4.1.1 Điểm mạnh
Lợi thế về điều kiện tự nhiên của tỉnh là một điểm mạnh lớn nhất của tỉnh Tây Ninh. Là một tỉnh thuộc vùng ĐNB - một vùng có vị trí địa lý rất thuận lợi, tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác, nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc tế và khu vực, có nhiều khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để đạt nhịp độ tăng trưởng cao nhất cả nước, cùng với những thành quả phát triển đã đạt được tạo ra lợi thế so sánh ở mức hàng đầu của cả nước. Tỉnh Tây Ninh tiếp giáp với các tỉnh thành đã và đang phát triển rất nhanh: Bình Dương, Long An và đặc biệt là TPHCM, chỉ cách trung tâm TPHCM 50km tính từ cửa ngõ Tây Ninh là huyện Trảng Bàng; cách sân bay Tân Sơn Nhất và các cảng quốc tế, nội địa 40-80km. Ngồi ra Tây Ninh cịn có 240km đường biên giới với Campuchia, là cửa ngõ quan trọng trong kết nối các nền kinh tế xuyên á.
Khí hậu ơn hịa và ổn định, hầu như không chịu ảnh hưởng của thiên tai. Tài nguyên đất, nước rất phù hợp phát triển các vùng nguyên liệu cây công nghiệp ngắn, dài ngày như cao su, mía, mì. Đây là một lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên so với các tỉnh trong khu vực.
Cơ cấu dân số tỉnh Tây Ninh thuộc loại “cơ cấu vàng” với tỷ lệ người trong tuổi LĐ chiếm 68% tổng dân số (2010), cơ cấu dân số trẻ, nhóm tuổi từ 0-14 chiếm 23.8%, đảm bảo lực lượng trong độ tuổi LĐ cịn duy trì tỷ lệ cao trong giai đoạn tới.
4.1.2 Điểm yếu
Hiện tại tỉnh có nhiều điểm yếu cần khắc phục nếu muốn đạt được mục tiêu trong giai đoạn tới, tập trung vào 3 điểm yếu cốt lõi sau:
Thứ nhất là chất lượng nguồn LĐ. Mặc dù nguồn LĐ ở Tây Ninh khá dồi dào nhưng chất lượng nguồn LĐ vẫn cịn rất thấp và khơng đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển nhanh, mạnh theo mục tiêu của tỉnh. Do đó, dù theo thống kê, Tây Ninh đang cịn thừa LĐ nhưng hầu hết các DN đều gặp khó khăn khi tuyển dụng LĐ địa phương, nhất là những LĐ có tay nghề, trình độ đáp ứng u cầu cơng việc. Việc thu hút các LĐ ngoại tỉnh, đặc biệt
là các LĐ trình độ cao cũng gặp khó khăn do chính sách về nhà ở, cũng như các dịch vụ xã hội chưa phát triển. Mạng lưới đạo tạo nghề chưa được quan tâm tương xứng, chất lượng đào tạo nghề cũng là một vấn đề còn bỏ ngõ do thiếu cập nhật các trang thiết bị, máy móc tiên tiến và số lượng, trình độ đội ngũ giảng dạy cịn hạn chế.
Đây là một trong những rào cản quan trọng trong việc thu hút các dự án quy mô lớn, thâm dụng công nghệ cho tỉnh, bởi với chất lượng và trình độ như hiện nay thì việc làm chủ các phương tiện kỹ thuật, tiếp thu các công nghệ tiên tiến là hết sức khó khăn.
Thứ hai là cơ sở hạ tầng giao thông. Hạ tầng giao thông tỉnh Tây được đầu tư chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hai tuyến quốc lộ chính 22 và 22B có quy mơ khá nhỏ so với tầm quan trọng của nó và nhu cầu vận chuyển trong giai đoạn tới. Các tuyến đường huyện lộ, tỉnh lộ nối đến các KCN vẫn chưa được nâng cấp, làm hạn chế việc giao thương ra vào KCN cũng như khả năng thu hút đầu tư. Trục đường Hồ Chí Minh đi ngang qua Tây Ninh đang xây dựng dở dang, nhưng tiến độ đã dùng lại do thiếu vốn. Việc xây dựng và nâng cấp các cảng sơng, nạo vét sơng Vàm cỏ…cũng cịn nằm trong quy hoạch. Đây là một trong những nhân tố cốt lõi nhưng còn hạn chế của tỉnh.
