Giai đoạn suy thoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên hose (Trang 76 - 78)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC

3.2. Cần xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với từng giai đoạn sống của doanh

3.2.4. Giai đoạn suy thoái

Các phát sinh tiền mặt dương mạnh mẽ của giai đoạn sung mãn khơng thể kéo dài mãi vì nhu cầu sản phẩm cuối cùng cũng giảm dần, DN bước vào giai đoạn suy thối. Tuy nhiên DN có thể duy trì được dịng tiền thuần trong giai đoạn suy thoái nếu biết điều chỉnh chiến lược kinh doanh thích hợp. Rủi ro kinh doanh thấp dẫn đến mơ hình chiến lược tài chính tổng thể cho giai đoạn này là tỷ lệ tài trợ nợ tăng

cao dựa trên giá trị có thể thực hiện được cuối cùng của các tài sản của công ty.

Trong giai đoạn suy thối, DN khơng cần huy động nhiều vốn để đầu tư nên nợ vay

không phải dùng để đầu tư mà có thể dùng để tạo ra tiền mặt, dùng cho việc chi trả cho cổ đông tốt hơn sau này.

Trong giai đoạn này, lợi nhuận mong đợi từ tái đầu tư của DN thường thấp hơn mức mà cổ đơng địi hỏi. Mặt khác, dịng tiền trong giai đoạn này khá nhàn rỗi do sụt

giảm qui mơ đầu tư và dịng tiền từ khấu hao do tái đầu tư không hiệu quả cũng

được dùng phân phối cho cổ đơng. Chính sách cổ tức trong giai đoạn này là chi trả ở

mức rất cao, tỷ lệ chi trả có thể bằng tổng số lợi nhuận và khấu hao. Chính sách cổ

Bảng 3.4 : Các thơng số chiến lược tài chính giai đoạn suy thoái

Rủi ro kinh doanh Thấp Rủi ro tài chính Cao

Nguồn tài trợ Nợ

Chính sách cổ tức Tỷ lệ chi trả toàn bộ Triển vọng tăng trưởng tương lai Âm

Tỷ số giá thu nhập (P/E) Thấp Thu nhập trên mỗi cổ phần

(EPS)

Thấp và giảm dần

Giá cổ phần Giảm và tăng trong biến động

Thực tế, nếu công ty áp dụng một chiến lược tài chính thích hợp, giai đoạn suy thối của vịng đời và việc thanh lý cuối cùng của công ty không nhất thiết làm giảm giá trị tài sản của cổ đơng mà có thể làm gia tăng giá trị doanh nghiệp và làm lợi được cho các cổ đông như phát hành đặc quyền với chiết khấu cao, giảm tỷ lệ nợ, tái cấu trúc chi phí,…

Tóm lại, DN cần định vị được giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống căn cứ vào các đặc trưng về luồng tiền của DN. Mặc dù trong thực tế, việc xác định chính xác chu

kỳ sống của DN là khó khăn do chu kỳ sống của DN là một chuỗi các chu kỳ nối tiếp nhau. Nhưng nhìn tổng thể, một DN sẽ có những giai đoạn phát triển như trên. Trong mỗi giai đoạn, chính sách cổ tức như đề nghị cần phải là giải pháp chiến lược,

kết hợp với biện pháp tình thế là các hình thức trả cổ tức khác nhưng chỉ ở mức thấp hợp lý.

Hiện nay, các công ty niêm yết của Việt Nam được xác định hầu hết là đang trong giai đoạn tăng trưởng. Công ty cần huy động lượng vốn lớn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do đó định hướng chung chính sách cổ tức phù hợp nhất đó là khơng chia cổ tức tiền mặt hoặc trả cổ tức rất thấp, tùy theo đặc điểm của từng DN. Đồng thời công ty kết hợp trả cổ tức danh nghĩa bằng biện pháp chia cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng nhưng phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất, nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, không phát hành cổ phiếu tràn lan tạo gánh nặng trả cổ tức cho ban điều hành trong tương lai và có thể mất quyền kiểm sốt cơng ty.

Xây dựng chính sách cổ tức chuẩn mực chung cho tất cả các cơng ty trong mọi thời

điểm là khơng thể vì chính sách cổ tức phải gắn liền với những chiến lược đầu tư cụ

thể của công ty trong tương lai. Mỗi cơng ty khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng, và chịu tác động bởi những nhân tố khác nhau. Trong từng hồn cảnh, từng giai

đoạn cơng ty sẽ có chiến lược kinh doanh riêng. Như vậy, mỗi cơng ty sẽ thiết lập

cho mình một chính sách cổ tức riêng phù hợp với đặc điểm và giai đoạn phát triển của công ty. Nhưng đồng thời phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản trong chính sách cổ tức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên hose (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)