Bảng tóm tắt kỳ vọng các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình việt nam (Trang 40 - 44)

Mã biến Ý nghĩa Kỳ vọng

lnExpc Ln Chi tiêu bình quân +

lnFExpc Ln Chi tiêu thực phẩm bình quân +/-

Ethnic Dân tộc của chủ hộ +

Edu Trình độ học vấn của chủ hộ +

Age Tuổi của chủ hộ +/-

Gender Giới tính của chủ hộ +

Marital Tình trạng hơn nhân của chủ hộ +

Mem Số thành viên đang đi học các bậc học khác -

Treduoi6 Số trẻ em dưới 6 tuổi của hộ -

Urban Khu vực thành thị - nông thôn +

Vung01 Vùng đồng bằng sông Hồng +/-

Vung03 Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung +/-

Vung04 Vùng Tây Nguyên +/-

Vung05 Vùng Đông Nam Bộ +/-

Big5 Thành phố lớn trực thuộc trung ương +

Tóm tắt chương 2:

Chương này tác giả đã tiến hành tóm tắt các mơ hình kinh tế chi tiêu hộ gia đình. Từ đó đã lựa chọn được mơ hình kinh tế sử dụng cho nghiên cứu này. Bên cạnh đó, thơng qua việc lược sơ các kết quả nghiên cứu trước đã lựa chọn được các biến đại diện cho các đặc điểm hộ gia đình phù hợp với khung phân tích đã nêu ở chương 1. Các yếu tố được dự đốn sẽ có tác động đến chi tiêu giáo dục trung học bao gồm: chi tiêu bình quân, chi tiêu thực phẩm bình qn, tuổi – trình độ học vấn – giới tính – tình trạng hơn nhân- sắc tộc của chủ hộ, số thành viên đang theo học các bậc khác, số trẻ em dưới 6 tuổi, khu vực sinh sống thành thị - nông thôn, các vùng miền trên cả nước và cuối cùng là khu vực sinh sống ở 5 thành phố lớn. Phần cuối của chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ bộ về bộ dữ liệu VHLSS 2010 và cách rút trích biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu và tóm tắt dấu kỳ vọng của các nhân tố được dự đốn có tác động đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CỦA HỘ GIA ĐÌNH

Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình Việt Nam. Nội dung đi sâu trình bày các phần: (i) tổng quan về mẫu dữ liệu; (ii) tổng hợp các biến trong mơ hình; (iii) chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình theo các đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm khu vực sinh sống của hộ gia đình.

3.1 Tổng quan về mẫu dữ liệu (n=2955)

Dữ liệu khảo sát của đề tài bao gồm 2955 quan sát hộ trên cả nước có chi tiêu cho giáo dục trung học. Trong đó, số hộ ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung chiếm tỷ trọng cao nhất với 747 quan sát, tiếp đến là đồng bằng Sông Hồng (623 quan sát) và thấp nhất là vùng Tây Nguyên với 218 quan sát [Hình 3.1].

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 2955)

Phân theo khu vực sinh sống, số quan sát ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 800 và 2155 quan sát. Trong mỗi khu vực, số hộ có dân tộc Kinh và Hoa chiếm áp đảo so với các dân tộc khác với tỷ trọng tương ứng là 78% và 93% ở khu vực nông thôn và thành thị [Phụ lục 3.1]. Đồng thời, các quan sát có dân tộc khác (ngồi dân tộc

Đồng bằng Sông Hồng, 623 Trung du & MN phía bắc, 568 Bắc trung bộ & DH miền trung, 747 Tây nguyên, 218 Đông nam bộ, 290

Đb. Sông Cửu Long, 509

Kinh và Hoa) tập trung chủ yếu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc (349/568 quan sát). [phụ lục 3.2]

Về tình hình nhân khẩu, có 571 hộ có chủ hộ là nữ (tập trung chủ yếu ở nơng thơn). Số hộ có tình trạng hơn nhân của chủ hộ là ly thân (bao gồm cả góa) chiếm gần 10% tổng số hộ trong khảo sát [phụ lục 3.4; 3.5].

Về tình hình giáo dục của trẻ: số trẻ đang học trung học của hộ gia đình chủ yếu ở nhóm 1 đến 2 trẻ, chiếm trên 97% số quan sát [Hình 3.2]. Số trẻ đang theo học ở các cấp học còn lại trong mỗi hộ tập trung cao nhất ở nhóm 1 hoặc 2 trẻ [phụ lục 3.3].

Nguồn: Kết quả phân tích bộ dữ liệu VHLSS 2010 ( n = 2955)

3.2 Tổng hợp các biến trong mơ hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số quan sát được sử dụng trong mơ hình là 2955. Thơng tin tóm tắt các biến được mô tả ở bảng 3.1. Giá trị trung bình của lnEExpch là 7,10, lnExpc là 9,48 và lnFExpc là 8,66 tương ứng với mức chi tiêu lần lượt là 1,9; 16,6 và 6,6 triệu đồng/hộ/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục trung học của hộ gia đình việt nam (Trang 40 - 44)