Kinh nghiệm hình thành và phát triển thị trường công cụ phái sinh ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26)

Chương 1 : Nhận thức chung về công cụ tài chính phái sinh

1.5 Kinh nghiệm hình thành và phát triển thị trường công cụ phái sinh ở một số

số nước trên thế giới:

1.5.1 Thị trường phái sinh Mỹ:

_ Thị trường phái sinh Mỹ đã có bề dày lịch sử 160 năm, bắt đầu bằng sự ra đời của thị trường hợp đồng tương lai (HĐTL) hàng hóa Chicago Board of Trade (CBT) năm 1848, Chicago Mercantile Exchange (CME) năm 1898. Sau đấy là một loạt các

thị trường HĐTL và quyền chọn được ra đời. Hiện tại, có 6 thị trường quyền chọn đăng ký hoạt động với U.S. Securities and Exchange Commision (SEC) và 12 thị trường HĐTL chịu sự giám quản của Commodity Futures Trading Commission (CFTC). Hàng hóa trên thị trường phái sinh rất phong phú, đa dạng và ngày càng mang tính sáng tạo và phức tạp. Chứng khốn cơ sở của HĐTL và quyền chọn mới đầu ở dạng hàng hóa vật chất gồm các sản phẩm nông nghiệp như bơ, trứng, bột mỳ, gạo…; các hàng hóa nguyên liệu, năng lượng như dầu thô, điện, cao su…; các loại kim loại quý như sắt, thép, vàng, bạc... sau đó đến các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, tiền tệ... Mới đây nhất là các sản phẩm trừu tượng như chỉ số biến động giá của quyền chọn được chọn làm chứng khoán cơ sở cho một loại hợp đồng quyền chọn trên CBT hoặc là các HĐTL đối với thời tiết ở một số vùng đang được giao dịch trên CME.

Xét về tổng thể, các thị trường hoạt động trong khuôn khổ của hệ thống luật hai cấp: luật liên bang và các quy định của các tổ chức tự quản như Sở Giao dịch (SGD), Hiệp hội các cơng ty chứng khốn, Hiệp hội các nhà giao dịch HĐTL… đồng thời chịu sự giám quản của hai tổ chức trực thuộc Quốc hội là SEC và CFTC. _ Hệ thống thanh toán bù trừ chứng khoán vốn, quyền chọn và HĐTL chịu sự giám quản của SEC và CFTC tùy theo đối tượng thanh tốn. Ví dụ, Tập đồn thanh tốn giao dịch quyền chọn OCC phải tuân thủ các quy định của SEC khi thực hiện thanh toán các hợp đồng quyền chọn mua/bán đối với cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, lãi suất và ngoại tệ. Đồng thời, OCC cũng phải đăng ký với CFTC vì tổ chức này cịn có hoạt động thanh tốn HĐTL và quyền chọn đối với HĐTL.

_ Thực tế ở thị trường Mỹ, do các SGD theo đuổi mục tiêu đa dạng hàng hóa giao dịch và do hoạt động sáp nhập giữa các SGD nên SEC và CFTC khó có thể tránh khỏi việc quản lý chồng chéo. Ví dụ, trên CME có giao dịch cả quyền chọn và HĐTL chỉ số chứng khoán nhưng đăng ký hoạt động tại CFTC. Giả thiết có hoạt động thao túng thị trường chứng khốn vốn thơng qua việc mua bán quyền chọn và HĐTL tại CME thì SEC sẽ gặp khó khăn trong hoạt động giám sát thị trường. Với lý do nhằm tăng tính hiệu quả và cạnh tranh cho thị trường chứng khoán, ngày

29/3/2008, Bộ Tài chính Mỹ đã trình Quốc hội kế hoạch sáp nhập CFTC và SEC

mang tên Blueprint for Modernizing the Financial Regulatory Structure, một kế

hoạch gây phản ứng gay gắt từ phía CFTC và CME.

