Chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh tây ninh (Trang 43 - 46)

3.3 NLCT ở cấp độ DN

3.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật

3.3.1.1 Chất lượng môi trường kinh doanh

Trong nghiên cứu này, tác giả dựa vào chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI) để đánh giá về chất lượng môi trường kinh doanh của tỉnh. Chỉ số PCI được xây dựng để đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố ở Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.22

Bảng 16 - Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2007-2011 tỉnh Tây Ninh

Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2007 53.92 35 Trung bình

2008 45.10 56 Tương đối thấp

2009 59.03 28 Khá

2010 57.93 33 Khá

2011 60.43 25 Tốt

(Nguồn: Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2012), Chỉ số năng lực cạnh tranh tranh cấp tỉnh PCI)

Theo kết quả PCI từ năm 2006 đến 2011, điểm số của Tây Ninh có xu hướng tăng dần, song song đó thứ hạng cũng có xu hướng thấp đi, vươn lên từ nhóm Trung bình, Tương đối thấp đến Khá, và năm 2011 đã thuộc nhóm Tốt. Đây là một dấu hiệu khả quan cho môi trường kinh doanh của tỉnh, đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Đối với từng chỉ số thành phần của PCI, Tây Ninh có một số chỉ số đạt điểm số khá cao so với cả nước như: Chi phí gia nhập thị trường (năm 2010 đứng thứ 7/63 cả nước, 1/7 khu vực ĐNB), Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất (3/63 và 1/7), Chi phí khơng chính thức (2/63 và 2/7). Bên cạnh đó, cũng có một số chỉ số quan trọng nằm trong nhóm dưới trung bình như: Đào tạo LĐ, Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, Dịch vụ hỗ trợ DN. Một số chỉ số đã có những cải thiện rất tích cực như: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, Thiết chế pháp lý, Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, Chi phí khơng chính thức.

Bảng 17 - Tổng hợp kết quả chỉ số thành phần PCI tỉnh Tây Ninh 2006-2011

STT Chỉ số thành phần PCI 2006 PCI 2007 PCI 2008 PCI 2009 PCI 2010 PCI 2011

1 Gia nhập thị trường 8.49 7.47 7.28 9.33 7.58 8.53

2 Tiếp cận đất đai 6.26 6.78 7.17 6.62 7.82 7.34

3 Minh bạch 4.56 6.34 4.15 4.82 5.68 5.79

4 Chi phí thời gian 3.70 5.48 5.99 7.16 5.42 5.55

5 Chi phí khơng chính thức 6.12 6.99 6.96 7.51 6.66 8.57 6 Tính năng động 4.11 4.74 4.27 4.56 5.39 5.77 7 Hỗ trợ DN 6.06 5.73 3.03 4.15 3.49 8 Đào tạo LĐ 4.30 4.65 3.21 5.00 5.14 4.51 9 Thiết chế pháp lý 5.09 4.48 2.85 5.28 5.08 6.20 10 Ưu đãi DNNN 4.42 4.60 6.56 Điểm tổng 48.35 53.92 45.09 59.03 57.93 60.34

(Nguồn: Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2012), Chỉ số năng lực cạnh tranh tranh cấp tỉnh PCI)

Mặc dù đã có nhiều cải thiện so với trước đây, nhưng so với các tỉnh lân cận trong khu vực ĐNB, từ 2005 đến nay Tây Ninh luôn xếp hạng cuối cùng hoặc gần cuối (chỉ hơn tỉnh Bình Phước năm 2007, 2009, 2010). Điều này chứng tỏ sự tăng tốc rất mạnh mẽ của các tỉnh đối với việc cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh, tạo áo lực cạnh tranh thu hút đầu tư cho Tây Ninh.

