3.3 NLCT ở cấp độ DN
3.3.3 Trình độ công nghệ sản xuất công nghiệp
Các chỉ số thành phần Kỹ thuật (T), Con người (H), Thơng tin (I), Tổ chức (O) có giá trị tương ứng 2.40; 3.57; 4.43; 4.32. Hai thành phần I và O đạt ở mức Trung bình, nhưng thành phần T và H đạt thấp. Chỉ số điểm đóng góp của cơng nghệ (CN) là 3.48 có giá trị dưới trung bình.
(Xem phụ lục 6, phụ lục 7 và phụ lục 8)
Bảng 19 - Chỉ số cơng nghệ theo loại hình DN
STT LOẠI HÌNH DN Điểm T Điểm H Điểm I Điểm O Điểm CN Xếp hạng 1 DN FDI 2,74 3,79 5,21 5,01 3,95 1 2 DN Nhà nước 2,30 3,53 4,63 5,56 3,73 2 3 DN Tư nhân 2,27 3,48 4,11 3,99 3,28 3
(Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh (2011), Điều tra tổng thể hiện trạng công nghệ ngành sản xuất công nghiệp của địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ)
Chỉ số T
Chỉ số này của Tây Ninh là rất thấp, đạt ở mức 2.40. Trong đó, loại hình DN FDI cao nhất nhưng cũng chỉ đạt mức 2.74, nghĩa là sự đóng góp về mặt kỹ thuật và tính hiện đại của các dây chuyền công nghệ của các DN nước ngồi khơng cao. Sự lan tỏa về công nghệ của các DN FDI là không đáng kể.
Chỉ số H
Giá trị thành phần con người ở Tây Ninh là khá thấp, ở mức 3.57. Vấn đề là việc đào tạo nghề cho lực lượng LĐ phổ thơng ít được quan tâm và chưa có sự liên kết với các DN để phù hợp với nhu cầu, môi trường làm việc và cơ hội để được nhận làm việc đúng chuyên môn rất hạn chế, đồng thời các chính sách thu hút nguồn nhân lực, lương và các chế độ về LĐ chưa thỏa đáng.
Qua số liệu điều tra, số lực lượng LĐ chưa qua đào tạo, trình độ học vấn và chun mơn thấp chiếm 44.84% (điều tra căn cứ vào văn bằng, chứng nhận), đây có thể coi là một trong những nguyên nhân hạ mức đóng góp của yếu tố con người cho hàm lượng công nghệ xuống thấp ở mức 3.57 và là rào cản cần phải tìm cách khắc phục sớm để có thể thu hút hơn nữa các dự án đầu tư lớn, có hàm lượng cơng nghệ cao và sử dụng lực lượng LĐ có trình độ tay nghề phù hợp.
Chỉ số I
Chỉ số này đạt 4.43 điểm, là mức cao nhất trong các chỉ số thành phần của CN, nhưng cũng ở mức trung bình. Trong đó DN FDI đạt mức cao nhất (5.21). Số lượng DN đạt mức 4.00 điểm trở lên chiếm 79.25%, trong số đó chiếm đa số là các DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức cao. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất của các DN chỉ ở mức độ trung bình.
Chỉ số O
Thành phần tổ chức chỉ đạt 4.32 điểm, ở mức trung bình, trong đó, DN nhà nước đạt mức cao nhất là 5.56, chênh lệch khá xa so với mức trung bình và khối DN tư nhân (3.99). Nguyên do ở đây có thể là do các DN nhà nước được quy định bắt buộc phải áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, cịn các DN FDI và tư nhân thì có thể ít chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý hơn đối với vần đề này.
Chỉ số CN
Chỉ số công nghệ CN đạt mức độ thấp (3.48). Cao nhất là các DN FDI (3.95), kế đến là DN nhà nước (3.73) và sau cùng là các DN tư nhân (3.28). Mặc dù các DN FDI có chỉ số CN cao nhất so với các loại hình DN cịn lại nhưng vẫn ở mức độ rất khiêm tốn. Điều này cho thấy việc thu hút FDI của tỉnh chỉ chú trọng vào số lượng thay vì chất lượng, trình độ cơng nghệ,
cách thức tổ chức, quản lý để tận dụng sự lan tỏa, cải thiện mức độ thâm dụng công nghệ cho tỉnh Tây Ninh nói chung và các DN trong nước nói riêng. Mặt khác, trình độ nguồn LĐ của tỉnh cũng không đủ sức tiếp thu sự lan tỏa của các công nghệ tiên tiến, chỉ số thành phần H của khối DN FDI cũng chỉ đạt 3.79, xấp xỉ mức trung bình (3.57).
Tóm lại, hiện trạng trình độ cơng nghệ là một trong những nhân tố còn hạn chế trong bức tranh tổng thể về NLCT của tỉnh Tây Ninh.
Tổng kết lại, tác giả đã phác họa được bức tranh hiện trạng năng lực canh tranh của tỉnh Tây Ninh, được thể hiện trong hình sau:
Hình 13 – Hiện trang NLCT tỉnh Tây Ninh
Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh và hạ tầng
kỹ thuật
Độ tinh thông của doanh nghiệp Cụm ngành Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương Chính sách tài khóa Hạ tầng xã hội
Năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh
Lợi thế lớn Lợi thế vừa phải Trung tính Bất lợi vừa phải Bất lợi lớn Lợi thế tự nhiên Tài nguyên Vị trí địa lý
Chương 4
Đánh giá và gợi ý chính sách