch thương mại quốc tế, Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ngày càng được sử dụng phổ biến.

Chính phủ Nga đang tăng cường kiểm sốt ở tất cả các cơng đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các nguy cơ ô nhiễm sinh học, hóa học và mơi trường lên thực phẩm. Truy xuất (truy tìm nguồn gốc sản phẩm) là khả năng theo dõi sự di chuyển của thực phẩm qua các công đoạn nhất định trong việc sản xuất, chế biến và phân phối.

Yêu cầu chung về bao gói và ghi nhãn

Nhãn của hạt điều nhân phải được viết bằng tiếng Anh và phải bao gồm các thông tin sau: Tên sản phẩm; Mã nhận dạng của sản phẩm; Nước xuất xứ; Phân loại; Khối lượng tịnh tính bằng kg; Đối với hạt điều nhân được chứng nhận: tên/mã của cơ quan kiểm tra và số chứng nhận.

Chứng nhận thương mại công bằng (Fairtrade)

Fairtrade International (FLO) là tổ chức chứng nhận và thiết lập tiêu chuẩn hàng đầu về công bằng thương mại. Các sản phẩm mang nhãn Fairtrade cho thấy rằng các nhà sản xuất đã được FLOCERT (đơn vị chứng nhận được công nhận cho Fairtrade) đánh giá.

Các tiêu chuẩn về chứng nhận tự nguyện bền vững

Bên cạnh các quy định và TBT tiêu chuẩn về chất lượng cũng như quy định về an tồn thực phẩm, hạt điều bóc vỏ của Việt Nam cịn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chứng nhận tự nguyện bền vững trong hiệp định với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) như:

 Chứng nhận hệ thống quản lý về môi trường ISO 14001

 Chứng nhận xã hội (chứng nhận về công bằng thương mại và chứng nhận hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - SA 8000)

 Chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000

 Chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt (GAP - EuroGap/Global Gap) và chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP)

 Chứng nhận chất lượng thực phẩm đặc trưng (chỉ dẫn địa lý GI)

 Chứng nhận về môi trường bao gồm chứng nhận về nông nghiệp hữu cơ.

 Một số chứng nhận khác: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000).

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w