Một trong số thị trường chứng khoán quyền chọn ở Mỹ là SGD quyền chọn Chicago.Chicago Board Options Exchange (CBOE) là thị trường chứng khoán quyền chọn đầu tiên ở Mỹ, thành lập năm 1973, hoạt động theo Luật Chứng khoán Liên bang và chịu sự giám sát của SEC. Hơn 30 năm qua, CBOE không ngừng phát triển, đến năm 2005 CBOE là SGD có thị phần dẫn đầu thị trường quyền chọn tại Mỹ, chiếm một phần ba thị trường với 31,8%. Năm 2006 và 2007 cùng đạt mức 33% thị phần. Sự thành công trong lĩnh vực quyền chọn của CBOE là sự hội tụ của nhiều yếu tố nội lực, trong đó có năng lực sáng tạo sản phẩm; công tác đào tạo kiến thức quyền chọn và hướng công chúng tới sản phẩm; hệ thống giao dịch mang nhiều tiện ích cho người sử dụng đi kèm với các chính sách ưu đãi khuyến khích mạng lưới các nhà tạo lập thị trường.

1.5.2 Thị trường phái sinh ở Anh:

_ Năm 1982, SGD HĐTL quốc tế London (LIFFE) được thành lập với các sản phẩm phái sinh lãi suất và tiền tệ. Đến năm 1992, LIFFE sáp nhập với The London Traded Options Market (LTOM) và đổi tên thành SGD HĐTL và quyền chọn quốc tế London. Sau đó LIFFE tiếp tục sáp nhập với The London Comodity Exchange (LCE) năm 1996 và cung cấp cho thị trường các loại sản phẩm chứng khoán phái sinh bao gồm HĐTL, quyền chọn đối với tiền tệ, chứng khốn vốn và hàng hóa. Năm 2002, LIFFE trở thành thành viên của Euronext. Năm 2007,NYX được hình thành từ việc sáp nhập Euronext với NYSE Group. NYX bao gồm 8 SGD tại 6 quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan và Bồ Đào Nha, hoạt động trên hai lĩnh vực chứng khoán vốn và chứng khốn phái sinh. Tính đến cuối năm 2007, có 4.000 cơng ty niêm yết trên NYX với trị giá vốn hóa khoảng 30,5 nghìn tỷ USD và KLGD chứng khốn vốn bình quân 141 tỷ USD/ngày, tương đương với 1/3 tổng giá trị giao dịch toàn thế giới. Như vậy, hiện nay SGDCK phái sinh London là một thành viên của NYX, thương hiệu LIFFE trở thành biểu tượng cho mảng giao dịch chứng khoán

phái sinh của NYX ở châu Âu bao gồm các thị trường chứng khoán phái sinh Amsterdam, Brussels, Lisbon, London và Paris.

_ Xét về hệ thống luật pháp, mỗi thành viên của NYX phải tuân theo luật của nước sở tại và những quy định chung của tập đoàn. Mỗi thị trường có những quy định riêng biệt về chi tiết hợp đồng, ví dụ như về loại tiền giao dịch, về thời gian giao dịch, độ lớn hợp đồng… do vậy không thể có một quy định chung cho các thị trường của NYX. Tại Anh, SGDCK phái sinh London chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của The Financial Services Authority (FSA). FSA là một tổ chức độc lập không trực thuộc chính phủ và hoạt động theo luật Financial Services and Markets Act

2000. Tuy nhiên, là một thành viên của tập đoàn liên sở NYX tại thị trường châu

Âu, Sở London cũng phải tuân theo một số quy định chung của Euronext như

MiFID (Market in Financial Instruments Directive) và những quy định tại Rule I, trong đó bao gồm những quy định chung cho tất cả 5 thị trường phái sinh ở châu Âu thuộc Euronext.

_ Khác với CBOE của Mỹ, HĐTL được giao dịch nhiều hơn so với hợp đồng quyền chọn tại London nói riêng và tại LIFFE nói chung. Năm 2007, số HĐTL chiếm 72% tổng KLGD của SGD London và 60% đối với LIFFE. Một đặc điểm dễ nhận thấy qua thống kê hàng năm của SGD chứng khoán phái sinh London là KLGD của HĐTL đối với lãi suất ngắn hạn và quyền chọn đối với HĐTL đối với lãi suất ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số khối lượng hợp đồng được giao dịch.

_ Từ năm 2007, LIFFE mở rộng thời gian giao dịch từ 1 giờ sáng đến 21 giờ (giờ London), để hợp đồng Three month Euribor future được giao dịch trên bốn thị trường lớn của châu Á và châu Úc như Singapore, Hong Kong, Tokyo và Sydney. Việc mở rộng sang thị trường châu Á và châu Úc cũng là một yếu tố đóng góp vào mức tăng cao của khối lượng hợp đồng giao dịch năm 2007.

