Giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam 2007 – 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 49)

2007 2008 2009 2010 2011 2012

Giá trị vốn hóa thị trường (triệu USD)

19,54 2 9,58 9 21,19 9 20,38 5 18,31 6 32,93 3 Tăng trưởng của chỉ số VN-Index (%) 95.5 -52.2 -10.3 12.2 -11.1 79.8 Giá trị vốn hóa thị trường (%GDP) 27.5 10.5 21.8 19.2 14.8 23.2

Nhìn chung trong giai đoạn 2007 – 2012, giá trị vốn hóa TTCK ngày càng tăng tuy tỷ lệ tăng trưởng trong một số năm có giảm so với năm trước. Từ năm 2008, khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu lan rộng, hưởng nhanh chóng đến chứng khoán Việt Nam. Đến năm 2012, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước bắt đầu ổn định, giá trị vốn hóa TTCK đạt 23.2% và tăng trưởng của chỉ số VN-Index đã tăng mạnh so với các năm trước (79.8%)

Số liệu GDP cho thấy GDP càng ngày càng tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2012 ở mức thấp (ngoại trừ năm 2007 là 8,5%). Sự giảm sút trong tăng trưởng GDP là kết quả tất yếu của khủng hoảng tài chính tồn cầu và những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Số liệu về lạm phát cho thấy lạm phát trong giai đoạn này rất cao, đặc biệt là năm 2008 (19.9%), chỉ có năm 2009 tỷ lệ này đạt thấp nhất là 6.52%. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao bao gồm: (1) chính sách tài khố: thâm hụt ngân sách lớn và kéo dài, đầu tư khu vực công kém hiệu quả, chậm cải tổ khu vực cơng và (2) chính sách tiền tệ lỏng trong giai đoạn 2008 – 2010.

Đồ thị 4.1. Giá trị trung bình của ROA của các NHTMVN trong giai đoạn

2007- 2012

Nguồn: Kết quả do tác giả tính tốn, tổng hợp

Có thể phân giá trị trung bình của ROA của các ngân hàng ra làm 3 mức, từ 0-1% gồm có các ngân hàng: ABBANK, BIDV, HD, MARINTIME, MHB, NAMA,

NAVIBANK, OCEAN, SEABANK, SOUTHERN, VIB, VIETIN (12 ngân hàng) từ 1% - 1,5% gồm có: ACB, BanViet, DAIA, DONGA, EXIM, MILITARY, PGBANK, SACOM, SHB, VCB, WEB (11 ngân hàng) và trên 1.5%: MDB, OCB, SAIGON (3 ngân hàng). Như vậy, hầu hết các ngân hàng hoạt động có ROA thấp dưới 1,5%. Các ngân hàng có ROA cao khơng phải là các ngân hàng có tổng tài sản lớn, mà là các ngân hàng nằm trong danh sách các ngân hàng nhỏ có tỷ trọng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu thấp so với toàn ngành. (Xem bảng “Mô tả ROA của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu” phụ lục 1)

Bảng 4.3. Mô tả dữ liệu của các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng trong mơ hình theo nhóm ngân hàng

ROA ROE LNTA EQ_ASS LOAN_TA LLP_TL AE_TA NII_TA MS LNDEP BOS BOD

LỚN Mean 0.011 0.154 19.200 0.072 0.569 0.017 0.017 0.009 0.064 18.796 0.441 0.265 Std. Dev. 0.003 0.051 0.458 0.017 0.120 0.008 0.006 0.004 0.029 0.611 0.504 0.448 Obs 34 34 34 34 34 34 34 34 34 34 34 34 NHỎ Mean 0.013 0.091 16.715 0.153 0.509 0.010 0.016 0.007 0.008 16.461 0.150 0.084 Std. Dev. 0.009 0.051 0.962 0.092 0.161 0.005 0.008 0.008 0.007 1.049 0.358 0.279 Obs 107 107 107 107 107 107 107 107 107 107 107 107 VỪA Mean 0.011 0.115 18.021 0.094 0.486 0.013 0.018 0.008 0.019 17.709 0.600 0.467 Std. Dev. 0.005 0.063 0.208 0.018 0.136 0.005 0.007 0.006 0.010 0.364 0.507 0.516 Obs 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15 15

Nguồn: Kết quả do tác giả tính tốn, tổng hợp

Nhóm 1. (hay được gọi là nhóm ngân hàng lớn), bao gồm các NHTM có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu trên

9.000 tỷ đồng.

Nhóm 2 (hay được gọi là nhóm ngân hàng quy mơ vừa), bao gồm các NHTM có tổng tài sản 45.000-100.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 4.500-9.000 tỷ đồng.

