Đặc điểm kinh tế vùng nghiên cứu (Trảng Bom)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của người dân bị thu hồi đất sống ở khu công nghiệp giang điền huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm kinh tế vùng nghiên cứu (Trảng Bom)

Trảng Bom là huyện mới được thành lập năm 2003, nhưng với quá trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa dẫn đến huyện có nhiều khu cơng nghiệp tập trung lớn với nhiều chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất và các dịch vụ tiện ích khác hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Huyện được đánh giá có nền kinh tế có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp. Cụ thể như báo cáo tại đại hội đảng bộ huyện lần II (giai đoạn 2005-2010) cho thấy mức tăng trưởng kinh tế cao bình qn 22,8%/năm, cơng nghiệp - xây dựng tăng 26,6%/năm; thương mại và dịch vụ tăng bình qn 20,5%/năm, sản xuất nơng nghiệp tăng 6,5%. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 là 34,4 triệu đồng (tương đương 2.439 đôla Mỹ). Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001 - 2010 có tốc độ chuyển dịch khá nhanh và đạt được những bước tiến quan trọng theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom giai đoạn 2000-2010 ĐVT: %

Ngành\Năm 2000 2005 2007 2010

Nông nghiệp 32,0 17,9 11,4 10,9

Công nghiệp 38,3 62,9 71,1 64,0

Dịch vụ 29,7 19,2 17,4 25,1

Tổng số 100 100 100 100

Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom năm 2000-2011 (ĐVT: %)

Nguồn: Phòng thống kê huyện Trảng Bom 2011

Đồ thị hình 3.1 thể hiện cơ cấu kinh tế huyện giai đoạn 2000-2010. Tỷ trọng ngành nơng nghiệp có xu hướng giảm qua các năm do: (a) Chính quyền địa phương ưu tiên cho phát triển các ngành cơng nghiệp, (b) Vị trí địa lý huyện (gồm đất đai, vị trí) thuộc khu vực khơng thích hợp trồng trọt. (c) Huyện cịn được xem là vùng kinh tế mới cho việc mở rộng phát triển công nghiệp của tỉnh vì thế huyện nhận được nhiều ưu đãi từ tỉnh để thúc đẩy công nghiệp hơn nông nghiệp. Thu nhập ngành công nghiệp ổn định hơn nông nghiệp nên người dân chú tâm phát triển các ngành công nghiệp nhiều hơn. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng do: (a) Cơ chế ưu tiên phát triển cơng nghiệp của huyện; (b) Vị trí địa lý vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp; (c) Ngành công nghiệp mang lại tỷ suất lợi nhuận cao; (d) Ngành công nghiệp giải quyết nhiều việc làm và thu nhập ổn định. Tỷ trọng ngành dịch vụ giai đoạn 2000 đến 2007 có xu hướng giảm do: (a) Nguồn nhân lực từ các nơi khác đổ về chưa nhiều; (b) Ngành dịch vụ ln có độ tăng trưởng trễ so với công nghiệp. Nhưng tỷ trọng ngành dịch vụ tăng vào giai đoạn 2007-2010 do: (a) Khi các KCN được lấp kín bởi các nhà đầu tư thì nguồn nhân lực đổ về nhiều, (b) Người dân địa phương nhận thức được điều này nên đầu tư nhiều vào các ngành dịch vụ.

3.1.1 Phân tích cơ cấu kinh tế vùng đến thu hồi đất và thu nhập ngƣời dân Hình 3.2 Giá trị sản lƣợng cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom (2005-2011)

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn: Phòng thống kê huyện Trảng Bom 2011

Đồ thị hình 3.2 thể hiện giá trị sản lượng của cơ cấu kinh tế vùng nghiên cứu. Xét giá trị sản lượng thì các ngành đều tăng qua các năm, tăng mạnh nhất là ngành công nghiệp, kế đến là ngành dịch vụ. Ngành nông nghiệp cũng thể hiện giá trị tăng nhưng không cao. Các nguyên nhân cho thấy điều đó, (a) Huyện đang đẩy mạnh quá trình CNH và HĐH; (b) Ngành dịch vụ tăng để hỗ trợ cho ngành công nghiệp phát triển; (c) Đất nông nghiệp thu hẹp làm cho sản lượng nông nghiệp giảm và người dân làm việc trong các KCN thu nhập ổn định hơn.

Hình 3.3. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế huyện Trảng Bom giai đoạn 2005-2011

ĐVT: %

Nguồn: Phòng thống kê huyện Trảng Bom 2011

Cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến việc thu hồi đất và thu nhập người dân như thế nào? Trả lời cho câu hỏi trên, bài viết căn cứ vào đồ thị hình 3.3 đưa ra một số phân tích sau: (a) Tỷ trọng ngành công nghiệp cao và đa phần là các ngành chế biến, may mặc, giày da và các ngành công nghiệp nhẹ khác. Đặc điểm của các ngành công nghiệp này chưa phát triển theo chiều sâu, vì thế để tăng tỷ trọng cơng nghiệp thì đồng nghĩa với việc phải xây dựng thêm các KCN mới, thu hút vốn đầu tư mới. Điều này dẫn đến việc quy hoạch và thu hồi đất của người nông dân và buộc người nông dân chuyển sang sinh kế mới, ảnh hưởng đến thu nhập vì chưa thể thích nghi tốt và gặp nhiều rủi ro. (b) Khi ngành cơng nghiệp phát triển thì kéo theo ngành dịch vụ phát triển để hỗ trợ. Ngành dịch vụ mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn và ích chịu rủi ro về thời tiết, thị trường như ngành nông nghiệp (như nhận định khảo sát tại vùng nghiên cứu). Khi ngành dịch vụ phát triển mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, việc làm cho người dân và sẽ góp phần nâng cao nguồn thu nhập và ổn định

cuộc sống. (c) Ngành công nghiệp phát triển sẽ góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương và tạo ra thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của người dân bị thu hồi đất sống ở khu công nghiệp giang điền huyện trảng bom, tỉnh đồng nai (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)