Những điều kiện thị trường hỗ trợ cho sự phát triển CCPS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 38)

Chương 1 : Nhận thức chung về công cụ tài chính phái sinh

2.1 Các yếu tố thị trường hỗ trợ cho sự phát triển các CCPS

2.1.2 Những điều kiện thị trường hỗ trợ cho sự phát triển CCPS

- Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, về cơ bản, các mức giá đã được tự do hóa tại Việt Nam,. Ngân hàng Nhà nước chỉ ảnh hưởng đến những cơn sóng lãi suất và tỷ giá hối đối thơng qua thị trường tiền tệ và các cơng cụ chính sách tiền tệ. Do đó, lãi suất và tỷ giá hiện tại phản ánh sát hơn giá trị của đồng Việt Nam, và theo sự phát triển của thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. - Lãi suất đã dần dần được tự do hóa thơng qua một trình tự. Đầu tiên, nguyên tắc tỷ lệ lãi suất thực dương đã được giới thiệu từ năm 1992. Lãi suất tiền gửi đã được tự do hóa vào năm 1996, và lãi suất cho vay được xác định thông qua đàm phán kể từ tháng 6 năm 2002. Tương tự, tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với đồng đôla Mỹ theo công bố của Ngân hàng Nhà nước được xây dựng trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng, mà đối tượng tham gia là Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng có giấy phép cho việc mua bán ngoại hối. Tuy nhiên, trong một nỗ lực để ổn

định thị trường và kích thích xuất khẩu, các loại tiền tệ trong nước vẫn được cố định với đồng USD, tỷ giá duy nhất của đồng Việt Nam đối với các loại tiền tệ không phải là USD được thả nổi.

- Áp lực mở cửa thị trường và những giao dịch quốc tế ngày càng tăng đã dẫn đến việc Chính phủ Việt Nam phải giảm thiểu sự can thiệp của họ trên thị trường, bao gồm cả vấn đề dần dần thả nổi mức lãi suất và tỷ giá hối đoái. Biên độ giao dịch đã được tăng lên, và hiện nay các ngân hàng đã linh hoạt hơn để thống nhất mức lãi suất và tỷ giá hối đoái cung cấp cho khách hàng mà thích hợp với mối quan hệ cung cầu thị trường. Tuy nhiên, tính linh hoạt này cũng tạo ra sự biến động rõ rệt trên thị trường. Thật dễ dàng thấy rằng, do sự thay đổi đáng kể trên thị trường thế giới gần đây, đã có một biến động lớn về tỷ giá hối đối và lãi suất tại Việt Nam (Hình 2.1 và 2.2).

Hình 2.1: Những thay đổi về tỷ giá hối đoái (USD/VND)

(Nguồn: Asian development bank (ADB))

15,000 15,500 16,000 16,500 17,000 17,500 18,000 18,500 19,000 19,500 20,000

Reference rate of the State Bank of Viet Nam Upper bound of the trading band Lower bound of the trading band Black market exchange rate

Hình 2.2: Những thay đổi về tỷ lệ lãi suất

(Nguồn: Asian development bank (ADB)) Trong dài hạn, kiểm soát quản lý tiền tệ sẽ tiếp tục được giảm theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước để nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam. Chính phủ dự kiến sẽ hồn tồn tự do hóa thị trường ngoại hối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)