CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
2.3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CTNY TRÊN HOSE
2.3.5. Các vấn đề phát sinh khác
2.3.5.1. Tính minh bạch trong cơng bố về tình hình tài chính của DN
Nhiều doanh nghiệp cơng bố hoạt động có lãi nhưng sau khi kiểm tốn vào cuộc thì con số đó giảm mạnh, thậm chí chuyển sang lỗ với mức chênh lệch rất lớn. Điển
hình là CTCP Hàng hải Đông Đơ (DDM), báo cáo tài chính đã kiểm tốn năm 2010 của cơng ty này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty năm ngối lỗ 74,32 tỷ
đồng nhưng trước đó, cơng ty này đã đưa ra báo cáo với kết quả hoạt động năm
2010 lãi 473 triệu đồng. Nhưng DDM không phải là trường hợp từ lãi biến thành lỗ
đầu tiên trên thị trường chứng khốn, càng khơng phải là một ngoại lệ hiếm hoi. Kết
thúc năm 2008, thống kê của trang web Stox.vn cho thấy, trong 357 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn, ít nhất 194 doanh nghiệp có sự chênh lệch về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, trước và sau khi kiểm toán, trong đó 47 doanh nghiệp có sự chênh lệch lên tới trên 50%. Trong BCTC năm 2010, tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp sau kiểm tốn mức lãi đã giảm mạnh 30-50%. Có thể kể đến CTCP Thủy hải sản Việt Nhật (VNH) lợi nhuận rịng năm 2010 sau kiểm tốn chỉ cịn 2,92 tỷ đồng (thay vì mức cơng bố trước đó là 6,85 tỷ đồng). Ngay cả doanh nghiệp lớn như Tập đồn Masan (MSN) cũng có sự chênh lệch lớn. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của MSN năm 2010 sau khi kiểm tốn cịn 2.283 tỷ đồng, giảm 351,8 tỷ đồng (tương ứng giảm 13,4%). Sở dĩ có sự chênh lệch lợi nhuận trong báo cáo tài chính trước và sau soát xét của doanh nghiệp, trước hết do thị trường chưa có hình thức kỷ luật nào về sai sót này, nên doanh nghiệp khơng thấy có trách
nhiệm phải làm thật chuẩn mực. Họ chỉ cố nộp báo cáo tài chính cho đúng hạn để tránh bị phạt, cịn thơng tin trong báo cáo tài chính liệu đã chuẩn xác chưa thì tính sau. Sau đó có lẽ áp lực lợi nhuận từ phía cổ đơng mới khiến doanh nghiệp cứ phải tìm cách làm sao nâng lợi nhuận lên. Nếu cổ đơng quan tâm đến dịng tiền để đánh giá doanh nghiệp có lẽ doanh nghiệp không đến mức phải "thổi" lợi nhuận lên như thế.
2.3.5.2. Chậm trễ trong việc công bố thông tin và thiếu các quy định xử lý rõ ràng
Hoạt động công bố thông tin trên TTCK được quy định cụ thể tại Nghị định 144/NĐ-CP và Thông tư 57/2004/TT-BTC. Việc công bố thông tin của doanh nghiệp (DN) đến nhà đầu tư và các cổ đông là một khâu quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc công bố thơng tin của các DN khơng đồng đều, có DN cơng bố rất tốt nhưng cũng có DN chưa coi trọng việc công bố thông tin đến các nhà đầu tư, và cơ quan quản lý chỉ nhắc nhở khi doanh nghiệp chậm công bố thông tin
khiến cho NĐT cảm thấy không được cơ quan quản lý bảo vệ. Điển hình là DVD chậm cơng bố Báo cáo thường niên năm 2010; Báo cáo tài chính kiểm tốn năm 2010 (Mẹ và Hợp nhất); Báo cáo tài chính quý 4 năm 2010 (Hợp nhất), quý 1 năm 2011 (Mẹ và Hợp nhất) và quý 2 năm 2011 (Mẹ); Báo cáo tình hình quản trị cơng ty quý 4 năm 2010, quý 1 năm 2011 và q 2 năm 2011... nhưng HOSE cũng chỉ có cơng văn nhắc nhở mà khơng có một biện pháp chế tài mạnh nào để NĐT thận trọng hơn trong giao dịch CP này. Thậm chí, ngay cả khi tịa án chấp thuận cho mở thủ tục phá sản đối với DVD thì HOSE vẫn khơng hề hay biết. Và một số doanh
nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ
đông, đây là cách các hội đồng quản lý sử dụng cổ tức như một cách thức để xoa dịu
cổ đông trong khi công ty kinh doanh kém hiệu quả. Việc chia cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông, trái với Luật doanh nghiệp nhưng lại không bị xử lý. Việc này sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp, giảm khả năng huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu, giảm tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, tác giả trình bày những nội dung chính như sau:
- Thống kê về thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE giai
đoạn 2007 – 2010. Qua đó, cho thấy hình thức chi trả cổ tức được áp dụng đa dạng
