MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 50)

6. Bố cục của luận văn

2.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN

2.3.1 Tăng trưởng tín dụng (LG) và rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng ngân hàng luôn được nhiều học giả quan tâm, thể hiện qua nhiều nghiên cứu liên quan. Dell’Ariccia và các cộng sự (2009) dùng số liệu từ các ngân hàng tại Croatia từ 2001 – 2006 để nghiên cứu quan hệ giữa khủng hoảng tín

dụng thế chấp thứ cấp hiện tại dẫn đến việc giảm chuẩn cho vay khi cấu trúc của thị trường này đang mở rộng và thay đổi nhanh chóng khiến hoạt động cho vay càng khó kiểm sốt hơn.

Trước đây, hoạt động cho vay chỉ tập trung vào một nhóm ngành nghề nhất định, khách hàng cũng chỉ là một nhóm ít người mà ngân hàng nắm rõ hoạt động kinh doanh, đối tượng cho vay cũng gói gọn trong vài mục đích vay đơn giản, dễ kiểm sốt. Theo q trình phát triển cùng với sự cạnh tranh và mở rộng mạng lưới ngân hàng, hoạt động cho vay trở nên đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Ngân hàng mở rộng đầu tư kinh doanh chứng khốn và bất động sản rất khó kiểm sốt.

Khi sản phẩm cho vay và khách hàng trở nên đa dạng và phức tạp, ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay hơn nữa bằng cách chứng khoán hoá các khoản cho vay của mình. Trong nghiên cứu tại Croatia, các tác giả thấy tiêu chuẩn tín dụng sụt giảm nhiều ở những khu vực có tăng trưởng tín dụng cao. Họ nhận thấy tăng trưởng tín dụng nhanh đồng nghĩa với nới lỏng chính sách cho vay.

Với dữ liệu thu thập từ các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985- 1997, Salas và Saurina (2002) thấy các thành phần trong danh mục cho vay cũng tác động đến rủi ro tín dụng. Theo họ, các khoản đầu tư vào bất động sản có mức rủi ro cao nhất, kế đến là các khoản vay thương mại, sản xuất và cuối cùng là các khoản vay đảm bảo bằng bất động sản của hộ gia đình.

Liz và các cộng sự (2000), khi nghiên cứu chu kỳ phát triển kinh tế, đã thấy tăng trưởng tín dụng thường đi kèm với chu kỳ phát triển kinh tế. Tín dụng sẽ có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP khi kinh tế thuận lợi và giảm nhanh hơn đà giảm GDP khi kinh tế suy thoái.

Hiện tượng này có thể được giải thích bằng quy luật cung – cầu. Cầu phụ thuộc nhiều vào khuynh hướng đầu tư, tiêu dùng của nền kinh tế và lãi suất cho vay của ngân hàng. Cung phụ thuộc chủ yếu vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có xu hướng nới lỏng điều kiện tín dụng, tích lũy rủi ro để bộc phát lúc kinh tế suy thoái.

Các khoản cho vay có chất lượng thấp sẽ chịu tổn thất trong điều kiện kinh tế khó khăn với độ trễ 3 năm.

Căn cứ theo cách tính rủi ro tín dụng mong đợi do Uỷ ban giám sát hệ thống ngân hàng Basel đề xuất, nếu ngân hàng tăng trưởng bằng các khoản vay tốt (có hệ số rủi ro thấp) thì rủi ro tín dụng của ngân hàng khơng những khơng tăng mà cịn có khuynh hướng giảm. Keeton (1999) cho rằng tăng trưởng tín dụng có thể làm tăng rủi ro tín dụng hoặc làm giảm rủi ro tín dụng tùy vào nguyên nhân tăng trưởng tín dụng.

