Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp: phân tính định tính và phân tích định lượng.

a. Phương pháp thống kê mô tả:

đặc trưng của các nhóm NHTM, các NHTM cụ thể và các chỉ số kinh tế vĩ mô thông qua bảng số liệu và đồ thị.

b. Phương pháp phân tích định lượng:

Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng cân đối với mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Khả năng sử dụng mơ hình những ảnh hưởng cố định (FEM) hay mơ hình những ảnh hưởng thay đổi (REM) được kiểm định bằng kiểm định Hausman.

Dữ liệu bảng có ưu điểm là cung cấp nhiều thơng tin hơn do tăng quy mơ mẫu đáng kể, ít có sự đa cộng tuyến giữa các biến số, bậc tự do cao hơn, và hiệu quả hơn. Bằng cách nghiên cứu các dữ liệu chéo một cách lặp đi lặp lại, dữ liệu bảng thực hiện tốt hơn các nghiên cứu về những thay đổi xảy ra liên tục như tỷ lệ lạm phát…. Dữ liệu bảng cho phép kiểm soát sự khác biệt không quan sát được giữa các thực thể, ví dụ như khác biệt về văn hoá hay triết lý kinh doanh giữa các ngân hàng; cho phép kiểm sốt các biến khơng quan sát được nhưng thay đổi theo thời gian (chính sách quốc gia, thỏa thuận quốc tế); phù hợp với nghiên cứu các mơ hình phức tạp, ví dụ như tính kinh tế do quy mô hay thay đổi công nghệ.

Việc lựa chọn mơ hình những ảnh hưởng cố định (FEM) hay mơ hình những ảnh hưởng thay đổi (REM) được kiểm định bằng kiểm định Hausman như đã đề cập ở trên. Trong nghiên cứu này, kết quả của kiểm định Hausman cho thấy p-value >0.05, ta chấp nhận giả thiết cho thấy sử dụng mơ hình ảnh hưởng thay đối là phù hợp hơn so với mơ hình ảnh hưởng cố định. Như vậy, đặc điểm riêng giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.

Các mơ hình được xem là tốt khi các nhân tố hầu như ổn định xuyên suốt các kiểm định. Khả năng giải thích của mơ hình là khá cao, trong khi thống kê F của các mơ hình là trọng yếu với mức ý nghĩa 10%.

Thực hiện hồi quy cho các biến có ý nghĩa thống kê, sau đó thực hiện kiểm định Wald đối với các biến bị loại (là các biến khơng có ý nghĩa thống kê). Động tác này nhằm giải quyết đa cộng tuyến giữa một số biến giải thích trong mơ hình ban đầu đồng thời để xác định mơ hình tốt nhất bao gồm các biến giải thích tồn tại một cách

ổn định xuyên suốt toàn bộ các kiểm định.

Xem xét đa cộng tuyến trong các mơ hình cuối cùng (sau khi kiểm định Wald) bằng cách chạy mơ hình hồi quy phụ lần lượt đối với các biến độc lập trong mơ hình. VIF – nhân tử phóng đại phương sai của các mơ hình hồi quy phụ đều <10, nên các mơ hình khơng bị đa cộng tuyến.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi của các mơ hình được thực hiện bằng Breusch và Pagan (1979). Mơ hình ROE của các NHTMVN khơng có phương sai sai số thay đổi, các mơ hình khác có phương sai sai số thay đổi. Việc xuất hiện phương sai sai số thay đổi trong nghiên cứu là do:

Thứ nhất, thị trường ngân hàng Việt Nam càng ngày càng phát triển, có nhiều thay đổi trong chính sách quản lý, cải tiến về công nghệ… trong giai đoạn nghiên cứu. Hơn nữa, có một số quan sát tách biệt (rất nhỏ hay rất lớn) với các quan sát khác trong mẫu. Trong trường hợp này, mẫu bao gồm các ngân hàng có ROA, ROE và các biến độc lập không đồng đều, như phân tích ở trên, có sự chênh lệch lớn của ROA, ROE, tỷ lệ vốn/ tài sản, quy mô… giữa các ngân hàng trong giai đoạn này. Ngồi ra, tỷ lệ giải thích của mơ hình chưa cao, nên một số biến chưa được đưa vào mơ hình đầy đủ có thể là nguyên nhân của hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục phương sai số thay đổi, nghiên cứu dùng Feasible Generalized (weighted) least square theo một trong 4 cách: Breusch & Pagan hoặc Glejser hoặc Harvey & Godfrey hoặc White để kiểm tra mơ hình có sự thay đổi dấu và hệ số các biến giải thích như thế nào. Sau khi chạy các mơ hình theo một trong 4 cách trên, kiểm tra lại xem có cịn PSSSTĐ nữa hay khơng. Nếu vẫn cịn PSSSTĐ thì chạy mơ hình bằng các phương pháp cịn lại cho tới khi khơng cịn PSSSTĐ và rút ra kết quả cuối cùng.

Kiểm định tự tương quan trong chuỗi thời gian của từng ngân hàng trong nghiên cứu này khơng được thực hiện, bởi vì khoảng thời gian là khá ngắn (giai đoạn quan sát là 6 năm từ 2007 đến 2012).

Kết luận chương III

Chương III giới thiệu về phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phân tích định tính và định lượng với phương pháp hồi quy dữ liệu bảng cân đối với mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), dữ liệu nghiên cứu bao gồm 156 quan sát trong giai đoạn 2007 – 2012. Đồng thời, dựa vào các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước và đặc điểm của các NHTMVN, nghiên cứu xác định các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng trong mơ hình và đưa ra các giả thiết của nghiên cứu để kiểm định các giả thiết này trong chương sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)