CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Nhận định chung về kết quả nghiên cứu
Để ứng dụng mơ hình trong thực tiễn, vào tháng 5 năm 2012, nghiên cứu đã bắt đầu tiến hành điều tra 120 hộ gia đình bị thu hồi đất (con số này chiếm khoảng 15% tổng số hộ) tổng cộng có 800 hộ bị thu hồi để phát triển KCN Giang Điền (tổng diện tích KCN Giang Điền là 529,2 hecta), và khu đô thị mới Suối Son và dự án mở rộng đường vào khu công nghiệp trên địa bàn điều tra.
Bảng 3.2 Đánh giá về thu nhập của hộ sau khi bị thu hồi đất ĐVT: hộ
Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ
1. Tăng lên 48 44%
2. Khơng tăng trong đó: 61 55%
Giữ nguyên 13 12%
Giảm đi 48 44%
Tổng cộng 109 100%
Nguồn: Khảo sát tính tốn và tổng hợp
Trong bảng 3.2 có 44% số hộ được khảo sát và trả lời tăng, 12% số hộ trả lời thu nhập không thay đổi khi và 44% là số hộ trả lời là giảm so với trước. Một vấn đề thường gặp, người ta có khuynh hướng nhìn nhận thu nhập chưa thể hiện qua tỷ lệ lạm phát. Làm thế nào để biết thu nhập có thật sự tăng trước và sau khi thu hồi đất? Để thấy được sự thay đổi của thu nhập cần phải điều chỉnh thu nhập theo lạm phát, phải quy đổi thu nhập về cùng một thời điểm để có thể so sánh. Bảng 3.3 sẽ cho thấy được mức thu nhập bình qn đầu người khi khơng điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát và khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. Nghiên cứu so sánh thu nhập của hộ tại hai thời điểm trước khi bị thu hồi đất (năm 2005) và sau khi thu hồi đất (cuối năm 2011), nghiên cứu quy đổi thu nhập của hộ dân vào năm 2005 vào thời điểm 2011 theo tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2005-2010 của Tổng cục thống kế (GSO) để so sánh.
Bảng 3.3 Thu nhập bình quân/nhân khẩu giữa các nhóm hộ bị thu hồi đất
ĐVT: triệu đồng
Nhóm hộ thu hồi đất Trước khi Sau khi thu hồi đất So sánh
+/- %
1. Khi chưa điều chỉnh theo lạm phát
Nhóm hộ có thu nhập tăng 14,388 41,494 27,106 188,4 Nhóm hộ có thu nhập giảm 16,920 30,492 13,572 80,2 2. Khi điều chỉnh lạm phát Nhóm hộ có thu nhập tăng 28,439 41,439 13,055 45,9 Nhóm hộ có thu nhập giảm 32,477 30,492 -1,985 -6,1 Nguồn : Khảo sát và tính tốn tổng hợp
Dựa trên số liệu tính tốn chi phí để suy ra thu nhập. Cụ thể nhóm hộ có thu nhập tăng đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 41,494 triệu đồng tăng so với mức 14,388 triệu đồng so với trước khi thu hồi đất, tức là tăng 27,106 triệu đồng, khi điều chỉnh lạm phát nhóm này thực tăng 45,9% . Cịn nhóm có thu nhập mà họ cảm thấy giảm, năm 2005 thu nhập bình quân hộ là 16,920 triệu đồng, đến năm 2011 thì thu nhập bình quân hộ là 30,492 triệu đồng nhưng khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát giảm 6,1%.
3.2.2 Thống kê mô tả về ảnh hƣởng thu nhập của các yếu tố lên hộ dân bị thu hồi đất thuộc vùng nghiên cứu
Nhìn chung, điều kiện thu nhập của các hộ dân bị thu hồi trên địa bàn nghiên cứu vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Bài viết tiến hành phân tích kết quả bằng phương pháp thống kê mô tả để thấy ảnh hưởng từng yếu tố.
