Sở hữu nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện an toàn tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 30 - 31)

4. Kết cấu của luận văn

2.1 Rủi ro tín dụng do thể chế, chính sách

2.1.1 Sở hữu nhà nƣớc

Do là ngân hàng thuộc toàn bộ sở hữu nhà nƣớc nên chính phủ can thiệp sâu vào các hoạt động của VDB. Chính phủ trực tiếp thực hiện các chính sách tài chính, tín dụng đối với nền kinh tế thông qua việc điều phối VDB. Điều này làm VDB nảy sinh tâm lý ỷ lại, họ quá dựa vào sự bảo hộ của chính phủ, với niềm tin đƣợc chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, sẵn sàng cứu giúp khi gặp khó khăn và cho rằng ngân hàng mình là q lớn nên khơng thể thất bại (too big to fail). Từ đó đã dẫn đến những động cơ và hành vi không đúng trong việc quản lý tín dụng, làm cho rủi ro tín dụng gia tăng. Đến 30/9/2009, NQH phát sinh ở hầu hết các chi nhánh với 1.900 dự án có NQH, chiếm 57% tổng số dự án vay vốn tại VDB21, một con số thật khổng lồ.

Thực tế tại VDB, sở hữu nhà nƣớc đã dẫn đến việc can thiệp và điều phối của chính phủ trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là việc cấp tín dụng theo chỉ định. Bảng 1.7 mô tả thực trạng nợ xấu tại VDB từ 11,9%-12,7% là cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng chỉ khoảng 2,1%-2,5% cho cả giai đoạn 2008-2010, nó cũng cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nƣớc khác nhƣ Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank và MHB. Trong khi Agribank, BIDV và MHB cũng có 100% vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc nhƣ VDB nhƣng tỷ lệ nợ xấu năm 2008 và 2009 tại các ngân hàng này thấp hơn nhiều so với VDB. Tại Agribank năm 2008 là 2,68%, năm 2009 là 2,6%, tƣơng ứng nhƣ vậy tại BIDV là 2,71% và 2,82% và tại MHB năm 2009 chỉ 2,03%. Còn so với các NHTMCP khác nhƣ ACB, Sacombank, Eximbank, tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ xấp xỉ từ dƣới 1%-2%. Trong khi đó, nếu so về số tuyệt đối thì nợ xấu của VDB bằng 32,7% số tuyệt đối nợ xấu của toàn ngành ngân hàng22

.

Kinh nghiệm tại Argentina cho thấy, một trong số nguyên nhân gây nên sự yếu kém trong hoạt động của các ngân hàng là vấn đề sở hữu nhà nƣớc. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy có 20 tỉnh sở hữu các ngân hàng địa phƣơng, là những ngân

21 Báo cáo chuyên đề cân đối nguồn vốn và các quỹ tại hội nghị giám đốc VDB tháng 10/2009 tại Đồng Hới.

hàng có chất lƣợng danh mục đầu tƣ và hiệu quả thấp. Kết quả 1/2 số ngân hàng này đƣợc rao bán vào cuối năm 1997, và đến năm 2000 tỉ lệ rao bán đã lên đến 2/3 số ngân hàng23. Mặt khác, nghiên cứu của La Porta, Lopez-de-Silanes, Shleifer, Caprio và Martinez (2000) cho thấy mức độ sở hữu nhà nƣớc trong hệ thống ngân hàng vào những năm 1970 đi liền với sự phát triển yếu kém của hệ thống tài chính, tăng trƣởng kinh tế chậm và năng suất thấp, cũng nhƣ mối tƣơng quan giữa sở hữu nhà nƣớc với độ bất ổn của hệ thống tài chính. Mức độ sở hữu nhà nƣớc cao trong hệ thống ngân hàng vào đầu giai đoạn 1980-1997 có quan hệ đồng biến với xác suất xảy ra khủng hoảng ngân hàng. Trong khi đó, nghiên cứu của Barth, Capirio và Levine (2001) chỉ ra rằng sở hữu nhà nƣớc trong ngân hàng làm tăng biên độ CLLS, giảm tín dụng cho khu vực tƣ nhân và giảm tính cạnh tranh trong cả hệ thống tài chính24.

Do đó, nhận thấy đƣợc những rủi ro tiềm ẩn có thể do sở hữu nhà nƣớc toàn diện gây ra, hiện nay chính phủ đã cho phép cổ phần hóa hai NHTM nhà nƣớc là Vietcombank và Vietinbank. BIDV và MHB thì đang trong quá trình chuẩn bị và cũng sẽ đƣợc cổ phần hóa trong những năm tới, Agribank sẽ đƣợc tổ chức lại dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Các ngân hàng này ngày càng tiến đến hoạt động tự chủ hoàn toàn theo cơ chế thị trƣờng. Trong khi đó, VDB vẫn phải là ngân hàng chính sách phát triển, 100% vốn thuộc sở hữu nhà nƣớc và hoạt động theo định hƣớng của chính phủ nên chắc chắn sẽ gặp nhiều rủi ro nếu khơng có những điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện an toàn tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)