Thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại việt nam (Trang 29 - 34)

3.2.1 Tình hình sử dụng nợ vay

Hình 3.2 cho thấy tỷ số nợ vay4

của các DNNY không thay đổi đáng kể từ năm 2009 đến 2011,5 duy trì khá cao quanh mức 90% so với nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2011, tỷ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu của 580 DNNY Việt Nam (nhóm 3) là 84,8%. Tỷ số này cao hơn nhiều so với số bình quân các DN phi tài chính6

của nhóm các nền kinh tế mới nổi nói chung7 là 59,14%, các nước mới nổi châu Á nói riêng là 62,87% và các nước Hàn Quốc (65,70%), Thái Lan (71,98%) và Mỹ (77,94%) (theo Damodaran Online, 2012, 2013).8

Hình 3.2. Tỷ số nợ vay bình quân hằng năm (2008 – 2011)

Nguồn: Tác giả, dựa theo BCTC các DNNY

Tuy tỷ số bình qn chung khơng thay đổi nhiều theo thời gian nhưng tỷ số nợ vay từng ngành lại biến động khá lớn với xu hướng rất khác nhau (Hình 3.3), cho thấy đặc điểm ngành tác động lớn đến việc sử dụng ĐBTC của DNNY. Các ngành Xây dựng, Vận tải, Khai khoáng, Thương mại - Dịch vụ và Bất động sản là những ngành có tỷ số nợ vay cao

4

Các tỷ số nợ vay, nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu của DNNY tại Việt Nam và các DN phi tài chính các quốc gia khác đều được tính dựa trên giá trị sổ sách của nợ và vốn chủ sở hữu.

5 Năm 2009, tỷ số nợ vay của các DN tăng có thể do chương trình hỗ trợ lãi suất vốn vay ngắn hạn và trung

dài hạn theo quyết định 131/QĐ-TTg và 443/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

6

Bao gồm các DN phi tài chính đang niêm yết chính thức trên các sàn giao dịch chứng khốn và các doanh nghiệp có cổ phiếu giao dịch OTC.

7 Gồm châu Á, châu Mỹ La tinh, Đông Âu, Trung Đông và châu Phi.

8 Tỷ số nợ vay của các nước/khu vực được tác giả tính từ bảng số liệu tài chính các DN của Damodaran (được cập nhật trên trang web vào tháng 1/2012). Riêng tỷ số nợ vay tại Mỹ được tính từ dữ liệu do Damodaran đăng tải tháng 1/2013, chỉ xét các DN có ngày kết thúc năm tài khóa là 31/12/2011. Loại trừ các DN ngành tài chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn, cơng ty đầu tư, tín thác đầu tư bất động sản) và các DN có số liệu Vốn chủ sở hữu chưa thu thập được (NA: not available). Cơng thức tính: Tổng nợ vay/Giá trị

0,75 0,8 0,85 0,9 0,95 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 2008 2009 2010 2011

so với tỷ số bình quân chung. Trong khi tỷ số nợ vay của DNNY trong nhiều ngành có xu hướng giảm qua các năm (đặc biệt là Nơng lâm nghiệp, Khai khống và Thơng tin), các DN ngành Công nghiệp và Xây dựng tăng nhẹ tỷ số nợ vay. Riêng ngành Bất động sản có tỷ số nợ vay biến động mạnh nhất, tăng cao từ 0,645 lên 1,164 trong năm 2009, giảm còn 0,85 năm 2010, năm 2011 tăng lên 1,09 gần bằng năm 2009. Đáng chú ý trong năm 2011, khi kinh tế vĩ mô suy giảm, các ngành vay nợ cao như Thông tin, Thương mại - Dịch vụ, Vận tải, Khai khoáng và Xây dựng đều giảm hoặc giữ ổn định tỷ số nợ vay, các DN ngành Bất động sản lại tăng sử dụng ĐBTC (tỷ số nợ vay tăng từ 0,85 lên 1,09), ngành Công nghiệp cũng tương tự nhưng mức tăng thấp hơn, từ 0,795 lên 0,855.