3.2.2.1 Thu nhập ảnh hƣởng bởi trình độ học vấn
Theo thống kê ở bảng 3.4, trên phương diện cả vùng nghiên cứu với trình độ học vấn phổ thơng 12/12 khơng xét trình độ chun mơn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Bảng 3.4 Phân tích học vấn đến thu nhập hộ dân
Hộ có thu nhập giảm
Hộ có thu nhập
tăng và không đổi Tổng
Học vấn Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ% Cấp 1 (0-5) 7 70% 3 30% 10 100% Cấp 2 (5-10) 27 45% 32 54% 59 100% Cấp 3 (10-12) 14 35% 26 65% 40 100% Tổng cộng 48 61 109 100%
Nguồn : Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu điều tra của vùng nghiên cứu
Theo như số liệu bảng cho thấy trình độ học vấn ảnh hưởng đến thay đổi nguồn thu nhập của hộ dân tại vùng bị thu hồi đất. Nếu như những hộ dân có trình độ từ cấp 1 (0-5) thì khảo sát có 10 hộ trong đó có 7 hộ có thu nhập giảm đi chiếm 70% và có 3 hộ là có thu nhập khơng đổi và tăng chiếm 30%. Tiếp đến, trình độ học vấn cao hơn cho những hộ có học vấn cấp 2 (5-10) thì nhóm này cho thấy rõ tỷ lệ hộ có thu nhập giảm chỉ còn 45% tương đương 27 hộ trong tổng số hộ 59 hộ có học và trong trường hợp này thì có đến 32 hộ có thu nhập tăng chiếm 54%. Nếu xét trình độ học vấn cấp 3 (10-12) thì số hộ có thu nhập giảm chỉ còn 35% tương đương 14 hộ trong tổng 40 hộ, riêng đến cấp học này thì số hộ có có thu nhập không đổi hoặc tăng chiếm 26 hộ tương tương 65%. Từ những con số thống kê trong bảng 3.4 cho thấy được trình độ học vấn càng cao thì khả năng tạo ra thu nhập tăng hơn so với trước. Trình độ học vấn có vai trị nâng cao thu nhập hộ dân. Do đó, chính quyền địa phương cần chú trọng nâng cao trình độ học vấn của người dân địa phương. Ví dụ điển hình cho chúng ta thấy được điều này, khi trình độ học vấn cao người dân có khả năng tham khảo sách báo, học cách làm kinh tế qua báo đài, dễ dàng tập huấn chuyên môn, truyền đạt phổ biến phương thức làm kinh tế, hộ cũng mau chóng tiếp thu và vận dụng hiệu quả hơn.
3.2.2.2 Độ tuổi chủ hộ đến thu nhập hộ dân vùng nghiên cứu Bảng 3.5 Phân tích độ tuổi chủ hộ ảnh hƣởng đến thu nhập hộ dân Bảng 3.5 Phân tích độ tuổi chủ hộ ảnh hƣởng đến thu nhập hộ dân
Hộ có thu nhập giảm
Hộ có thu nhập tăng
và không đổi Tổng
Độ Tuổi
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ%
0-30 4 50,0 4 50,0 8 100
30-50 25 43,1 33 56,9 58 100
50-70 8 30,7 18 69,2 26 100
70-100 11 64,7 6 35,3 17 100
Tổng cộng 48 61 109 100
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu điều tra của vùng nghiên cứu
Theo như bảng 3.5 như nhóm tuổi có thể tạo ra thu nhập tăng nằm ở hai nhóm tuổi: 30-50 và 50-70. Theo khảo sát nghiên cứu thì những chủ hộ có nhóm tuổi từ 30-50 thì tỷ lệ này chiếm 56% trong nhóm tuổi tạo thu nhập tăng, trong khi cũng cùng nhóm tuổi này thì chỉ 43,1% có thu nhập giảm. Xét nhóm tuổi 50-70 thì khả năng tạo thu nhập tăng chiếm 69,2% so với 30,7 % có thu nhập giảm. Nếu xét nhóm tuổi từ 0-30 thì tỷ lệ giữa nhóm có thu nhập giảm và thu nhập tăng là bằng nhau. Qua cách so sánh các chỉ số tỷ lệ như trên chứng minh chủ hộ thuộc nhóm tuổi từ 30-50 đã có những kinh nghiệm, kỹ năng sống tạo ra nguồn thu nhập. Phân tích nhóm tuổi 50-70 cho thấy chủ hộ thuộc nhóm tuổi thì kinh nghiệm sống, cách tạo ra thu nhập cho gia đình đạt được ở mức độ cao nhất chính vì thế nhóm tuổi này chiếm 69,2% số hộ tạo ra thu nhập tăng hơn trước. Nhưng đến nhóm tuổi 70-100 giai đoạn này chủ hộ sẽ khơng cịn đủ sức khỏe và khả năng để có thể tăng cao thu nhập cho hộ mà chủ hộ sẽ trở thành nhóm phụ thuộc góp phần làm cho nguồn thu nhập gia đình giảm đi. Trong nhóm tuổi 70-100 chỉ có 35,3% là có thể góp phần tăng nguồn thu nhập hộ, trong khi đó có 64,70% làm cho thu nhập gia đình giảm.