nhưng chủ yếu vẫn là hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty niêm yết tập trung nhiều nhất ở mức từ 40% - 60%, tỷ lệ này là khó đảm bảo cho quá trình đầu tư mở rộng sản xuất để xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh, cạnh tranh với các doanh nghiệp có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
- Tiếp theo, xây dựng mơ hình hồi quy kiểm định các nhân tố tác động đến chính
sách cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
đã cho thấy có 3 nhân tố tác động đến chính sách cổ tức và ba nhân tố khơng có mối
tương quan đến chính sách cổ tức (khơng có ý nghĩa thống kê). Trong 3 nhân tố tác
động đến chính sách cổ tức thì lợi nhuận là nhân tố tác động dương và mạnh nhất đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp.
- Cuối cùng, phân tích những bất cập nổi bật trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trong thời gian qua. Từ đó, các cơng ty sẽ có những đánh giá rõ ràng hơn về chính sách cổ tức hiện tại của cơng ty mình và có những định
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY XỰNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TỐI ƯU TRONG DOANH NGHIỆP
Qua khảo sát và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các
doanh nghiệp niêm yết trên HOSE cho thấy chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chịu tác động bởi yếu tố lợi nhuận cịn các yếu tố khác tác động khơng
đáng kể. Từ đó, dẫn đến những bất cập trong việc chi trả cổ tức của doanh nghiệp
như đã trình bày ở chương 2. Nhằm khắc phục những bất cập trong việc chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trong thời gian vừa qua và góp phần giúp các cơng ty niêm yết nói riêng và các cơng ty cổ phần nói chung có những định hướng cho sự lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp trong tương lai, tôi xin đưa ra một số những gợi ý sau:
3.1. Cần đặc biệt chú trọng nhân tố lợi nhuận trong xây dựng chính sách cổ tức của cơng ty.
Qua phân tích cho thấy cổ tức và lợi nhuận có quan hệ chặt chẽ với nhau, và lợi nhuận là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Vì vậy khi xây dựng chính sách cổ tức phải căn cứ vào tình hình lợi nhuận của cơng ty. Nhưng trích với tỷ lệ bao nhiêu và phân chia dưới hình thức nào là tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và những thay đổi trong lợi nhuận tạm thời sẽ khơng tác động gì đến chi trả cổ tức vì cổ tức thường thay đổi theo sau những thay đổi trong lợi nhuận ổn định và kéo dài. Hiện tại, hai mơ hình trả lợi tức cổ phần phổ biến là mơ hình lợi tức cổ phần
ổn định và mơ hình lợi tức cổ phần thặng dư. Với mơ hình lợi tức cổ phần ổn định,
chính sách cổ tức ổn định đưa ra tín hiệu về sự ổn định trong kinh doanh của cơng ty. Nếu cơng ty có lợi nhuận ổn định thì nên xây dựng chính sách cổ tức ổn định, và sẽ tạo dựng hình ảnh tốt cho cơng ty nếu duy trì được. Với mơ hình lợi tức cổ phần thặng dư, lợi nhuận dành trả lợi tức chỉ là phần còn lại sau khi dành đủ lợi nhuận cho nhu cầu tái đầu tư hoặc trả nợ. Các doanh nghiệp nên sử dụng mơ hình này trong trường hợp cơng ty đang có nhiều cơ hội đầu tư, tăng trưởng tốt hơn đầu tư ra ngoài
doanh nghiệp. Mọi mơ hình ưu tiên trả lợi tức cổ phần trước hay giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư đều có ưu điểm và nhược điểm của nó. Tất nhiên, nếu để đạt được mục đích trước mắt thì phải hy sinh một số lợi ích dài hạn và ngược lại. Tùy thuộc vào
từng doanh nghiệp để thực hiện chính sách lợi tức phù hợp. Trong điều kiện hiện nay, các công ty không nên sử dụng quá nhiều lợi nhuận cho việc chi trả cổ tức để “đánh bóng” hình ảnh của cơng ty mà nên hài hịa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, đặc biệt là không chạy theo thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư ngắn hạn. Các công ty nên theo
đuổi một chính sách cổ tức ổn định, nhất quán; nên theo đuổi một chính sách cổ tức
an tồn: có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý cho cổ đông, đồng thời đảm bảo một tỷ lệ lợi
nhuận tái đầu tư để duy trì sự tăng trưởng bền vững của cơng ty. Công ty nên đặt ra mục tiêu trong dài hạn về tỷ lệ thanh toán cổ tức trên thu nhập, tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức ngay cả khi cơng ty có cơ hội đầu tư tốt và nên duy trì hệ số nợ tối ưu của cơng ty theo cơ cấu vốn mục tiêu.
