Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên hose (Trang 78)

STT Yếu Tố Biến Động Mức Cổ Tức 1 Các điều khoản hạn chế Càng nhiều Càng thấp 2 Khả năng thanh toán Càng lớn Càng cao 3 Nguồn vốn sẵn có Càng nhiều Càng cao 4 Tính ổn định của thu nhập Càng ổn định Càng cao 5 Cơ hội đầu tư Càng nhiều Càng thấp

6 Lạm phát Càng cao Càng thấp

7 Đặc điểm của cổ đông Càng nghèo Càng cao 8 Tín hiệu thơng tin Càng nhiều Càng thấp

- Hai là có thể 1 chính sách cổ tức khó có thể làm hài lịng được tất cả các cổ đông.

Nhưng công ty phải cân nhắc được lợi ích của tồn cơng ty với lợi ích của từng nhóm cổ đơng. Ngồi ra, cơng ty cũng phải dung hịa được lợi ích giữa cổ đơng và ban quản lý, lợi ích giữa cổ đơng và chủ nợ.

- Ba là cơng ty có thể kết hợp các hình thức chi trả cổ tức khác nhau. Khi nói đến

phương thức chi trả cổ tức, người ta thường nghĩ ngay đến 3 phương thức: cổ tức tiền mặt, cổ tức bằng cổ phiếu và cổ tức bằng tài sản. Ngoài ra, một số phương thức như: cổ phiếu thưởng, mua lại cổ phần,… cũng có tính chất như một việc chi trả cổ tức. Việc sử dụng đa dạng hóa các phương thức chi trả cổ tức vừa giúp các nhà quản lý linh hoạt trong việc lựa chọn chính sách cổ tức vừa giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn danh mục cổ phiếu của mình sao cho phù hợp với dịng tiền cũng như chiến lược đầu tư ngắn hay dài hạn của mình. Từ đó tạo ra hoạt động

mua bán phong phú, đa dạng và sôi động trên thị trường chứng khốn.

- Bốn là cơng ty cần có một chính sách cổ tức an tồn, nhất qn, ngay cả trong trường hợp lợi nhuận hoạt động giảm. Một chính sách cổ tức an tồn khơng đồng

nghĩa với một chính sách cổ tức thấp. Chính sách cổ tức thấp đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại. Nếu tiền mặt tích lũy từ lợi nhuận giữ lại quá lớn thì

khiến cho nhà đầu tư suy diễn là công ty bế tắc trong sự tăng trưởng và cơng ty lãng phí do giữ tiền mặt quá nhiều ảnh hưởng không tốt lên giá trị cổ phiếu của

cơng ty.

- Năm là cần có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý sao cho vừa thoả mãn được nhu cầu có một

nguồn thu nhập ổn định, nhất qn của cổ đơng (hiệu ứng nhóm khách hàng) vừa

đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những nhu cầu đầu tư bình

thường nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty.

- Sáu là tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức, cho dù cơng ty đang có một cơ hội đầu

tư tuyệt vời. Những cổ đơng quan tâm đến dịng thu nhập tương lai ổn định và đáng tin cậy từ cổ tức sẽ rất quan tâm đến sự thay đổi chính sách cổ tức đột ngột

của cơng ty, đặc biệt là khi cổ tức bị cắt giảm với lý do là dùng lợi nhuận giữ lại để

đầu tư vào một dự án mới tạo giá trị gia tăng cho công ty trong tương lai. Trong

trường hợp như thế, để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư này, công ty nên chọn giải pháp đi vay hay phát hành cổ phiếu mới. Nếu vì một lý do nào đó cơng ty khơng thể huy

động đủ vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài mà buộc phải cắt giảm cổ tức, thì cơng ty

cần phải cung cấp thơng tin đầy đủ và giải thích một cách rõ ràng cho các nhà đầu tư biết về chương trình đầu tư sắp tới cũng như nhu cầu tài chính cần thiết để tài trợ cho dự án đó.

