Các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 32)

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Các biến nghiên cứu

Việc lựa chọn các biến sử dụng trong mơ hình thường được dựa trên hệ thống phân tích CAMELS nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng bao gồm mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, quản lý, lợi nhuận và thanh khoản. Ngồi ra, cịn dựa trên nhu cầu phân tích và quản trị của mỗi ngân hàng. Dựa trên các nghiên cứu trên đây và sự sẵn có của dữ liệu nghiên cứu, các biến độc lập được lựa chọn trong mơ hình bao gồm:

LnTA được tính bằng logarith của tổng tài sản của ngân hàng i ở thời gian t. LnTA đại diện cho nhân tố quy mô của ngân hàng. Các nghiên cứu cho thấy các kết quả khác nhau, Alper và Anbar (2011) xác nhận tính hiệu quả kinh tế của quy mô trong khi Barros và cộng sự (2007) lập luận rằng các ngân hàng nhỏ có nhiều khả năng để có được hiệu suất tốt hơn và ít cơ hội nhận được hiệu suất kém.

hàng i ở thời gian t. Tỷ lệ này càng lớn cho thấy rủi ro càng giảm. Vốn của ngân hàng dùng để chống đỡ hay bù đắp rủi ro, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Vốn lớn làm giảm nguy cơ phá sản của ngân hàng. Ngồi ra, vốn chủ sở hữu lớn là một tín hiệu tích cực gửi đến thị trường về khả năng thanh tốn của các ngân hàng và rủi ro tín dụng rất thấp. Theo đó, các ngân hàng như vậy có thể làm giảm chi phí tài chính của họ, ví dụ bằng cách trả lãi suất thấp trên khoản vay. Hơn thế nữa, việc sử dụng vốn chủ sở hữu (đắt hơn nợ) để tài trợ cho một dự án phát ra tín hiệu cho thị trường là Ngân hàng rất tự tin trong các dự án của mình và lợi nhuận của họ sẽ như kỳ vọng. Ngồi chi phí nợ thấp, một ngân hàng có vốn mạnh so với một ngân hàng có vốn thấp không cần phải vay nhiều để tài trợ cho một mức độ nhất định của tài sản. Như vậy, EqAss dự kiến có tác động cùng chiều lên ROA và ROE.

Loan_TA đo lường tính thanh khoản, được tính bằng tỷ lệ cho vay/ tài sản, cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của ngân hàng i đưa đi cho vay ở thời gian t. Tỷ lệ này càng cao thì tính thanh khoản của các ngân hàng càng thấp, trong trường hợp xảy ra sự kiện khủng hoảng bất ngờ, thì các ngân hàng có khả năng gặp thiệt hại đáng kể nếu bán ra khẩn cấp các tài sản cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Ngoài ra, tỷ lệ cho vay/ tài sản đo lường rủi ro tín dụng: tỷ lệ cao hơn, số lượng các khoản cho vay của ngân hàng là cao hơn, và do đó nguy cơ vỡ nợ (tức là rủi ro tín dụng) tăng lên. Rủi ro tín dụng cao hơn, các ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay, làm tăng ROA và ROE. Như vậy, Loan_TA dự kiến là sẽ tác động cùng chiều lên khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng, theo nghĩa rộng nhất, có thể được hiểu là nguy cơ tổn thất tài chính do người đi vay khơng thực hiện nghĩa vụ của mình. Về cơ bản, rủi ro tín dụng có thể phát sinh hoặc từ các hoạt động của ngân hàng trong việc mở rộng tín dụng và các hoạt động khác như hoạt động kinh doanh và hoạt động thị trường vốn. LLP_TL là một chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng, cho thấy ngân hàng i dự phòng bao nhiêu cho khoản vay ở thời gian t. LLP_TL được tính bằng tỷ lệ dự phịng lỗ của các khoản vay/ tổng dư nợ.

AE_TA được tính bằng chi phí quản lý/ tổng tài sản. Tỷ lệ này cho thấy ngân hàng quản lý có hiệu quả hay khơng. Một ngân hàng là tốt hơn có thể sử dụng tài nguyên của nó hiệu quả hơn và giảm chi phí, tạo ra một hiệu suất tốt hơn. Tỷ lệ càng lớn thì hiệu quả quản lý càng thấp. AE_TA được mong đợi có tác động tiêu cực lên khả năng sinh lợi của ngân hàng.

NII_TA được bằng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng/ thu nhập hoạt động. Do nguồn thu nhập ngân hàng bao gồm thu nhập lãi và thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng. Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng bao gồm hoa hồng, phí dịch vụ, phí, lệ phí bảo lãnh/ bảo đảm, lợi nhuận thuần từ bán chứng khoán đầu tư và ngoại hối. Tăng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng nghĩa là các ngân hàng đã đa dạng hóa hoạt động của mình, khơng chỉ dựa trên các hoạt động truyền thống của nó. Do đó, NII_TA đại diện cho mức độ đa dạng hóa của ngân hàng.

MS là biến đại diện cho thị phần của ngân hàng, được tính bằng phần trăm tài sản của ngân hàng i trên tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng.

LnDep đo lường mức tiền gửi của Ngân hàng, tính bằng logarith của tổng tiền gửi của ngân hàng i ở thời gian t. Có hai khả năng xảy ra là mức độ cao của tiền gửi có thể tăng khả năng sinh lợi, vì chúng là nguồn tài trợ ổn định hơn và ít tốn kém hơn so với vốn vay, nhưng mặt khác, tiền gửi như vậy đòi hỏi các phịng ban chun mơn để quản lý, gây ra nhiều chi phí.

