Ký hiệu biến Câu hỏi
XH_1 Khả năng sử dụng dịch vụ Agribank của tôi rất cao
XH_2 Tôi nghĩ rằng nếu dùng dịch vụ ngân hàng tôi sẽ dùng Agribank
XH_3 Tôi tin rằng, Agribank là sự lựa chọn số 1 của tôi
3.3 Cỡ mẫu
Phương pháp xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng được xác định theo nguyên tắc chọn mẫu thuận tiện. Theo Scopper và Schinler (1998), lý do khiến người ta chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất là tính tiết kiệm và chi phí về thời gian. Tuy nhiên, hai tác giả này cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự chủ quan, thiên vị trong quá trình chọn mẫu sẽ dễ dẫn đến sự sai lệch trong kết quả nghiên cứu. Kích thước mẫu phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập (Kumar 2005). Vấn đề càng đa dạng và phức tạp thì mẫu càng lớn, như vậy độ chính xác sẽ cao hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn mẫu cịn phụ thuộc vào năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu có được.
Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất năm mẫu trên một biến quan sát (n = m x 5, trong đó n là cỡ mẫu, m là biến quan sát).
Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi qui một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức: n’ > = 8m’ + 50. Trong đó:
- n’: cỡ mẫu
- m’: số biến độc lập của mơ hình
Cỡ mẫu trong nghiên cứu này sẽ áp dụng theo công thức n = m x 5. Như vậy, với 29 biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là 29 x 5 = 145 mẫu. Nhằm giảm sai số do chọn mẫu, tiêu chí khi thực hiện khảo sát này là trong
điều kiện cho phép thì việc thu thập càng nhiều dữ liệu nghiên cứu càng tốt và nhất thiết phải lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu. Nghiên cứu này chọn kích thước mẫu n = 250.
Tóm tắt
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo trong mơ hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thơng qua hai bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Kỹ thuật thảo luận nhóm được dùng trong bước nghiên cứu định tính và kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp được dùng cho bước nghiên cứu định lượng. Chương này cũng mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu định lượng. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu, bao gồm việc kiểm định độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố (EFA), hồi qui tuyến tính.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu