Các khái niệm cũng như các đề tài có liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh đã được thảo luận rất nhiều trong các tài liệu trong và ngoài nước. Trong bài nghiên cứu “Đo lường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng ở Bangladesh” (Measuring Competitiveness of Banks in Bangladesh) được thực hiện năm 2003, hai tác giả Jahangir Alam và Al Nahian Rijadh đã phân tích và so sánh để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của các loại hình ngân hàng ở Bangladesh dựa trên mô hình mà Sadare đã dùng để đo lường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng ở Ấn Độ. Bằng cách mở rộng mô hình của Sadare với nhiều hơn 2 biến, hai tác giả này đã nghiên cứu được rằng: các ngân hàng tḥc lĩnh vực tư nhân có khả năng cạnh tranh
hơn các ngân hàng thuộc lĩnh vực khác.
Hay một nghiên cứu khác về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng ở bốn trong năm quốc gia thuộc cộng đồng Đông Phi (EAC) là Kenya, Tanzania, Uganda và Rwanda của 2 tác giả Sarah Sanya và Mathew Gaertner năm 2012. Các tác giả này đã sử dụng 2 phương pháp đo lường phi cấu trúc là chỉ số Lerner và Thống kê H. Kết quả nghiên cứu cho biết thứ tự xếp hạng của các nước về mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng là: Kenya, Tanzania, Uganda và Rwanda. Ngồi ra, Thớng kê H còn chỉ ra rằng, các ngân hàng trong EAC ít cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác với một mức độ cao hơn của sự phát triển tài chính và kinh tế. Liên quan đến các yếu tố của cạnh tranh, kết quả nghiên cứu thực nghiệm còn cho thấy:
- Nền kinh tế và thể chế càng phát triển càng làm gia tăng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng.
- Mức độ tập trung thị trường càng lớn càng làm giảm cạnh tranh.
- Các ngân hàng tại các q́c gia có dân sớ đơng có lợi thế cạnh tranh hơn do quy mô giao dịch lớn hơn.
- Cho vay ở khu vực tư nhân sẽ thúc đẩy cạnh tranh, trong khi lợi nhuận ngân hàng cao sẽ hạn chế cạnh tranh.
Các bài nghiên cứu trong nước cũng rất nhiều, song hầu hết là các nghiên cứu dạng định tính, phân tích năng lực cạnh tranh của một ngân hàng cụ thể hoặc của hệ thống trong một giai đoạn nhất định. Như bài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Đặng Hữu Mẫn, được đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ – Đại học Đà Nẵng – số 5 (40). 2010. Hay bài nghiên cứu về một ngân hàng cụ thể “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB) sau khi Việt Nam gia nhập WTO” của tác giả Nguyễn Thành Long năm 2012.
Về nghiên cứu định lượng thì có bài “Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2006 -2015” của tác giả Phan Ngọc Tấn năm 2006. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng và
phần mềm SPSS 10.0 để phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy, năng lực cạnh tranh của NHTM gồm 6 thành phần chính là: 1/ Dịch vụ, 2/ Thương hiệu, 3/ Tiềm lực tài chính, 4/ Sản phẩm, 5/ Vốn trí tuệ, 6/ Mạng lưới phân phối. Trong 6 thành phần trên thì chỉ có 4 thành phần có quan hệ tuyến tính với hiệu quả kinh doanh của NHTMVN hiện nay là: vốn trí tuệ, thương hiệu, dịch vụ và sản phẩm. Trong các thành phần của năng lực cạnh tranh, thành phần thương hiệu được đánh giá cao nhất, các thứ tự tiếp theo là: vốn trí tuệ, sản phẩm, dịch vụ, mạng lưới phân phối và thấp nhất là tiềm lực tài chính.
Kết luận chương 1
Cạnh tranh trong kinh tế thị trường là sự tranh đua giữa các chủ thể tham gia thị trường để giành lấy những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất, tiêu thụ, tiêu dùng hàng hóa nhằm thu lại nhiều lợi ích nhất cho chính họ.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng khai thác, sử dụng hợp lý thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm - dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao.
Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại cũng là khả năng chiếm lĩnh thị trường và đạt được lợi nhuận cao hơn so với bình quân ngành mà vẫn đảm bảo hoạt động lành mạnh, bền vững.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM gồm có: sản phẩm – dịch vụ; chất lượng phục vụ; tiềm lực tài chính; danh tiếng và thương hiệu; nguồn nhân lực; hệ thống phân phối và trình độ công nghệ.