Đối với ngân hàng thì năng lực lãnh đạo của ban điều hành rất quan trọng. Môi trường kinh doanh và tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới thay đổi liên tục nên việc hoạch định chiến lược và đưa ra các kế hoạch kinh doanh hiệu quả và nắm bắt thị trường là yêu cầu tất yếu. Hiện nay, hệ thống NHTMVN còn yếu và nhỏ bé so với các nước trong khu vực trong khi thị trường ngân hàng quốc tế rất năng động thì việc tiếp cận với công nghệ thông tin và cách quản lý của nước ngoài ngày càng được xem trọng. Vì thế, trong bài nghiên cứu này đưa vào hai biến BOS và BOD nhằm nghiên cứu tính hiệu quả của việc quản trị và quản lý có yếu tố nước ngồi. Trong đó, BOS và BOD là biến giả, giá trị bằng 1, nếu ngân hàng i trong năm t trong HĐQT hay ban điều hành có người nước ngồi, bằng 0 nếu ngược lại.

OWNER đại diện cho biến kiểm soát, là biến giả, giá trị bằng 1 nếu là NHTMNN, bằng 0 nếu là NHTMCP. Như nghiên cứu của Million Cornett (2009) thì ngân hàng sở hữu Nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với các ngân hàng tư nhân. Trong trường hợp của Việt Nam, dự kiến biến này là có tác động tiêu cực lên ROA và ROE vì các NHTMNN chịu sự chi phối lớn từ NHNN nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội.

Lạm phát được lấy là chỉ số CIP hàng năm. Trong giai đoạn nghiên cứu từ 2007 đến 2012, lạm phát cao và hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều từ các chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ, phần nào gây khó khăn cho các ngân hàng. Hơn nữa, lạm phát làm giảm nhu cầu tín dụng và giảm tiền gởi của khách hàng. Do đó, lạm phát được dự kiến là có tác động tiêu cực lên hoạt động của ngân hàng như kết quả của hầu hết các nghiên cứu.

GDP được đưa vào là một biến độc lập trong mơ hình vì tăng trưởng kinh tế được rút ra từ các nghiên cứu là có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng cao dẫn đến đầu tư và tiêu thụ cao hơn, tăng tín dụng, và do đó làm tăng khả năng sinh lợi của các ngân hàng .

MC đo lường sự phát triển của thị trường chứng khốn, được tính bằng tỷ lệ vốn hố thị trường của các cơng ty niêm yết/ GDP. Như nghiên cứu ca Demirgỹỗ-Kunt và Harry Huizinga (1999) cho thấy rằng các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực mà thị trường chứng khoán phát triển có lợi nhuận cao hơn các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực mà thị trường chứng khoán chưa phát triển. Như vậy, MC được kỳ vọng là có tác động tích cực lên ROA và ROE của các NHTMVN.

Bảng 3.1. Mô tả các biến sử dụng trong mơ hình hồi quy

Biến Diễn giải Mối quan

hệ đối với khả năng sinh lợi theo các nghiên cứu Phụ thuộc

ROA Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng tài sản . Tỷ số này phản ánh kết quả hoạt động của NH, chỉ ra hiệu quả quản lý của NH trong việc chuyển đổi tài sản vào doanh thu.

NA

ROE Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu. Tỷ số này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, khả năng sinh lời trên một đồng vốn của NH.

NA

Độc lập

Biến nội sinh

LnTA Logarith của tổng tài sản của NHi ở thời gian t +/- EQASS Đo lường sức mạnh của vốn của NHi ở thời gian t, được

tính bằng Tổng vốn/ tổng tài sản. Tỷ lệ này càng lớn cho thấy rủi ro càng giảm.

+/-

Loan_TA Đo lường tính thanh khoản, tính bằng tỷ lệ cho vay/ tài sản, cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của NHi đưa đi cho vay ở thời gian t.

+/-

LLP_TL Tỷ lệ dự phòng lỗ của các khoản vay/ tổng dư nợ. Một chỉ tiêu của rủi ro tín dụng, cho thấy NHi dự phịng bao nhiêu cho khoản vay ở thời gian t.

-

cho thấy quản lý có hiệu quả hay khơng. Tỷ lệ càng lớn thì hiệu quả quản lý càng thấp.

NII_TA Đo lường sự đa dạng hố, được tính bằng tổng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng/ tổng tài sản của NHi ở thời gian t.

+/-

MS Thị phần của NHi (tính bằng phần trăm tài sản của NHi/ tổng tài sản của hệ thống Ngân hàng)

+/-

LnDep Đo lường mức tiền gửi của Ngân hàng, tính bằng logarith của tổng tiền gửi của NHi ở thời gian t.

+/-

BOS Biến giả = 1, nếu ngân hàng i trong năm t trong HĐQT có người nước ngoài, = 0 nếu trong HĐQT khơng có người nước ngoài.

+

BOD Biến giả = 1, nếu ngân hàng i trong năm t trong ban giám đốc có người nước ngoài, = 0 nếu trong BGĐ khơng có người nước ngồi.

+

OWNER Biến giả = 1, nếu là NHTMNN, = 0 nếu là NHTMCP -

Biến ngoại sinh

MC Tỷ lệ vốn hố thị trường của các cơng ty niêm yết/ GDP. Tỷ lệ này đo lường mức độ phát triển thị trường chứng khoán.

+

LnGDP Logarith của tổng sản phẩm quốc nội +/- INFL Chỉ số CIP hàng năm/ tỷ lệ lạm phát hàng năm +/-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)