3.4. Một số giải pháp hổ trợ

3.4.1. Xây dựng chính sách cổ tức dưới tác động của thuế.

Đối với một cơng ty có tiền mặt dơi dư, quyết định chi trả cổ tức sẽ phụ thuộc vào

thuế suất thu nhập công ty và thuế suất thu nhập cá nhân. Nếu tất cả những yếu tố khác không thay đổi, khi thuế suất thu nhập cá nhân cao hơn thuế suất thu nhập cơng ty, cơng ty sẽ có động cơ khiến họ muốn giảm tỷ lệ chi trả cổ tức. Tuy nhiên, nếu thuế suất thu nhập cá nhân thấp hơn thuế suất thu nhập công ty, công ty sẽ có động cơ khiến họ muốn chi trả tiền mặt dơi dư dưới hình thức cổ tức. Với luật thuế thu nhập của Việt Nam quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, thuế suất thuế thu

chuyển nhượng vốn là 0,1% trên giá bán và 20% trên thu nhập chịu thuế. Đang

khuyến khích các doanh nghiệp chi trả cổ tức hơn là giữ lại lợi nhuận cịn nếu giữ lại lợi nhuận cơng ty phải đạt một tỷ suất sinh lời đòi hỏi rất cao.

Cụ thể, giả sử cơng ty đang có 1000đ tiền mặt phụ trội. Thuế cổ tức 5%, thuế TNDN 25%, giá trị tiền tệ theo thời gian là 10%

Nếu công trả cổ tức ngay bây giờ, cổ đông sẽ nhận được 1.000đ trước thuế hay 1.000 x (1-0.05) = 950đ sau thuế

Nếu doanh nghiệp giữ lại để đầu tư và một năm sau chi trả cổ tức cho cổ đơng thì

khoản lợi nhuận sử dụng tái đầu tư phải đạt 1.393,33đ tức tỷ suất sinh lời địi hỏi

39,33%. Vì khi đó 1.393,33 x(1-25%)/(1+0,1) = 950đ

quyết định giữ lại lợi nhuận có hợp lý hay khơng ngồi phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của cơng ty cịn phụ thuộc vào phương pháp tính thuế mà nhà đầu tư lựa chọn.

Nếu nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế 20% trên thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp chi trả cổ tức tiền mặt cổ đông sẽ nộp thuế TNCN là 50đ và còn lại 950đ như trên đã phân tích và giá cổ phiếu trên thị trường sẽ giảm đi

1.000đ, tương ứng với số tiền doand nghiệp chi trả cổ tức. Nhưng nếu doanh nghiệp không chi trả cổ tức, thì giá cổ phiếu sẽ khơng giảm 1.000đ. Nếu cổ đông cần tiền, họ sẽ bán cổ phiếu này trên thị trường và có lãi vốn là 1.000 đ, nhưng thu nhập cuối cùng còn lại là 800đ vì phải nộp thuế là 200đ . Kết quả trên cho thấy thu nhập thực tế của cổ đông nếu nhận bằng cổ tức tiền mặt sẽ cao hơn (950đ so với 800đ). Như vậy để cổ đông nhận được thu nhập 1.000 đồng cổ tức bằng tiền mặt ở hiện tại (trừ thuế thu nhập cá nhân còn 950 đồng) bằng với thu nhập lãi vốn trong một năm sau thì thì khoản lợi nhuận sử dụng tái đầu tư phải đạt là 1.306,2 đ sau 1 năm, tức tỷ suất sinh lợi đòi hỏi là 30,625%. Vì khi đó: [1.306,25 x (1-20%)] = 1.045 đ và [1.045/(1+10%)] = 950 đ

Nếu nhà đầu tư chọn phương pháp tính thuế trên lại vốn là 0,1% trên giá bán.

Giả sử giá chuyển nhượng cuối năm nay là 21.000 đồng, nếu công ty dự định trả cổ tức 1.000 đồng, giá thị trường điều chỉnh giảm cịn 20.000 đồng. Khi đó thì giá chứng khoán một năm sau phải đạt 23.123 đồng tương ứng với tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của cổ

đơng là 10,1% thì cuối năm sau cổ đơng bán cổ phiếu có thể thu hồi được khoản thu

nhập tương tự. Vì với mức tăng trưởng 10% giá chứng khốn cuối năm sau sẽ là 23.123 đồng = 21.000*(1+0,1%)*(1+10%), tức bằng giá cổ phiếu nếu không chi trả cổ tức là 1.000 đồng.