Nhóm 3 (hay được gọi là nhóm ngân hàng quy mơ nhỏ), bao gồm các NHTM nhóm 3 có tỷ trọng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

Theo bảng trên, các ngân hàng lớn và vừa có ROA thấp hơn các NH nhỏ. Ngược lại, ROE của Ngân hàng lớn cao nhất (15,4%), sau đó là ngân hàng vừa (11,5%) và ngân hàng nhỏ (9,1%).

Ngoài ra, các ngân hàng lớn có đặc điểm là có tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản cao nhất (56,9%), tỷ lệ dự phòng cho các khoản nợ xấu cũng cao nhất là 1.7% trên tổng tài sản, chiếm vị thế khác biệt lớn trong thị trường ngân hàng so với các ngân hàng vừa và nhỏ (giá trị trung bình của thị phần của các NH lớn là 6.4%, trong khi ngân hàng nhỏ và vừa có giá trị lần lượt là 0.8% và 1.9%), tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng cao nhất so với NH vừa và nhỏ, có người nước ngồi trong hội đồng quản trị khá cao nhưng ban điều hành, quản lý trực tiếp hoạt động ngân hàng chủ yếu là người Việt Nam.

Các ngân hàng quy mơ vừa có tỷ lệ vốn/ tổng tài sản thấp nhất (9,4%), tỷ lệ cho vay thấp nhất (48.6%), tỷ lệ chi phí quản lý/ tổng tài sản cao nhất so với 2 nhóm cịn lại, đặc biệt nhóm ngân hàng này có tỷ lệ thành viên người nước ngồi trong quản trị và trong cơng tác quản lý và điều hành cao nhất, và giá trị trung bình của các biến số BOS và BOD cao hơn hẳn 2 nhóm cịn lại. (lần lượt là 0.6 và 0.47)

Thị trường ngân hàng đa số là các ngân hàng có quy mơ nhỏ, nhưng có thị phần rất nhỏ, có tỷ lệ vốn/ tổng tài sản cao nhất (15,3%), cho vay chiếm khoảng 50,9% tổng tài sản, tỷ lệ chi phí quản lý/ tổng tài sản và tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng thấp nhất so với 2 nhóm cịn lại, nhóm ngân hàng này hầu như có hội đồng quản trị và ban điều hành là người Việt Nam.

Bảng 4.4. Giá trị trung bình của các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng trong mơ hình theo năm

Chỉ tiêu ROA ROE LNTA EQ_ASS LOAN_TA LLP_TL AE_TA NII_TA MS LNDEP BOS BOD N 2007 0.015 0.121 16.643 0.137 0.519 0.007 0.012 0.009 0.021 16.343 0.077 0.038 N 2008 0.012 0.098 16.813 0.154 0.522 0.010 0.016 0.008 0.020 16.580 0.192 0.115 N 2009 0.012 0.117 17.265 0.123 0.554 0.011 0.015 0.008 0.020 16.935 0.231 0.154 N 2010 0.012 0.117 17.731 0.117 0.473 0.012 0.014 0.008 0.022 17.422 0.269 0.154 N 2011 0.012 0.113 17.928 0.116 0.474 0.013 0.019 0.006 0.023 17.678 0.385 0.231 N 2012 0.008 0.077 17.911 0.130 0.579 0.016 0.025 0.008 0.023 17.581 0.385 0.269

Nguồn: Kết quả do tác giả tính tốn, tổng hợp

Bảng 4.5. Giá trị trung bình của các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng trong mơ hình theo loại ngân hàng

Chỉ tiêu ROA ROE LNTA EQ_ASS LOAN_TA LLP_TL AE_TA NII_TA MS LNDEP BOS BOD NHTMCP 0.013 0.102 17.086 0.142 0.504 0.010 0.017 0.008 0.013 16.827 0.280 0.182 NHTMNN 0.008 0.134 19.008 0.061 0.611 0.019 0.018 0.008 0.070 18.536 0.125 0.042

Nguồn: Kết quả do tác giả tính tốn, tổng hợp

Bảng 4.4 trên cho thấy, ROA và ROE của các ngân hàng cao trong giai đoạn 2007- 2011, năm 2012, ROA của ngân hàng thấp.

Tổng tài sản và tổng tiền gửi của khách hàng, tỷ lệ các ngân hàng có vốn của nước ngoài và sự điều hành của người nước

ngoài của các ngân hàng ngày càng tăng.

