Lượng hóa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 44)

Quy mô của doanh nghiệp (Size):

Quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng giá trị logarith của tổng tài sản. Quy mơ doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ thuận (dương) với nợ vay, bởi vì các doanh nghiệp lớn thường có rủi ro phá sản thấp và có chi phí phá sản thấp. Các nghiên cứu của Wiwattnakantang (1999), Huang và Song (2002) và Chen (2004) ở các nước đang phát triển, nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) và Rajan và Zingales (1995) ở các nước phát triển cho thấy quy mô của doanh nghiệp và địn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận (dương). Mặt khác, nghiên cứu của Beven và Danbolt (2002) lại cho thấy quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn.

Tốc độ tăng trưởng (Growth opportunities):

Thường được đo lường bằng chỉ số Tobin’s Q (tỷ lệ giá trị thị trường/ giá trị sổ sách của tổng tài sản tuy nhiên do hạn chế về số liệu nên trong nghiên cứu này chỉ sử dụng tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản.

Theo lý thuyết nếu tài sản trên sổ sách gia tăng có thể doanh nghiệp mua thêm tài sản để mở rộng quy mơ sản xuất. Dẫn đến tài sản có thế chấp được gia tăng thêm nên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay mới.

Lợi nhuận (ROA – ROE):

ROA được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản. Trong khi đó ROE được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thuế (Tax):

Được đo bằng thuế suất thực phải nộp. Các doanh nghiệp có mức thuế nộp cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để được lợi từ tấm chắn thuế.

Địn bẩy tài chính (Lev):

Được đo lường bằng giá trị sổ sách của Tổng nợ trên tổng tài sản, Nợ dài hạn trên tổng tài sản và Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản.

Tài sản hữu hình (Tangibility):

Tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với địn bẩy tài chính, vì các chủ nợ thường địi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay”. Hơn nữa các giá trị thanh lý của doanh nghiệp cũng tăng lên khi có tài sản cố định hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp phá sản.

Và được đo lường bằng: Tổng tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản.  Tính thanh khoản (Liquidity):

Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động /tổng nợ ngắn hạn. Tính thanh khoản này có tác động (dương) hoặc (âm) đến quyết định cấu trúc vốn. Thứ nhất, các doanh nghiệp có tỷ lệ thanh khoản cao có thể sử dụng nhiều nợ vay do doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ vay ngắn hạn khi đến hạn. Như vậy có nghĩa là tính thanh khoản của doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận (dương) với nợ vay. Mặt khác, các doanh nghiệp có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Do vậy, tính thanh khoản doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ nghịch (âm) với địn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 44)