Qua đó ta thấy, việc ưu tiên chọn chi trả cổ tức đứng dưới giác độ doanh nghiệp là

doanh nghiệp nên chi trả cổ tức chỉ khi công ty đạt tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất chiết khấu và nhà đầu tư nên chọn phương pháp tính lãi vốn là 0,1% trên giá chuyển nhượng đối với công ty tăng trưởng.

Nếu trả cổ tức thì nên chọn phương thức trả nào?

Hiện tại có hai phương thức trả cổ tức phổ biến là trả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phiếu. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ có lợi điểm là tiền mặt không ra khỏi công ty mà được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động. Nghĩa là tất cả các nhà đầu tư đều nhận số cổ phiếu này, tỷ lệ nắm giữ của các cổ đơng cũng khơng thay đổi. Ngồi ra,

phương thức này cũng có lợi về thuế hơn, đặc biệt nếu nhà đầu tư chọn phương thức tính thuế trên giá chuyển nhượng.

Với mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng. Giá tại thời điểm chuyển nhượng là 12.000 đồng (một năm sau). Lãi suất chiết khấu là 10%. Ta có thể so sánh qua bảng sau

Bảng 3.6. So sánh tác động thuế thu nhập của phương thức chi trả cổ tức tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu (hay cổ phiếu thưởng)

Chỉ tiêu Chi trả tiền mặt Chi trả cổ phiếu

Mức chi trả 10.000 10.000

Thuế suất 5% 20% (trên mức chênh lệch)

0,1% (trên giá chuyển nhượng)

Thuế phải nộp 500 2.000 x 20% =400 12.000 x 0,1% = 12 Hiện giá thu

nhập sau thuế 9.500

(12.000-

400)/(1+10%)=10.545

(12.000-

12)/(1+10%)=10.898

nào thì chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng có được lợi thuế cao hơn. Đặc biệt, nếu nhà

đầu tư chọn phương pháp tính thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng thì lợi thuế là cao

nhất.

Vậy phương pháp chi trả cổ tức bằng cổ phiếu kết hợp với việc lựa chọn phương pháp tính thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng có thể tối thiểu hóa mức thuế phải nộp, tạo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư. Phương pháp này cịn có điểm lợi thiết thực đối

với cơng ty là góp phần gia tăng nguồn vốn hoạt động và tăng tính thanh khoản

cho cổ phiếu. Tuy nhiên, phải chú ý đến rủi ro loãng giá cổ phiếu khi chi tả cổ tức bằng cổ phiếu.

3.4.2. Một số gợi ý khác

Một là, cơng ty cần cung cấp thơng tin rõ ràng, chính xác, kịp thời cho nhà đầu tư về chính sách của công ty. Công ty niêm yết cần phối hợp với cơ quan quản lý tuyên

truyền phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng như những lợi ích thiết thực mà cơng ty sẽ mang lại cho cổ đông khi công ty đưa ra chính sách cổ tức tăng cường nguồn vốn tích lũy, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo sự phát triển trong tương lai. Khi doanh nghiệp mạnh dạn thay đổi chính sách cổ tức, để tạo sự đồng thuận đối với các cổ đơng của mình thì Ban Quản lý cũng cần lập phương án chi trả cổ tức chi tiết, trong đó nêu rõ mục tiêu vì sao lại giảm mức cổ tức, lượng tiền được giảm sẽ sử dụng ra sao, đồng thời đánh giá hiệu quả của việc thay đổi chính sách cổ tức. Khi phương án được rõ ràng dễ hiểu thì sẽ được đơng đảo các cổ đơng hết lịng ủng hộ. Tránh suy nghĩ cắt giảm cổ tức là dấu hiệu cho thấy cơng ty đang gặp khó khăn và ban giám đốc khơng thể duy trì được chính sách cổ tức hiện tại được nữa.