Hầu hết lý do giải thích mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng đều liên quan đến sự dịch chuyển đường cung, tức là cầu tín dụng khơng đổi nhưng ngân hàng vẫn muốn cho vay nhiều hơn. Ngân hàng thực hiện điều này bằng 2 cách: giảm lãi suất cho vay mới hoặc hạ tiêu chuẩn xét duyệt cho vay. Không thể giảm lãi suất vì sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và sẽ bị cổ đơng phản đối. Chỉ cịn cách hạ chuẩn cho vay như giảm tiêu chuẩn tài sản đảm bảo, chấp nhận khách hàng có lịch sử tín dụng khơng tốt hoặc giảm bớt chứng cứ về dòng thu nhập đảm bảo cho khoản vay. Tăng trưởng tín dụng theo cách này làm tăng rủi ro tín dụng, dẫn đến trích lập dự phịng cao hơn trong tương lai cho các khoản vay mới này.

Tăng trưởng tín dụng có thể làm giảm rủi ro tín dụng cho tồn bộ dư nợ vay nếu khơng bắt nguồn từ việc tăng nguồn cung, mà từ việc tăng cầu tín dụng hoặc tăng sản lượng sản xuất. Tăng trưởng tín dụng do tăng sản lượng sản xuất trong nền kinh tế, đòi hỏi khách hàng bỏ thêm vốn kinh doanh theo nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Tăng cầu tín dụng do khách hàng muốn tăng tỷ trọng vốn ngân hàng trong tổng vốn kinh doanh. Trường hợp này xảy ra khi chi phí góp thêm vốn chủ sở hữu hoặc huy động từ thị trường vốn cao hơn lãi vay ngân hàng. Khi cầu tín dụng tăng cao, ngân hàng thường tăng lãi suất cho vay hoặc nâng chuẩn xét duyệt tín dụng.

2.3.2 Qui mơ ngân hàng (SIZE) và rủi ro tín dụng.

Qui mô ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng cũng được quan tâm nghiên cứu ở nhiều khu vực trên thế giới. Tác giả đề nghị quan hệ âm giữa qui mô ngân hàng và rủi ro tín dụng. Về lý thuyết, ngân hàng lớn ln muốn mức rủi ro thấp và nó đủ khả năng nắm giữ danh mục cho vay được đa dạng hoá tối ưu, để giữ rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Các nghiên cứu của Cebenoyan và cộng sự (1999) và Megginson (2005) đều tìm ra kết quả quan hệ nghịch chiều giữa rủi ro tín dụng và qui mơ ngân hàng. Họ giải thích rằng, các ngân hàng lớn thường có hệ thống quản lý rủi ro tốt và đương nhiên có nhiều cơ hội nắm giữ danh mục cho vay ít rủi ro nhất.

Tác giả lại kỳ vọng kết quả ngược với các nghiên cứu trên vì đa số các ngân hàng Việt Nam có dư nợ lớn khơng đa dạng hóa danh mục cho vay mà chủ yếu nhờ cho các Tổng Cơng ty Nhà nước và các tập đồn lớn như Vinashin vay vốn. Các doanh nghiệp này ln có ưu thế của khách hàng lớn, buộc các ngân hàng phải cho vay ưu đãi. Các khoản vay này tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng.

2.3.3 CIR và rủi ro tín dụng

Đánh giá người vay là yếu tố quan trọng trong chính sách tín dụng hiệu quả. Berger và De Young (1997) đã kiểm tra ảnh hưởng của hiệu quả chi phí lên rủi ro tín dụng. Họ thấy hiệu quả chi phí làm giảm các khoản nợ xấu và kết luận rằng: Hiệu quả chi phí có thể là chỉ số quan trọng cho các khoản nợ xấu trong tương lai và rủi ro của ngân hàng. Các ngân hàng kém hiệu quả sẽ chịu áp lực lớn từ rủi ro tín dụng. Tương tự như vậy, Hess và các cộng sự (2008) cũng chọn chỉ số CIR là một trong những nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng để nghiên cứu. Kết quả từ nghiên cứu của ông cũng cho thấy các ngân hàng kém hiệu quả có mức rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Vì vậy, Luận văn cũng mong đợi mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và CIR.

2.3.4 EBP và rủi ro tín dụng

Hess và cộng sự (2008) cho rằng, lãnh đạo ngân hàng có khuynh hướng chuyển kết quả kinh doanh tốt hoặc xấu trong năm hiện tại sang niên độ tiếp theo, thơng qua việc trích lập dự phòng để điều chỉnh lợi nhuận của năm hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)