Thứ ba là trình độ phát triển cụm ngành. Tây Ninh có lợi thế về thổ nhưỡng để phát triển vùng nguyên liệu cây công nghiệp tập trung rộng lớn, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. Nhưng hiện tại tỉnh Tây Ninh chưa có một cụm ngành nào hình thành đúng nghĩa. Các ngành này hiện tại phát triển rất rời rạc, sản phẩm chủ yếu là sơ chế, đem lại giá trị gia tăng không cao. Việc phát triển thành cụm ngành sẽ tận dụng một cách hiệu quả hơn những lợi thế từ điều kiện tự nhiên của tỉnh, làm tăng năng suất, mang lại giá trị gia tăng cao hơn và góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh.
4.1.3 Cơ hội
Tỉnh Tây Ninh vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhanh và mạnh hơn nữa do vẫn chưa khai thác hết những lợi thế sẵn có. Ngành cơng nghiệp chế biến chưa phát triển đúng mức, mang lại giá trị gia tăng thấp; vị trí địa lý thuận lợi để phát triển khu công nghiệp nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức để thu hút đầu tư; nguồn lao động trẻ còn dồi dào nhưng chất lượng còn thấp; giao thương với Campuchia chưa đáng kể; liên kết vùng còn yếu kém… 4.1.4 Thách thức
Những khó khăn của kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam hiện nay đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên cả nước và tỉnh Tây Ninh cũng khơng ngoại lệ. Tình trạng doanh nghiệp giải thể, phá sản hay thu hẹp quy mô sản xuất đã và đang lan rộng. Theo đó, tốc độ thu hút đầu tư cũng giảm đáng kể, đặc biệt là các nhà đầu tư FDI. Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa trong giai đoạn 2011- 2020 là một thách thức rất lớn của tỉnh.
Bên cạnh đó, với chính sách thu hút đầu tư, phát triển ồ ạt các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận, Tây Ninh cũng đối mặt với một thách thức lớn là việc cạnh tranh gay gắt với các tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút các dự án lớn, thâm dụng công nghệ và tạo ra giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế.
Do đó, tỉnh cần có những chính sách phù hợp, tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có và khắc phục những hạn chế, rào cản về NLCT để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn tới. 4.2 Nhận dạng nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh
Qua kết quả đánh giá NLCT và dựa trên nền tảng mục tiêu phát triển của tỉnh Tây Ninh, tác giả nhận dạng được những nhân tố trọng tâm cốt lỗi và là nền tảng cho các nhân tốt khác quyết định đến NLCT hiện tại của tỉnh, bao gồm 3 nhân tố chính:
4.2.1 Chất lượng nguồn LĐ (cải thiện cả hai nhóm yếu tố bất lợi lớn về chất lượng môi trường kinh doanh và hạ tầng xã hội)
Chất lượng nguồn LĐ được cải thiện sẽ là điểm thuận lợi rất lớn để thu hút đầu tư mới, bao gồm cả những dự án có trình độ cơng nghệ cao, đồng thời khuyến khích mở rộng dự án đang hoạt động, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học cơng nghệ (cải thiện yếu tố độ tinh thông của DN); lấp đầy và phát triển các khu, cụm công nghiệp (tận dụng yếu tố lợi thế về vị trí địa lý); tăng năng suất LĐ, góp phần tăng GDP và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.