_ Tất cả các giao dịch của SGDCK phái sinh London đều được thực hiện qua hệ thống giao dịch LIFFE CONNECT®, hệ thống được Sở tự thiết kế và phát triển và thay thế hoàn toàn cho phương thức giao dịch đấu giá mở từ năm 2000. Hiện tại, LIFFE CONNECT® được sử dụng cho tất cả các thị trường phái sinh ở châu Âu

trong hệ thống liên sở NYX và 837 khách hàng từ 31 quốc gia trên thế giới.

1.5.3 Thị trường phái sinh Nhật Bản:

_ Xét về tổng KLGD chứng khoán vốn toàn cầu năm 2007, SGDCK Tokyo (TSE) đứng thứ hai sau NYSE Group. SGDCK Osaka (OSE) đứng thứ hai về tổng giá trị giao dịch trái phiếu sau Luxembourg Stock Exchange. Song hành với sự phát triển của thị trường chứng khoán vốn, thị trường chứng khoán phái sinh của Nhật Bản không ngừng được đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng quy mơ về KLGD cũng như đối tượng tham gia thị trường. Xét theo tiêu chí thanh khoản, mỗi một SGDCK phái sinh đều có sản phẩm nổi trội của riêng mình. Trên TSE, giao dịch các sản phẩm HĐTL TOPIX chiếm tỷ trọng lớn. So sánh với các SGD thuộc châu Á-Thái Bình Dương, OSE dẫn đầu về KLGD HĐTL và quyền chọn đối với chỉ số cổ phiếu; SGD tài chính Tokyo (TFX) dẫn đầu về sản phẩm HĐTL và quyền chọn đối với lãi suất ngắn hạn.

_ Năm 2007, trên TSE có hai sản phẩm phái sinh đạt mức tăng trưởng cao so với các sản phẩm khác đó là HĐTL chỉ số chứng khoán Topix và quyền chọn HĐTL trái phiếu Chính phủ Nhật Bản. Về cơ cấu các nhà đầu tư của hai sản phẩm phái sinh có tính thanh khoản và mức độ tăng trưởng cao nhất TSE, thì các cơng ty chứng khốn và các nhà đầu tư nước ngoài, hai loại hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 90% KLGD toàn thị trường.

1.5.4 Thị trường phái sinh Úc:

_ Theo số liệu năm 2007 của World Federation of Exchanges (WFE), SGDCK Úc (Australian Securities Exchange, ASX) đứng đầu khối châu Á-Thái Bình Dương về KLGD hợp đồng quyền chọn cổ phiếu và HĐTL lãi suất dài hạn. Tại thị trường nội địa, KLGD của thị trường chứng khoán phái sinh Úc đạt mức tăng trưởng cao với 17,6% năm 2006 và 15% năm 2007. Năm 2006 đánh dấu một sự thay đổi lớn đối với TTCK phái sinh Úc sau sự kiện hai SGD hàng đầu của Úc, ASX và SFE (Sydney Futures Exchange) sáp nhập vào tháng 7/2006.

_ Xét về KLGD, tổng số hợp đồng được giao dịch tại SFE luôn lớn hơn tại ASX từ hai đến bốn lần. Xét về cơ cấu sản phẩm, nếu như SFE có thế mạnh về giao dịch

HĐTL thì ASX lại nổi trội về hợp đồng quyền chọn. Mức phí giao dịch/hợp đồng trên ASX gần như giữ đều trong khoảng thời gian 2005-2007 thì ngược lại, trên SFE phí giao dịch được giảm dần và giảm mạnh trong năm 2007, còn 1,39 USD/hợp đồng.

1.5.5 Thị trường phái sinh Singapore:

_ Thị trường chứng khoán phái sinh Singapore được xây dựng từ năm 1984. Vào thời điểm này, phương thức giao dịch chủ yếu vẫn là khớp lệnh tại sàn. Từ 2004, SGDCK Singapore (SGX) đưa giao dịch trực tuyến vào hoạt động, tạo thành bước ngoặt thật sự cho thị trường. Hiện nay 92% KLGD chứng khoán phái sinh chủ yếu thực hiện qua giao dịch trực tuyến. Singapore đứng thứ 8 trên thế giới về tổng KLGD quyền chọn cổ phiếu, và đứng thứ 4 ở Châu Á trong lĩnh vực này. Phương châm phát triển thị trường phái sinh của quốc đảo này là: phát triển một thị trường phái sinh bền vững với sự tham gia của các nhà đầu tư có đầy đủ thông tin; đảm bảo một thị trường có tính thanh khoản cao, trật tự, hiệu quả và cơng bằng; khuyến khích sự phát triển của những sản phẩm sáng tạo đáp ứng được mọi nhu cầu cân đối lợi nhuận - rủi ro của các thành viên tham gia thị trường.

