Đã công tác trong ngành pháp luật trên 5 năm hoặc từng là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, trọng tài viên, điều tra viên, luật sư;
Có chứng chỉ hồn thành lớp tập huấn về nghề TPL;
Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
Kinh nghiệm tham dự lớp Tập huấn nghiệp vụ TPL từ 19/9/2011 – 29/9/2011 cho thấy: số đông học viên hiện là luật sư, công chứng viên và chỉ dự tập huấn để biết, được cấp chứng chỉ và một số đi học vì kinh phí được tài trợ. Vì vậy, kết quả 3 đợt bổ nhiệm không khả quan: 65 người nộp hồ sơ nhưng Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm 57 người và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chính thức bổ nhiệm 53 người [Hình 4.5]. Sở dĩ đợt 1 và 3 có số lượng bổ nhiệm nhiều hơn vì 2 đợt này gần với kế hoạch thành lập văn phòng TPL.
4.2.3. Cấp phép thành lập
Văn phòng TPL là tổ chức hành nghề của TPL, do UBND TP quyết định thành lập, Sở Tư pháp cấp đăng ký hoạt động, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Hai hình thức tổ chức văn phịng là: (i) doanh nghiệp tư nhân nếu do một TPL thành lập, hoặc (ii) công ty hợp danh nếu từ hai TPL trở lên thành lập. Văn phòng TPL cần đáp ứng những điều kiện thành lập theo Nghị định 61 như:
Có địa điểm thuận tiện, đảm bảo diện tích và trang thiết bị cần thiết;