Tỷ lệ vốn/ tổng tài sản cao nhất là năm 2008, sau đó là năm 2007 và 2012 là do các đợt IPO và phát hành thêm cổ phiếu của

Vietcombank (2007), Vietinbank (2008) và BIDV (2011). Trong năm 2012, các ngân hàng tăng vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, ngồi ra có sự đóng góp không nhỏ của việc Vietcombank bán 15% vốn cổ phần cho ngân hàng

Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản giảm xuống vào năm 2010 và 2011 do tỷ lệ lạm phát cao, 2010 (11.75%) và 2011 (18.13%). Trong giai đoạn này, các ngân hàng đã chủ động nâng lãi suất huy động lên cao hơn lạm phát nhằm giữ chân người gửi tiền. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều can thiệp vào hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, Chính phủ thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm sốt lạm phát và nâng cao chuẩn an toàn hoạt động làm cho các ngân hàng thương mại bị thiếu vốn. Từ việc lãi suất huy động tăng cao, các NHTM bị thiếu vốn làm cho lãi suất cho vay tăng tương ứng, khoảng 20- 23%/năm trong năm 2011. Nền kinh tế chưa thực sự hồi phục, giá nguyên liệu đầu vào tăng liên tục, thị trường chứng khốn có chỉ số liên tục giảm, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên lãi suất cho vay cao làm các doanh nghiệp sản xuất cần vốn khó tiếp cận, cịn các doanh nghiệp chịu được mức lãi suất cao đó hầu hết là đầu tư ngắn hạn, phi sản xuất, nhưng thuộc đối tượng mà các NHTM phải giảm tỷ trọng cho vay. Vì vậy, tỷ lệ cho vay của Ngân hàng trong giai đoạn này bị sụt giảm khá rõ rệt.

Trong giai đoạn 2007 – 2012, tỷ lệ nợ xấu càng ngày càng tăng, phát sinh từ việc các NHTM tập trung cho vay các đối tượng đầu tư vào bất động sản, đầu tư kinh doanh chứng khoán trong thời gian hai thị trường này hoạt động sôi nổi. Nhưng bắt đầu năm 2008, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ, lạm phát trong nước tăng cao, thâm hụt thương mại lớn dẫn đến sự mất cân đối trong tài chính vĩ mơ khiến Chính phủ phải thắt chặt tiền tệ, khống chế dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu lan rộng, ảnh hưởng nhanh chóng đến nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn và nhiều doanh nghiệp phá sản. Điều đó cũng gây nên tình trạng nợ xấu ngày càng tăng trong bảng cân đối kế toán của Ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 cao nhất và tăng đột biến so với các năm trước. Theo báo cáo của NHNN, năm 2012, các ngân hàng đã tập trung trích lập dự phịng

Bảng 4.5 cho thấy giá trị trung bình của ROA của NHTMCP trong giai đoạn 2007 – 2012 cao hơn NHTMNN (1.3% so với 0.8%), nhưng ROE của NHTMCP thấp hơn (10.2% so với 13.4%). NHTMNN có tổng tài sản, có tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng các khoản nợ xấu, thị phần và tổng tiền gửi từ khách hàng lớn hơn đáng kể so với các NHTMCP, có tỷ lệ vốn/ tổng tài sản thấp hơn nhiều so với NHTMCP. Ngược lại, các NHTMCP có tổng tài sản, tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản, dự phịng nợ khó địi, thị phần, tiền gửi từ khách hàng nhỏ hơn nhiều so với NHTMNN, có tỷ lệ vốn/ tổng tài sản cao hơn nhiều so với NHTMNN. Đối với chi phí quản lý thì NHTMCP sử dụng có phần hiệu quả hơn NHTMNN, đồng thời có sự quản lý của các chuyên gia nước ngoài trong ban điều hành tuy tỷ lệ này còn rất thấp. Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng khơng có sự khác biệt nhau giữa 2 nhóm ngân hàng và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng tài sản.

Điều đó xác nhận các hiểu biết rằng nhóm NHTMNN có Nhà nước là cổ đơng chi phối với nền tảng khách hàng là các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh…có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước (theo báo cáo của NHNN, tới thời điểm 30/6/2013, số chi nhánh và phòng giao dịch của NHTMNN là 1360, trong đó, Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn là cao nhất, 943, chiếm 69% tổng số lượng), có lợi thế về huy động vốn lớn với giá rẻ từ các doanh nghiệp nhà nước, từ Chính phủ, các nguồn liên quan đến viện trợ theo chương trình. Tuy nhiên, nhóm NHTMNN sử dụng tài sản và quản lý chi phí chưa hiệu quả bằng các NHTMCP và có tỷ lệ nợ xấu cao.

Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) phát triển dựa trên nền tảng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu. Nhóm ngân hàng này có mạng lưới phân bố cịn hạn chế, tập trung ở các đô thị (theo báo cáo của NHNN, tới thời điểm 30/6/2013, số chi nhánh và phòng giao dịch của NHTMCP là 1030).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)