chứng cứ cho luật sư; (iii) hỗ trợ phịng cơng chứng; mà còn (iv) giúp tòa án, cơ quan hành chính giải quyết khách quan, chính xác, kịp thời, các vụ việc liên quan.
Tuy nhiều người còn xa lạ với chế định TPL (18,2% khách hàng đến văn phòng TPL để tìm hiểu và được tư vấn) nhưng sự cần thiết và hiệu quả của TPL cũng như khả năng nhân rộng mơ hình TPL đã từng bước được xác định. Khảo sát cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng rất cao: 100% khách hàng cho rằng họ sẽ tìm đến TPL khi có nhu cầu và 95,5% khách hàng nhận định việc mở thêm các văn phòng TPL là rất cần thiết [Hình 5.3].
Dù mới triển khai thí điểm tại TP.HCM và sự đóng góp cịn khiêm tốn song chế định TPL đã tạo ra một kênh mới trong dịch vụ tư pháp và được chấp nhận bởi cộng đồng cũng như bước đầu thực hiện các mục tiêu của chính sách XHH hoạt động tư pháp.
5.2.2. Tiêu chí “Nền tảng pháp lý và kinh nghiệm hợp lý”
OECD xem chế độ pháp quyền, thượng tôn pháp luật là điều kiện góp phần phát triển quốc gia. Do đó, với vai trị là chính sách cơng, chế định TPL cần có cơ sở pháp luật vững chắc. Chủ trương XHH hoạt động tư pháp và thí điểm TPL đã được đề cập trong các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2002. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng chủ trương tiếp tục XHH đối với hoạt động tư pháp: “Hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức hoạt
động khơng vì lợi nhuận. Những tổ chức này có thể được nhà nước ủy quyền thực hiện một
số nhiệm vụ, cung cấp một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng.”