_ Trên thị trường phái sinh Singapore có 04 loại hợp đồng phái sinh chủ yếu là: Các hợp đồng phái sinh cổ phiếu; Các hợp đồng phái sinh hàng hóa; Các hợp đồng phái sinh lãi suất; Các hợp đồng phái sinh ngoại hối. Các sản phẩm phái sinh tài chính phổ biến nhất tại thị trường Singapore là: HĐTL chỉ số Nikkei, HĐTL chỉ số cổ phiếu MSCI Đài Loan, HĐTL chỉ số cổ phiếu MSCI Singapore, quyền chọn cổ phiếu (structured warrant). Singapore hiện đứng trong nhóm 10 thị trường giao dịch HĐTL chỉ số cổ phiếu lớn nhất trên thế giới.

_ Các sản phẩm phái sinh hàng hóa ở Singapore chủ yếu giao dịch trên thị trường OTC, thông qua công ty SGX AsiaClear, trực thuộc SGDCK Singapore – là công ty TNHH về thanh toán, bù trừ các giao dịch chứng khoán phái sinh OTC nhằm phòng ngừa rủi ro giao dịch. Hiện Singapore đứng thứ 8 trên thế giới về giao dịch chứng khốn phái sinh hàng hóa, với tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán phái sinh OTC từ năm 2004 đến 2006 là 46%/3 năm. Các sản phẩm phái sinh hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Công cụ phái sinh đã được giới thiệu vào Việt Nam trong năm 2002 nhưng

cho đến nay nó vẫn cịn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam, do đó để phát triển công cụ này thì trong chương 1 của luận văn đã giới thiệu tổng

quan về cơng cụ tài chính phái sinh, sự phát triển của thị trường phái sinh, đề cập những khía cạnh liên quan đến cơng cụ tài chính phái sinh như: đối tượng tham gia thị trường phái sinh, vai trò của công cụ phái sinh cho các doanh nghiệp,…nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cơng cụ tài chính này. Mặt khác, trong phần này, luận văn cũng đã chỉ rõ những lợi ích - rủi ro cũng như những yếu tố tác động đến rủi ro công cụ phái sinh. Luận văn cũng trình bày thêm những kinh nghiệm trong việc sử dụng và quản lý công cụ phái sinh

ở một số quốc gia để chúng ta thấy được những mặt tích cực mà từ đó vận

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC CƠNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 2.1 Các yếu tố thị trường hỗ trợ cho sự phát triển các công cụ phái sinh: 2.1.1 Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các cơng cụ tài chính phái sinh:

_ Hiện nay, hệ thống pháp luật và thể chế thị trường ở Việt Nam chưa hồn chỉnh, cịn nhiều khoảng cách so với yêu cầu quốc tế cho các ngân hàng, do đó làm hạn chế cạnh tranh trong việc phát triển thị trường ngân hàng và tiền tệ. Trong điều khoản của quy định về sản phẩm phái sinh, Việt Nam vẫn còn thiếu một khung pháp lý , trở ngại này là một trở ngại lớn cho ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc triển khai các sản phẩm mới.

_ Gần đây, NHNN đã ban hành giới hạn giấy phép cho một số ngân hàng thương mại để cung cấp một số loại sản phẩm phái sinh. NHNN cũng đã ban hành nhiều quy định và quy tắc để hướng dẫn ngân hàng thương mại trong việc trong việc triển khai các sản phẩm mới cũng như quản lý thị trường các cơng cụ phái sinh có hiệu quả.

+ Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là cơng cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. + Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hốn đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VNĐ.

- Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày 30/09/2003 và thay thế Quyết định số 62/QĐ-NHNN ngày 26/12/2006 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất

cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các DN được sử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất. Hốn đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với DN vay vốn tại NH; giữa NH với những DN vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các NH trong nước với nhau và giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các TCTD nước ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHTM đã triển khai cung cấp hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp (DN), tích cực tìm kiếm đối tác từ trong nước cũng như từ nước ngoài để tăng lợi nhuận và giảm thiểu nguy cơ phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)