Hình 3.3. Tỷ số nợ vay bình qn ngành của DNNY (nhóm 19) tại 31/12 (2008 – 2011)

Nguồn: Tác giả, dựa theo BCTC các DNNY

So sánh tỷ số nợ vay bình quân của các DNNY tại Việt Nam với các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia khác, gồm nước đang phát triển (Thái Lan) và đã phát triển (Hàn Quốc, Mỹ) cho thấy rõ hơn mức độ vay nợ của DNNY Việt Nam. Tỷ số nợ vay bình quân các DN Việt Nam cao hơn hẳn tỷ số bình quân các DN tại nền kinh tế mới nổi ở hầu hết các ngành, chỉ trừ ngành Nông lâm nghiệp và Khoa học – Công nghệ. Đặc biệt là các DNNY ngành Xây dựng có tỷ số nợ vay rất cao (1,614 lần), gấp đơi so với bình qn nhóm các nước mới nổi và Thái Lan, gấp ba lần Hàn Quốc và gần 4 lần so với Mỹ. Ngành Công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ cũng có tỷ số nợ vay bình qn cao hơn hẳn ba quốc gia này. Các DNNY Việt Nam ngành Bất động sản và Thơng tin có tỷ số nợ vay thấp hơn Mỹ

9 Các tỷ số nợ của DNNY trong nhóm 1 đến nhóm 3 gần như nhau nên từ đây trở đi, khi xem xét chi tiết từng

ngành SXKD, tác giả chỉ phân tích nhóm 1 với 290 DN đã niêm yết liên tục từ năm 2008 đến 2011. 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 1,40 1,60 1,80 2,00 2008 2009 2010 2011

Nông Lâm nghiệp Khoa học, công nghệ Công nghiệp Vận tải Thông tin Thương mại, Dịch vụ Bất động sản Khai khoáng Xây dựng

nhưng khá cao so với Thái Lan và Hàn Quốc. Các DN ngành Khai khống có tỷ số nợ vay thấp hơn Hàn Quốc nhưng cao hơn Thái Lan và Mỹ. Vậy, trừ lĩnh vực Nông lâm nghiệp, Khoa học - Công nghệ và Vận tải, các DNNY Việt Nam hiện đang sử dụng ĐBTC cao so với DN các nước, đặc biệt là ba ngành Xây dựng, Công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ.

Hình 3.4. Tỷ số nợ vay của DNNY Việt Nam so với một số quốc gia năm 2011

Nguồn: Tác giả, dựa theo BCTC 290 DNNY và Damodaran (2012, 2013). Dữ liệu xem tại Phụ lục 9.

3.2.2 Tình hình sử dụng nợ phải trả khác

Trong giai đoạn 2008 – 2011, giá trị nợ phải trả của DNNY chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn, đạt mức 26,4% vào năm 2011.

Hình 3.5. Cơ cấu nguồn vốn 290 DNNY tại 31/12 (2008 – 2011)

0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 1,40 1,60 1,80 2,00 2,20 2,40 2,60 Nơng Lâm nghiệp Khai khống Công nghiệp Xây

dựng Vận tải TM-DV Thơng tin BĐS

KH-CN Bình

qn

Việt Nam Hàn Quốc

Thái Lan Mỹ

Các nền kinh tế mới nổi Các nền kinh tế châu Á mới nổi

35,29% 38,01% 36,49% 35,23% 22,21% 21,41% 23,05% 26,38% 42,50% 40,58% 40,46% 38,39% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ phải trả khác Tổng nợ vay

Bên cạnh sử dụng nợ vay cao, Hình 3.5 và 3.6 cũng cho biết tỷ số đòn bẩy và tỷ số nợ phải trả của DNNY (trong cả 3 nhóm) khá cao và tăng liên tục qua các năm. Bình quân giai đoạn 2008 - 2011, tỷ số đòn bẩy của DNNY khoảng 2,4, tức là nguồn vốn chủ sở hữu chỉ đóng góp khoảng 42% vào tổng tài sản các DNNY. Tính riêng 290 DNNY nhóm 1, tỷ số này còn tăng lên 2,605 lần vào năm 2011, cao hơn mức cận trên của tỷ số đòn bẩy các DN sản xuất lớn là từ 1,43 đến 2,50 theo kinh nghiệm của Stickney và Weil (1997).

Hình 3.6. Tỷ số địn bẩy (2008 – 2011) Hình 3.7. Tỷ số nợ phải trả (2008 – 2011)

Nguồn: Tác giả, dựa theo BCTC các DNNY.

Hơn nữa, tỷ số nợ phải trả của các DNNY của Việt Nam cao hơn hẳn so với các DN phi tài chính của Thái Lan và Hàn Quốc. Năm 2010, 580 DNNY (nhóm 3) có tỷ số nợ phải trả bình quân là 1,3 trong khi tỷ số này của các DN Thái Lan là 1,13 và Hàn Quốc chỉ 1,03. Năm 2011, tỷ số nợ phải trả của các DNNY Thái Lan là 1,24 trong khi của DNNY Việt Nam là 1,43 (xem thêm Phụ lục 8 và Phụ lục 10). Tuy tỷ số này thấp hơn tỷ số nợ phải trả bình quân vào thời điểm khủng hoảng tài chính 1997 của các DN phi tài chính tại Hàn Quốc là 3,67 (Haggard và cộng sự (2003), trích trong Kyung – Mook Lim (2010)) và Thái Lan là 4,61 (IMF, 1999) nhưng cũng cho thấy DNNY Việt Nam đã phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, gồm cả nợ vay và nợ phải trả khác.