Hai là, cơng ty nên hài hịa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Trong điều kiện

hiện nay, các công ty không nên sử dụng quá nhiều lợi nhuận cho việc chi trả cổ tức

để “đánh bóng” hình ảnh của cơng ty mà nên hài hịa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu

dài, đặc biệt là khơng chạy theo thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư ngắn hạn. Các cơng ty nên theo đuổi một chính sách cổ tức ổn định, nhất quán; nên theo đuổi một chính sách cổ tức an tồn: có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý cho cổ đông, đồng thời đảm bảo một tỷ

lệ lợi nhuận tái đầu tư để duy trì sự tăng trưởng bền vững của cơng ty. Công ty nên

đặt ra mục tiêu trong dài hạn về tỷ lệ thanh toán cổ tức trên thu nhập, tránh tối đa việc

cắt giảm cổ tức ngay cả khi cơng ty có cơ hội đầu tư tốt và nên duy trì hệ số nợ tối ưu của cơng ty theo cơ cấu vốn mục tiêu. Đồng thời, công ty cũng cần có biện pháp điều tra tâm lý cổ đơng của cơng ty có thích cổ tức hay khơng thích cổ tức, thích nhìn vào triển vọng phát triển của công ty và giá cổ phiếu hay cổ tức tiền mặt. Và việc lựa chọn chính sách bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu, tỷ lệ cao hay thấp còn tùy thuộc vào thị trường đang lên hay đang xuống. Trong bối cảnh thị trường đang xuống như hiện nay và đặc biệt là khi các nhà đầu tư đã khơng cịn thích thú với việc nhận thêm cổ

phiếu bằng cổ tức hay phát hành cổ phiếu do những e ngại về lỗng giá thì việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ đáp ứng được mong muốn của nhà đầu tư hơn. Tuy nhiên,

công ty cần phải xác định rõ rằng vấn đề phát triển ổn định, bền vững của công ty

trong dài hạn mới là ưu tiên hàng đầu chứ không nên dựa quá nhiều yếu tố thị trường như thời gian vừa qua.

Ba là, cần hoàn thiện cở sở pháp lý. Nâng cao năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khốn.

Cơng tác quản lý nhà nước về TTCK cũng cần phải dựa trên hệ thống thơng tin

đầy đủ, chính xác, khách quan và kịp thời. Các vi phạm trong lĩnh vực chứng

khoán cần được phát hiện và xử lý nghiêm. Có như vậy lợi ích của các nhà đầu tư mới được bảo vệ, tạo được lòng tin của nhà đầu tư đối với công ty niêm yết, các cơ quan quản lý, tạo ra một sân chơi cơng bằng và hướng tới một thị trường chứng khốn phát triển lành mạnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những bất cập trong việc lựa chọn chính sách cổ tức của doanh nghiệp được trình bày ở chương 2 và các kết quả nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng chính sách cổ tức tối ưu cho doanh

nghiệp.

- Các nhà quản trị cần có quan điểm dài hạn trong xây dựng chính sách cổ tức của cơng ty. Xây dựng chính sách cổ tức phải căn cứ vào tình hình lợi nhuận của công ty và đồng thời xác định giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của DN để có

định hướng chung cho chính sách cổ tức. Trong mỗi giai đoạn phát triển, DN sẽ lựa

chọn chính sách cổ tức phù hợp. Tuy nhiên khơng có một khn mẫu chung chính sách cổ tức cho tất cả các công ty, việc vận dụng chính sách cổ tức cần linh hoạt trên cơ sở cân nhắc lợi ích và tổn thất.

- Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra một số nguyên tắc cơ bản nhà quản lý cần nắm khi xây dựng chính sách cổ tức. Và dưới tác động của thuế thì doang nghiệp nên lựa chọn hình thức chi trả cổ tức nào để mang lại lợi ích cao nhất cho các nhà đầu tư.

KẾT LUẬN

Quyết định chi trả cổ tức là một trong ba quyết định tài chính quan trọng của doanh nghiệp nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đơng. Để có một chính sách cổ tức phù hợp các nhà quản lý phải xem xét tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu thực nghiệm

một số nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên sàn

HOSE, kết quả cho thấy lợi nhuận là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Và đây cũng chính là điểm mới của đề tài nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy có rất nhiều nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Nhưng do hạn chế về khả năng

thu thập số liệu tác giả không thể đưa hết tất cả các nhân tố vào mơ hình để khảo sát sự tác động của chúng đến chính sách cổ tức. Vì vậy, kết quả nghiên cứu khơng đáp

ứng trọn vẹn mục tiêu nghiên cứu cũng như hạn chế khả năng nhận định và đưa ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên hose (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)