3.2. Cần xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với từng giai đoạn sống của doanh nghiệp nghiệp
Chính sách cổ tức chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong đó có lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, tính thanh khoản,.... Những yếu tố này sẽ khác nhau ở những giai đoạn khác nhau. Vì vậy, các giám đốc tài chính phải hiểu rõ
đặc điểm của từng giai đoạn từ đó xây dựng chính sách cổ tức phù hợp.
3.2.1. Giai đoạn khởi sự
Giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh doanh thì rủi ro kinh doanh ở mức cao nhất do tùy thuộc vào khả năng sản xuất mới, sản lượng tiêu thụ thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao và thị phần nhỏ bé. Các dòng tiền thu vào từ doanh thu khơng chỉ thấp mà cịn chậm, trong khi chi phí nghiên cứu và phát triển rất cao, chi phí hoạt động
thường xun lớn nên dịng tiền trong những năm đầu rất thấp thậm chí âm. Rủi ro kinh doanh cao đòi hỏi rủi ro tài chính đi kèm giữ ở mức thấp. Chỉ cần cơng ty huy
động một tỷ lệ tài trợ nợ vay ở mức thấp cũng dẫn đến rủi ro phá sản hoàn toàn cao.
mới dám chấp nhận đầu tư vào công ty. Các nhà đầu tư vốn mạo hiểm đầu tư vào công ty trên lý thuyết là không quan tâm đến việc nhận cổ tức giai đoạn này, họ đầu tư vì kỳ vọng tỷ suất sinh lợi cao thơng qua lãi vốn. Chính sách cổ tức đề nghị cho công ty mới
khởi sự là không chia cổ tức tiền mặt, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng 0
Bảng 3.1 : Các thông số chiến lược tài chính giai đoạn khởi sự
Rủi ro kinh doanh Rất cao Rủi ro tài chính Rất thấp Nguồn tài trợ Vốn mạo hiểm Chính sách cổ tức Tỷ lệ trả cổ tức: 0 Triển vọng tăng trưởng tương lai Rất cao
Tỷ số giá thu nhập (P/E) Rất cao
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Danh nghĩa hoặc âm
Giá cổ phần Tăng nhanh hoặc biến động cao
Như vậy, giai đoạn khởi sự là giai đoạn cơng ty có nhiều triển vọng tăng trưởng trong tương lai nhưng lợi nhuận rất thấp, dịng tiền rất thấp và có thể âm, rủi ro kinh doanh rất cao, đi kèm là rủi ro tài chính rất thấp (D/E thấp), cổ đơng của cơng ty là các nhà
đầu tư vốn mạo hiểm, họ quan tâm đến lãi vốn hơn là cổ tức nên tỷ lệ chi trả cổ tức
bằng 0 là thích hợp.