Bảng 18 – So sánh chỉ số PCI 2007-2011

Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng BRVT 65.63 8 60.51 12 65.96 8 60.55 19 66.13 6 Bình Dương 77.2 1 71.76 2 74.01 2 65.72 5 63.99 10 Bình Phước 50.37 49 53.71 32 56.15 42 57.24 36 65.87 8 Đồng Nai 62.33 16 59.62 15 63.16 18 59.49 25 64.77 9 Tây Ninh 53.92 35 45.1 56 59.03 28 57.93 33 60.43 25 TPHCM 64.83 10 60.15 13 63.22 16 59.67 23 61.93 20 Long An 58.82 21 63.99 6 64.44 12 62.74 12 67.12 3

(Nguồn: Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2012), Chỉ số năng lực cạnh tranh tranh cấp tỉnh PCI)

3.3.1.2 Cơ sở hạ tầng giao thông

Hạ tầng giao thông tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã được chú ý đầu tư, song do nguồn lực hạn chế nên hệ thống hạ tầng được đầu tư chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh chủ yếu dựa trên 2 tuyến Quốc lộ, 43 tuyến tỉnh lộ, 326 tuyến huyện lộ và mạng đường giao thông nông thôn tạo thành hệ thống các trục dọc và trục ngang phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh.

Quốc lộ 22: Là đường xuyên á nối quốc lộ 1A (từ TPHCM) với tỉnhTây Ninh sang Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (huyện Bến Cầu) dài 58.6km. Bề rộng mặt đường rộng 18m, 4 làn xe, đạt tiêu chuẩn cấp II. Đoạn đường này Chính phủ có quy hoạch xây đường cao tốc TPHCM – Mộc Bài dài 55km đến năm 2020.23

Quốc lộ 22B: Nằm trong địa phận tỉnh Tây Ninh, nối quốc lộ 22 ( tại Thị trấn Gò Dầu) đến cửa khẩu quốc tế Xa Mát (huyện Tân Biên) đi Campuchia dài 87.675 km, đạt tiêu chuẩn cấp III, 2 làn xe.

Đây là 2 tuyến đường chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng của địa phương và khu vực. Tuy nhiên so với tầm quan trọng chiến lược thì cả hai tuyến quốc lộ chưa được đầu tư tương xứng. Về mặt kinh tế, đường quốc lộ 22 là cửa ngõ giao thông duy nhất nối với TPHCM, cũng là đầu mối giao thông quan trọng nhất cho việc vận chuyển bằng đường bộ

đến các sân bay Tân Sơn Nhất, Long Thành, cảng Sài Gòn, Đồng Nai…Đây là một lợi thế mà chỉ vài tỉnh lân cận TPHCM mới có được và hầu như đã tận dụng rất tốt để phát triển như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, ngoại trừ Tây Ninh. Thêm nữa, Tây Ninh cũng chưa tận dụng sự phát triển giao thơng ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai để nối tiếp đến các điểm quan trọng như sân bay Long Thành, Cảng Cái Mép – Thị Vải…bằng cách quy hoạch đường kết nối đến các tỉnh có giao thơng phát triển.

Ngồi ra các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ nối đến các KCN cũng chưa triển khai đồng bộ, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư, chẳng hạn: tuyến đường chính vào KCN Bourbon An Hịa đến nay vẫn chưa mở rộng dù KCN đã đi vào hoạt động gần 4 năm, và thu hút đầu tư rất kém; tương tự như vậy với các KCN Chà Là, Phước Đông – Bời Lời và các cụm công nghiệp khác . Đường thuỷ

Tây Ninh khơng có hệ thống sơng ngịi chằng chịt như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhưng cũng có hai con sơng chính là sơng Vàm Cỏ Đơng và sơng Sài Gịn, nối Tây Ninh thông thương với các tỉnh Vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Lịng sơng rộng, sâu, phù hợp cho tàu lớn lưu thơng nhưng hiện tại có cầu Gị Dầu khơng đáp ứng các tiêu chuẩn cho tàu lớn nên chưa phát huy được lợi thế của nó.

Ngồi ra cịn có nhiều bến và cảng sông cho phép phương tiện neo đậu xếp dỡ hàng hóa, nhưng qui mô nhỏ, chỉ là các bến tạm phục vụ cho các phương tiện nhỏ, chưa có cầu tàu, phục vụ cho phương tiện cỡ 10-20 tấn. Các bến cảng phục vụ cho các KCN đến nay cũng chỉ nằm trong quy hoạch vì chưa có như nhu cầu cấp thiết.

Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng tỉnh Tây Ninh cịn rất hạn chế so với tầm quan trọng chiến lược của nó đối với q trình phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh tây ninh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)