Hệ thống văn bản của nhà nước về chế định thừa phát lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thí điểm chế định thừa phát lại tại TPHCM thực trạng và kiến nghị (Trang 45 - 49)

Như vậy, chế định TPL đã có nền tảng pháp lý cơ bản và những kinh nghiệm hợp lý cả trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của hệ thống pháp luật Việt Nam còn những bất cập và chưa thống nhất thì nền tảng pháp lý của việc thực hiện chế định TPL cũng không tránh khỏi sự thiếu đồng bộ.

5.2.3. Tiêu chí “Lợi ích - chi phí và phân bổ tác động”

Phần lớn kinh phí hoạt động của tịa án và cơ quan thi hành án đều do ngân sách nhà nước cấp (kinh phí hoạt động thường xuyên, xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa...). Chi phí dành cho tống đạt văn bản và thi hành án cũng chủ yếu từ nguồn này. Kinh phí có xu hướng tăng, nếu năm 2000, mỗi biên chế được cấp 16,5 triệu đồng/năm thì đến năm 2007 là 39 triệu đồng/năm59 và hiện nay là 67 triệu đồng/biên chế/năm60 .

Tuy ngân sách tăng nhưng mức tăng không theo kịp quy mô công việc. Kết quả là lượng án tồn đọng còn nhiều, trung bình 50.000 việc/năm. Có hai giải pháp để khắc phục tình trạng này: (i) tiếp tục tăng biên chế và ngân sách cho bộ máy thi hành án; hoặc (ii) XHH việc thi hành án.

Khi cân nhắc phân bổ tác động trong XH và tác động về KT, việc tăng ngân sách, tăng biên chế cho thi hành án sẽ khó khả thi vì điều này mâu thuẫn với chính sách cải cách hành chính và tinh giản biên chế hiện nay. Do đó, mạnh dạn XHH hoạt động thi hành án là giải pháp hợp lý hơn.

Xét riêng hoạt động tống đạt văn bản, mỗi tòa án và thi hành án ở TP.HCM đều có 4 - 5 người phụ trách văn thư và tống đạt văn bản. Như vậy, số lượng tối thiểu người phụ trách tống đạt của 50 cơ quan tòa án và thi hành án là 200 người. Mỗi năm, các biên chế này được nhà nước cung cấp khoảng 13,4 tỷ đồng. Nếu việc tống đạt được giao toàn bộ cho TPL, lợi ích cụ thể sẽ là:

Tiết kiệm được khoảng 200 biên chế cho việc tống đạt;

Cơ quan tòa án và thi hành án phân bổ lại nguồn lực để xử lý án tồn đọng; Tiết kiệm chi phí tống đạt qua đường bưu điện và tránh thất lạc văn bản.

59 Bộ Tư pháp (2008, tr.11)

Trong khi đó, chi phí của cơ quan nhà nước dành cho việc thí điểm này khơng đáng kể, chủ yếu là kinh phí tổ chức lớp học và tuyên truyền về TPL.

Có thể nói, thí điểm TPL đã có những lợi ích nhất định đối với cơ quan tư pháp và người dân. Tuy nhiên, việc phân bổ những tác động này và tính tốn chi tiết về lợi ích – chi phí vẫn cịn khó khăn do sự chuyển giao chức năng nhiệm vụ và kinh phí khơng dễ đánh giá.

5.2.4. Tiêu chí “Khuyến khích đổi mới”

Sự ra đời của các văn phòng TPL đã tạo thêm động lực tồn tại cho các văn phòng cũng như

động lực đổi mới cho các cơ quan nhà nước cùng lĩnh vực. Mức độ hài lòng của khách

hàng và số lượng khách quen của văn phòng TPL tương đối lớn [Hình 5.4].

Khảo sát cho thấy gần 1/2 số khách hàng đã sử dụng các dịch vụ TPL từ 3 lần trở lên, trong khi khách hàng mới chỉ chiếm hơn 1/4. Điều này chứng tỏ TPL đã khẳng định được vị trí trong cung cấp sản phẩm và có tiềm năng để thu hút thêm khách hàng.

Những kết quả mà các văn phòng TPL đạt được là sự cảnh báo đối với ngành thi hành án trong đổi mới tổ chức, hoạt động. Mục tiêu trước tiên của ngành thi hành án là giảm lượng án tồn đọng nhưng khó giải quyết khi mà cán bộ ngành thi hành án nghỉ việc ngày càng nhiều. Chỉ tính riêng năm 2009, 19 cán bộ ngành thi hành án xin nghỉ hưu sớm, 32 người

Hình 5.4. Mức độ thường xuyên trong việc sử dụng dịch vụ thừa phát lại

xin thơi việc và việc tuyển dụng mới rất khó khăn dù rằng Cục Thi hành án TP.HCM đã hạ chuẩn và khơng u cầu có hộ khẩu tại TP.HCM61

Trong khi đó, các văn phịng TPL lại có lực lượng nhân sự có trình độ và kinh nghiệm. Số nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 96,6% [Hình 5.5].

Ngồi ra, một thế mạnh khác là đa số các nhân viên được hỏi đều có kinh nghiệm công tác trong ngành pháp luật; cụ thể là 72,4% nhân viên có kinh nghiệm từ 1 – 5 năm và có hơn 10% nhân viên có kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành pháp luật [Hình 5.6].

61 Thanh Lưu (2010)

Hình 5.5. Trình độ học vấn của nhân viên văn phòng thừa phát lại

Nguồn: Tác giả tự khảo sát

Hình 5.6. Kinh nghiệm cơng tác trong ngành pháp luật của nhân viên VP thừa phát lại

Tóm lại, sự ra đời của các văn phịng TPL khơng chỉ khuyến khích và tạo áp lực đổi mới đối với các cơ quan nhà nước cùng lĩnh vực mà còn là phương cách bắt buộc các văn phòng TPL khẳng định vị trí và tồn tại trong mơi trường cạnh tranh hiện nay.

5.2.5. Tiêu chí “Thống nhất với các quy định và chính sách khác”

Hiện nay, hệ thống pháp luật vẫn có một số quy định chưa thống nhất về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TPL. Điển hình là những viện dẫn của các cơ quan, tổ chức như ngân hàng, phịng cơng chứng, văn phịng luật sư trong việc khơng cung cấp thơng tin cho TPL trong xác minh điều kiện thi hành án. Lý do được đưa ra là pháp luật trong ngành của họ có những u cầu khác nhau về tính chất bảo mật thông tin và mức độ hợp tác với các chế định mới như TPL [Bảng 5.3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thí điểm chế định thừa phát lại tại TPHCM thực trạng và kiến nghị (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)