4.2.2 Cơ sở hạ tầng giao thông (cải thiện yếu tố bất lợi lớn về hạ tầng kỹ thuật và tận dụng lợi thế từ yếu tố vị trí địa lý)
Với hiện trạng giao thơng cịn nhiều hạn chế như hiện nay thì NLCT của tỉnh sẽ khó được cải thiện vì hạ tầng giao thông luôn là nền tảng cho phát triển ở bất kỳ địa phương nào. Theo quy hoạch tổng thể, giai đoạn 2010-2020, trung ương sẽ đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 22, mở rộng các tuyến quốc lộ 14 và 14C nối từ Bình Phước qua Tây Ninh để kết nối với khu vực Tây
Nguyên; tiếp tục xây dựng tuyến đường HCM, đoạn qua Tây Ninh; đầu tư tuyến đường sắt nhẹ và cao tốc từ TPHCM đến Mộc Bài. Ngoài ra, trong giai đoạn này tỉnh cũng ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến tỉnh lộ (782, 784, 786, 787, 794, 795, 799), các đường vành đai biên giới, đê bao tuyến đường sông vàm Cỏ Đông và một số tuyến đường khác. Đây là cơ hội để hệ thống giao thông Tây Ninh chuyển từ bất lợi lớn sang lợi thế lớn trong NLCT của tỉnh. 4.2.3 Phát triển cụm ngành sản phẩm từ cây công nghiệp (tận dụng yếu tố lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên)
Như đã phân tích ở mục 1.2 chương 2, tỷ trọng nơng nghiệp cịn rất cao trong GDP (26.8%). Để giảm tỷ trọng này xuống còn khoảng 11-12% đến 2020 để đạt mục tiêu cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, là một thách thức rất lớn do Tây Ninh có lợi thế phát triển cây cơng nghiệp. Việc hình thành các cụm ngành chế biến sản phẩm từ cây cơng nghiệp, vừa có thể tăng giá trị gia tăng cho những sản phẩm này, tận dụng tốt vùng nguyên liệu, tăng GTSXCN và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo mục tiêu của tỉnh.
4.3 Gợi ý chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Tây Ninh
Từ việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, kết hợp với việc nhận dạng những nhân tố cốt lõi quyết định đến NLCT của tỉnh, tác giả gợi ý một số chính sách cho chính quyền tỉnh Tây Ninh để nâng cao NLCT, duy trì tăng trưởng kinh tế một cách bền vững hơn và đạt được mục tiêu kinh tế đề ra trong giai đoạn tới 2011-2020:
4.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn lao động
Nguồn LĐ phân theo địa phương thì gồm hai dạng: LĐ địa phương và LĐ nhập cư; phân theo khu vực làm việc thì gồm hai dạng: LĐ làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp của nhà nước và LĐ làm việc trong các DN.
4.3.1.1 Đối với LĐ nhập cư làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp của tỉnh
Mặc dù tỉnh đã có chính sách thu hút nhân tài để khuyến khích các nhân lực có kinh nghiệm, trình độ cao đến làm việc ở Tây Ninh, tuy nhiên chính sách này hầu như khơng phát huy hiệu quả do nguồn nhân lực dạng này có rất nhiều cơ hội lựa chọn công việc tốt, họ ngại thay đổi nơi sống để định cư ở Tây Ninh. Do đó, trong khu vực này, tác giả gợi ý tỉnh nên tận dụng nguồn LĐ tại địa phương, những CBCC, viên chức có tiềm năng tốt, hỗ trợ đào tạo sau đại học trong nước hay nước ngoài; đồng thời thống kê những học sinh sinh viên có kết quả học
tập tốt, chuyên ngành phù hợp, hỗ trợ đào tạo và cam kết về địa phương làm việc. Đây sẽ là giải pháp tốt hơn để nâng cao chất lượng LĐ làm việc trong các cơ quan nhà nước của tỉnh, mà cũng giảm được tình trạng “chảy máu chất xám” nguồn LĐ chất lượng cao của địa phương.
4.3.1.2 Đối với LĐ nhập cư làm việc trong các DN
Để thu hút những LĐ ngoại tỉnh có trình độ, tay nghề đến làm việc, ngồi mức thu nhập hấp dẫn của DN để cạnh tranh với các tỉnh lân cận, tỉnh cần hỗ trợ về hạ tầng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, trường học, bệnh viện…gần những nơi tập trung nhiều DN như khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế để tạo môi trường sống ổn định cho LĐ nhập cư và LĐ địa phương ở xa.
4.3.1.3 Đối với LĐ địa phương làm việc trong các DN:
Để nâng cao chất lượng lực lượng này, tỉnh cần có chính sách về đào tạo, dạy nghề gắn với dự báo về nhu cầu LĐ và việc làm từ các DN. Chính sách cụ thể gợi ý như sau:
Thứ nhất, mở rộng mạng lưới đào tạo và dạy nghề bằng nhiều hình thức: cơng lập, tư nhân, hợp tác cơng tư; hay khuyến khích, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, DN thành lập cơ sở đào tạo, dạy nghề nhằm tận dụng máy móc, trang thiết bị của DN đáp ứng yêu cầu LĐ có tay nghề, kỹ thuật phù hợp với cơng nghệ sản xuất và sát với thị trường LĐ.