3.2.2.3 Tỷ lệ phụ thuộc đến nguồn thu nhập hộ
Bảng 3.6 Phân tích tỷ lệ phụ thuộc ảnh hƣởng đến thu nhập hộ dân
Hộ có thu nhập giảm
Hộ có thu nhập tăng
và không đổi Tổng
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ%
Tỷ lệ phụ thuộc 0-20% 3 12,0 22 88,0 25 100 20%-40% 6 21,4 22 78,6 28 100 40%-60% 25 60,9 16 39,1 41 100 60%-100% 14 93,3 1 6,7 15 100 Tổng cộng 48 61 109 100
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu điều tra của vùng nghiên cứu
Như thống kê từ bảng 3.6 cho thấy được tỷ lệ phụ thuộc thấp sẽ thuộc nhóm có thu nhập tăng và khơng đổi, theo như số liệu thì những hộ có tỷ lệ phụ thuộc từ 0-20% thì có 25 hộ trong đó có 22 hộ (tương đương 88%) có thu nhập tăng hơn trước, chỉ có 3 hộ (tương đương 12%) có thu nhập giảm. Nếu xét đến khoảng tỷ lệ phụ thuộc từ 20%-40% thì có tổng cộng 28 hộ trong đó có 22 hộ (tương đương 78,58%) có thu nhập tăng lên và 6 hộ (tương đương 21,42%) có thu nhập giảm. Qua đó chúng ta thấy khoảng tỷ lệ phụ thuộc 0-20% tăng lên 20%-40% thì tỷ lệ hộ có khả năng tăng thu nhập giảm đi 9,4% từ 88% xuống 78,6%. Nếu xét khoảng tỷ lệ từ 40-60% thì có 41 hộ thì chỉ có 16 hộ có thu nhập tăng chiếm 39,1% cịn 26 hộ có thu nhập giảm chiếm 60,9%. Nếu xét khoảng tỷ lệ phụ thuộc từ 60%-100% thì có 15 hộ có đến 14 hộ có thu nhập giảm và chỉ có duy nhất 1 hộ có thu nhập tăng. Qua những số liệu thống kê trên bảng 3.6 cho thấy quy luật, khi mà tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì hộ có khả năng tăng thu nhập càng ít, điều này có nghĩa là tỷ lệ phụ thuộc tỷ lệ nghịch với khả năng tăng thu nhập và tỷ lệ thuận với khả năng giảm thu nhập. Điều này cũng chứng minh đúng một điều thực tế kiểm chứng, hộ có tỷ lệ người phụ thuộc càng động (như trẻ em, người già, người tàn tật) họ không tạo thu nhập và sống phụ thuộc vào những người có thu nhập, thì người có thu nhập sẽ phải chia phần thu nhập của mình cho người phụ thuộc làm cho nguồn thu nhập hộ bị sụt giảm, không gia tăng được phần thặng dư, tiết kiệm.
3.2.2.4 Diện tích đất thu hồi
Nghiên cứu xét diện tích đất trung bình của nhóm có thu nhập tăng và khơng đổi và nhóm có thu nhập giảm. Như thống kê bảng 3.7 bên dưới cho thấy được yếu tố diện tích đất thu hồi có ảnh hưởng đến thu nhập hộ dân như thế nào?
Bảng 3.7 Diện tích đất thu hồi ảnh hƣởng đến thu nhập hộ dân
Nhóm có thu nhập giảm Nhóm có thu nhập tăng và khơng đổi
Diện tích đất thu hồi
Diện tích đất trung bình bị
thu hồi Diện tích đất trung bình bị thu hồi
1,417 2,198
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu điều tra của vùng nghiên cứu
Diện tích đất thu hồi trung bình của nhóm hộ có thu nhập tăng cao hơn so với nhóm hộ có thu nhập giảm. Trung bình nhóm hộ có thu nhập tăng và khơng đổi là 2,198 nghìn m2 cịn nhóm có thu nhập giảm là 1,417 nghìn m2. Theo như điều tra khảo sát cho thấy, nhóm có thu nhập tăng cũng nhờ một phần do họ có diện tích đất thu hồi nhiều hơn, họ nhận nhiều tiền đền bù hơn và với lợi thế là địa phương thuộc vùng kinh tế phát triển với nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh về đơ thị hóa nơng thôn, nhiều cơ hội kinh doanh nên người dân đã dùng số tiền vào sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để tạo ra thu nhập. Chính điều này hộ bị thu hồi đất càng nhiều họ nhận được nhiều tiền đền bù sẽ đầu tư kinh doanh nhiều, hơn nữa tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư phi nông nghiệp sẽ cao hơn so với nông nghiệp, đẩy thu nhập tăng lên đáng kể so với nhóm người bị thu hồi đất ít, nhận tiền đền bù ít. Điều này hồn tồn trái với giả định kỳ vọng ban đầu. Trong phần cơ sở lý thuyết khi dựa trên các nghiên cứu trước đây cho rằng khi diện tích đất mất đi nhiều thu nhập người dân sẽ giảm. Điều này chỉ đúng cho các nghiên cứu tại các vùng mà chỉ thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp thuần túy ví dụ như các tỉnh ĐBSCL khi mà địa hình chỉ thích hợp cho phát triển nơng nghiệp và đất là tư liệu sản xuất chính, nếu mất đất thu nhập người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với nghiên cứu này thì địa phương vùng nghiên cứu thuộc khu vực Đông Nam Bộ khi mà loại đất phù hợp cho phát triển công nghiệp, do đó thu nhập người dân không hẳn phụ thuộc vào đất quá
thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng trọt. Giá trị công nghiệp cao hơn rất nhiều so với nông nghiệp như lý thuyết mơ hình hai khu vực của Lewis (1955).