Một khi sản phẩm mới được tung ra thị trường một cách thành công, nhu cầu đối với sản phẩm của công ty tăng cao tạo nên sự tăng trưởng trong doanh thu, lợi nhuận và tài sản. Rủi ro kinh doanh cuả cơng ty đã giảm nhưng cịn cao trong suốt thời gian tăng trưởng nhanh nên nguồn tài trợ phải đảm bảo giữ mức độ rủi ro tài chính ở mức thấp, xác định đó tiếp tục là nguồn vốn cổ phần. Thêm vào đó là sự thoái vốn của các nhà đầu tư mạo hiểm nên cơng ty cần tìm kiếm thêm các nhà đầu tư vốn cổ phần mới. Biện pháp hữu hiệu thường sử dụng là phát hành rộng rãi chứng khoán của cơng ty. Bên cạnh tình hình kinh doanh tốt và tuân thủ điều kiện niêm yết, các
cơng ty cịn cần nghiên cứu để lựa chọn thời điểm thích hợp để IPO.
Bảng 3.2 : Các thông số chiến lược tài chính giai đoạn tăng trưởng
Rủi ro kinh doanh Cao Rủi ro tài chính Thấp
Nguồn tài trợ Các nhà đầu tư vốn cổ phần tăng
trưởng
Chính sách cổ tức Tỷ lệ trả danh nghĩa Triển vọng tăng trưởng tương lai Cao
Tỷ số giá thu nhập (P/E) Cao Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Thấp
Giá cổ phần Tăng nhưng dễ biến động.
nghĩa vì cơng ty cần duy trì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại ở mức cao để gia tăng thị phần và
phát triển tổng quy mô thị trường. Cơng ty nên tiến hành các hình thức chi trả cổ
tức bằng cổ phiếu hay chia nhỏ cổ phần. Đối với công ty tăng trưởng cách làm này
sẽ làm cho nguồn vốn cổ phần vẫn nằm ở cơng ty, thậm chí cịn tăng cao do giá cổ
phần tăng cao. Trong giai đoạn này, giữ lại tồn bộ lợi nhuận vẫn khơng ln ln cung
ứng đầy đủ vốn để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của cơng ty. Vì vậy, có thể có nhu cầu
huy động vốn tùy từng lúc. Để có thể đạt được mục tiêu huy động vốn cổ phần mới tăng thêm và đảm bảo được quyền lợi các cổ đông hiện tại công ty nên phát hành các
đặc quyền mua cổ phần mới với giá thấp hơn giá thị trường cho các cổ đông hiện tại.
3.2.3. Giai đoạn bão hòa
Sau thời kỳ tăng trưởng cao, công ty bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định và tiến tới bão hòa. Doanh thu vẫn tăng trưởng nhưng với tỷ lệ giảm dần, tỷ suất sinh lời trên tài sản giảm vì có nhiều đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường và tìm cách chiếm thị phần. Kết thúc thời kỳ tăng trưởng được đánh dấu bằng một cuộc cạnh tranh giá cả mạnh mẽ giữa các DN vẫn còn năng lực thặng dư lớn. Chiến lược kinh doanh lúc này là duy trì thị phần và cải tiến hiệu quả hoạt động.
Rủi ro kinh doanh giảm xuống mức trung bình làm rủi ro tài chính tăng tương ứng, cao hơn hai giai đoạn đầu. Dòng tiền thuần trong giai đoạn này tăng lên dương đáng kể và tốc độ tăng trưởng tài sản chậm lại. Công ty khơng cịn nhiều cơ hội đầu tư có tỷ suất sinh lợi vượt mức cổ đơng kỳ vọng trong khi cơng ty có thể dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài hơn. Như vậy, trong giai đoạn này công ty cần thay đổi chiến lược tài trợ và chính sách phân phối. Từ việc tài trợ hầu như hoàn toàn bằng vốn cổ phần nên chuyển sang kết hợp với một tỷ lệ ngày càng tăng tài trợ nợ. Dòng tiền dương, việc tài trợ bằng vốn vay có khả năng khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
giúp cơng ty có khả năng chi trả cổ tức cao hơn cho cổ đơng, cịn các cổ đơng địi hỏi cổ tức gia tăng vì triển vọng tăng trưởng trong tương lai thấp hơn nhiều so với các giai
đoạn trước thì chính sách cổ tích thích hợp cho giai đoạn này là chia cổ tức tiền mặt
Bảng 3-3 : Các thơng số chiến lược tài chính giai đoạn bão hịa