Thứ hai, cải thiện chất lượng đội ngũ giảng dạy: tỉnh cần quy định cụ thể tỷ lệ về cơ cấu trình độ đối với đội ngũ giảng dạy cả công lập và tư nhân; hỗ trợ nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên hoặc thay thế những giảng viên khơng đáp ứng được u cầu về trình độ.
Thứ ba, đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, lớp học phục vụ công tác giảng dạy phù hợp thực tế: tỉnh cần có quy định cụ thể đối với việc cấp phép cho các cơ sở tư nhân về cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra chất lượng đầu ra của những cơ sở này để đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thứ tư, áp dụng mơ hình vừa dạy nghề vừa dạy thêm văn hóa: thành lập trường vừa dạy nghề vừa dạy văn hoá đối với học sinh đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở để sau khi ra trường học sinh đạt trình độ phổ thơng trung học và tay nghề đáp ứng yêu cầu công việc thực tế. Có chính sách hỗ trợ LĐ nơng nghiệp, nông thôn (dưới 35 tuổi) được học các nghề phi nơng nghiệp để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp.
Thứ năm, thành lập một "Trung tâm thông tin và dự báo thị trường LĐ” trực thuộc Sở LĐ – TB và XH: trung tâm có chức năng chính là cập nhật thơng tin và dự báo về nhu cầu việc làm, ngành nghề, yêu cầu trình độ, tiêu chuẩn LĐ từ các khu vực kinh tế…Kế hoạch đào tạo LĐ sẽ dựa vào những thông tin do trung tâm này cung cấp và phân bổ cho từng cơ sở. Trung tâm cũng là nơi cung cấp thông tin cho các đơn vị kinh tế về nguồn LĐ của tỉnh. Đồng thời trung tâm cũng có thể hoạt động như một sàn giao dịch LĐ việc làm để có thêm nguồn thu.
Mở rộng mạng lưới giới thiệu việc làm, nhất là khu vực nông thôn để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu LĐ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Và cần ưu tiên tăng chi ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo: cần có ưu tiên tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề, vốn có tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu chi của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh cần huy động nhiều nguồn vốn ngồi ngân sách như: vốn ODA, vốn FDI, hợp tác quốc tế, vốn của các DN, vốn trong dân thơng qua xã hội hố để đảm bảo nhu cầu vốn cho chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
4.3.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thơng
Ngồi những tuyến giao thơng được quy hoạch giai đoạn 2011-2020, tỉnh có thể mở rộng kết nối giao thông với các tỉnh phát triển lân cận để tận dụng hạ tầng giao thông tiếp nối đến các đầu mối giao thông lớn, chẳng hạn: kết nối đến đường vành đai 4 để kết nối nhanh với các tỉnh trong khu vực ĐNB và đến cảng Hiệp Phước, kết nối đường Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương) để kết nối đường Vành đai 3, kết nối đường Thủ Dầu Một – Long Thành để rút ngắn khoảng cách đến sân bay quốc tế Long Thành, cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu…tạo thuận lợi trong kết nối vùng, liên vùng để tăng cường giao thương, làm nền tảng cho phát triển.
Tuy nhiên việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông yêu cầu một nguồn vốn rất lớn nên phải có thứ tự ưu tiên. Tác giả gợi ý thứ tư ưu tiên theo mức độ quan trọng và cấp thiết trong từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 2011-2015:
Mở rộng các tuyến đường huyết mạch dẫn đến các KCN không nằm trên trục quốc lộ 22 và 22B (đường vào KCN Bourbon An Hịa, KCN Phước Đơng – Bời Lời, KCN Chà Là) vì hiện nay các tuyến đường này là trọng yếu để vận chuyển hàng hóa nhưng vẫn cịn khá nhỏ hẹp, trong khi tỷ lệ lắp đầy còn thấp. Khi tỷ lệ lắp đầy các KCN này tăng lên sẽ không đáp ứng
được nhu cầu vận chuyển. Xây dựng cảng sông gần các KCN, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Để tận dụng lợi thế về giao thông đường thủy của tỉnh, đồng thời kết nối nhanh với các