Phân tích xu hướng (Phụ lục 7) cho biết các khoản nợ phải trả khác tăng chủ yếu do tăng khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Từ năm 2010, tổng hai khoản mục này tăng nhanh (tăng 33,60% năm 2010, 40,59% năm 2011), chiếm trên 55% các khoản nợ phải trả khác và 14,57% tổng nguồn vốn của DNNY vào năm 2011. Số tiền phải thu khách hàng năm 2010 và 2011 lần lượt tăng 44,15% và 13,23%, xấp xỉ tổng số phải trả người bán và ứng trước người mua (bằng 88,67% năm 2011), chiếm 12,92% tổng tài sản các DNNY

(Phụ lục 6). Những con số trên cho thấy các DN chiếm dụng vốn lẫn nhau với tỷ lệ khá lớn

2,00 2,20 2,40 2,60 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 2008 2009 2010 2011 0,00 0,50 1,00 1,50 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 2008 2009 2010 2011

trong tổng tài sản. Ngồi ra, việc tiêu thụ hàng hóa có dấu hiệu chậm lại từ năm 2010, thể hiện qua giá trị hàng tồn kho của DN tăng 34% trong mỗi năm 2010 và 2011, tỷ trọng trong tổng tài sản tăng từ 17,21% lên 19,92% và số ngày tồn kho tăng từ 82 ngày lên 93 ngày (Phụ lục 7 và Phụ lục 11). Việc gia tăng nợ vay để mở rộng SXKD đã làm tăng lượng hàng hóa sản xuất ra, nhưng sức mua của nền kinh tế đối với sản phẩm của các DNNY lại giảm sút trong những năm 2010 – 2011. Lượng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được làm giảm nguồn tiền thu từ bán hàng, giảm khả năng thanh khoản và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN. Khi một DN gặp khó khăn, các DN khác bị chiếm dụng vốn sẽ khó khăn theo vì chậm (hoặc khơng) thu hồi được nợ. Điều này lý giải phần nào tình trạng DN gặp khó khăn dẫn đến phá sản, tạm dừng hoạt động lan rộng trong thời gian gần đây.

Hình 3.8. Tỷ số nợ phải trả của các DNNY tại 31/12 (2008 – 2011)

Nguồn: Tác giả, dựa theo BCTC các DNNY

So sánh với các DN của Thái Lan và Hàn Quốc, chỉ ba ngành Nông lâm nghiệp, Khoa học – Cơng nghệ và Vận tải có tỷ số nợ phải trả thấp hơn. DNNY Việt Nam ở các ngành cịn lại đều có tỷ số nợ phải trả cao hơn. Chẳng hạn, năm 2010, các DNNY ngành Thơng tin của Việt Nam có tỷ số nợ phải trả là 1,716 trong khi DN Hàn Quốc chỉ là 0,86. Cá biệt hơn, tỷ số nợ phải trả bình quân DNNY ngành Xây dựng lên đến 3,178 vào năm 2010, gấp 1,8 lần các DN Hàn Quốc (1,80) và gần gấp 3 lần các DNNY của Thái Lan (1,11). Tỷ số này thậm chí cịn tiếp tục tăng trong năm 2011 lên 3,228, trong khi DNNY Thái Lan giảm nhẹ xuống 1,09. Điều này cũng xảy ra tương tự với các ngành còn lại tuy mức chênh lệch

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 2008 2009 2010 2011

Nông Lâm nghiệp Khoa học, công nghệ Công nghiệp Vận tải Thông tin Thương mại, Dịch vụ Bất động sản Khai khống Xây dựng Bình qn

Phân tích trên cho thấy các ngành Xây dựng, Công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ, Bất động sản, Thông tin và Khai khống khơng chỉ sử dụng nợ vay cao mà còn chiếm dụng nhiều nguồn vốn khác, khả năng tự tài trợ thấp. Hầu hết những DN ngành này lại phản ánh khó tiếp cận vốn vay theo Báo cáo khảo sát của TCTK vào tháng 4/2012. Ngun nhân có thể do các tổ chức tài chính gần đây đã thận trọng hơn, hạn chế cấp tín dụng đối với các DN có tỷ số nợ vay cao và khả năng thanh khoản thấp, hoặc các DN này đã bị phân loại là nợ xấu nên không thể tiếp tục vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)