3.2.2.5 Số lƣợng lao động đến thu nhập hộ dân
Theo như lý thuyết ban đầu rút ra từ phân tích định tính cho thấy khi mà hộ có nhiều lao động cùng tham gia tạo thu nhập sẽ góp phần tăng thu nhập hộ gia đình. Nghiên cứu sẽ thơng qua bảng thống kê 3.8 như bên dưới có thể cho thấy được các số liệu từ yếu tố số lượng lao động sẽ tác động đến thu nhập hộ và sẽ làm tăng thu nhập hay giảm thu nhập hộ dân khi xét 109 hộ tại vùng nghiên cứu.
Bảng 3.8 Thống kê yếu tố số lƣợng lao động hộ đến thu nhập hộ
Hộ có thu nhập giảm Hộ có thu nhập tăng và khơng đổi Tổng
Số lượng lao động
Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ%
1- 2 34 59,6 23 40,4 25 100
2-5 14 33,3 28 66,7 28 100
5-7 0 0 10 100 41 100
Tổng cộng 48 61 109 100
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu điều tra của vùng nghiên cứu
Theo như số liệu điều tra khảo sát 109 hộ dân thì số lao động trong hộ dao động từ 1-7 người. Trong một hộ thì có thể có 1 đến 2, hộ có thể có từ 3-4 hoặc 5 lao động cùng tham gia tạo thu nhập. Vì thế, nghiên cứu chia ra làm 3 nhóm hộ, nhóm hộ có số lượng lao động từ 1-2 là nhóm 1, nhóm có lao động từ 2-5 là nhóm 2, và nhóm có số lao động từ 5-7 là nhóm 3 để dễ dàng tính tốn và thống kê. Nếu xét đến nhóm 1 thì trong nhóm này thì có đến 58 hộ thì có 34 hộ có thu nhập giảm chiếm 59,6% và 23 hộ có thu nhập tăng chiếm 40,4%. Xét đến nhóm hộ 2 có số lao động từ 3-5 thì có tổng cộng là 42 hộ thì có 14 hộ có thu nhập giảm chiếm 33,3% và có 28 hộ có thu nhập tăng chiếm 66,7%. Và xét nhóm cịn lại, nhóm 3 thì có 10 hộ thì trong đó khơng có hộ nào có thu nhập giảm 10 hộ điều có thu nhập tăng. Qua số liệu thống kê trên có thể suy ra hộ có nhiều lao động tham gia sẽ gia tăng nguồn thu nhập hộ điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu.
3.2.2.6 Yếu tố đầu tƣ kinh doanh đến thu nhập hộ
Bảng 3.9 Đầu tƣ kinh doanh ảnh hƣởng đến thu nhập hộ dân
Hộ có thu nhập giảm Hộ có thu nhập tăng và khơng đổi
Số hộ Tỷ Lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
Khơng có phương án đầu tư kinh doanh 30 68,2 14 31,8
Có phương án đầu tư kinh doanh 18 27,7 47 72,3
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên số liệu điều tra của vùng nghiên cứu
Như bảng thống kê có tổng cộng 44 hộ khi nhận tiền đền bù không dùng để đầu tư cho sản xuất kinh doanh mà dùng vào chi tiêu dùng mua sắm, xây dựng nhà cửa và gởi ngân hàng, trong tổng số hộ này có 30 hộ rơi vào nhóm có thu nhập giảm chiếm 68,2%, chỉ có 14 hộ có thu nhập tăng chiếm 31,8%. Nếu thống kê hộ có phương án sản xuất kinh doanh sau khi nhận tiền đền bù thì có đến 65 hộ có đến 47 hộ gia tăng được thu nhập, chiếm đến 72,3%, chỉ có 18 hộ tham gia sản xuất kinh doanh mà thu