Từ các lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại và các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài năng lực cạnh tranh, mô hình hồi quy ban đầu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đã được xây dựng. Trong mô hình lý thuyết này, biến phụ thuộc là Năng lực cạnh tranh, sáu biến độc lập còn lại gồm: Sản phẩm – dịch vụ, chất lượng phục vụ, mạng lưới – công nghệ, thương hiệu, nguồn lực tài chính và cuối cùng là nguồn nhân lực.
CHƯƠNG 2
ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của EXIMBANK 2.1.1. Lịch sử hình thành
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong
những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến ngày 30/06/2013, vốn điều lệ của Eximbank đã đạt 12.335 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 14.476 tỷ đồng. Eximbank hiện là mợt trong những Ngân hàng có vớn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt đợng rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên tồn q́c và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
Eximbank là ngân hàng đa chức năng, được thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh của một ngân hàng thương mại theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam. Cụ thể như:
có giá ngắn hạn bằng Đồng và các loại ngoại tệ: Thực hiện các hình thức huy
động tiết kiệm, tiền gửi, kỳ phiếu..vv khơng kỳ hạn và có kỳ hạn với các mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.
- Cho vay ngắn hạn - trung hạn - dài hạn - đồng tài trợ - cho vay theo hạn mức tín dụng: Thực hiện cho vay tín chấp hoặc có thế chấp bằng đồng và ngoại tệ
cho các thành phần kinh tế, cá nhân với các điều kiện thuận lợi và lãi suất cho vay hấp dẫn. Cho vay hợp vốn với các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác đối với các dự án lớn.
- Dịch vụ thanh toán - tài trợ dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống SWIFT: Eximbank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt đợng dịch vụ thanh toán đa dạng và có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về thanh tốn q́c tế và trong nước của các khách hàng kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu. Với mạng lưới liên kết với hơn 869 ngân hàng lớn tại 84 quốc gia trên thế giới, Eximbank có khả năng thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp, an tồn với các hình thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A, D/P), TT, OP, Cheque, thẻ tín dụng. Chiết khấu chứng từ có giá với mức phí thấp (chứng từ hàng xuất). Phát hành thư bảo lãnh trong và ngoài nước; thực hiện dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước.
- Kinh doanh tiền tệ: cung cấp các dịch vụ về mua bán các loại ngoại tệ đối
với các cá nhân và doanh nghiệp, nghiệp vụ giao ngay (Spot) về tiền tệ, nghiệp vụ hoán đổi về tiền tệ (Swap), nghiệp vụ kỳ hạn về tiền tệ (Forward) và nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ (Option) giữa ngoại tệ/ngoại tệ, ngoại tệ/đồng. Đối với nghiệp vụ option, Eximbank là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam thực hiện nghiệp vụ Option ngoại tệ/ngoại tệ từ tháng 2 năm 2003 và Option ngoại tệ/VNĐ từ tháng 6/2006 và đã thu hút nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia nghiệp vụ này nhằm tránh các rủi ro về biến động tỷ giá.
tục chứng minh tài chính cho du học sinh, cho vay du học trọn gói. Phới hợp cùng các cơng ty tư vấn du học tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu về các cơ hợi du học tại các nước có nền giáo dục phát triển cho các học sinh sinh viên. Hỗ trợ các du học sinh về mặt tài chính như cho vay với lãi suất ưu đãi, phát hành thẻ tín dụng MasterCard/Visa dưới dạng tín chấp hoặc ký quỹ với các mức phí sử dụng rất thấp.
- Dịch vụ thanh tốn và phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ: Cung cấp dịch vụ phát hành thẻ tín dụng, ghi nợ quốc tế, thẻ nội địa Eximbank Card, cung cấp hệ thống máy rút tiền tự động (ATM). Cung cấp dịch vụ thanh toán cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu tiếp nhận thẻ tại Việt Nam như cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, các trường học, bệnh viện..vv.
- Dịch vụ kinh doanh địa ốc: Cung cấp dịch vụ giới thiệu, tư vấn mua và bán bất động sản, tư vấn pháp lý về thủ tục nhà ở, đất ở, hướng dẫn các thủ tục về nhà đất.
- Dịch vụ kiều hối: Cung cấp dịch vụ chuyển tiền của kiều bào ở nước ngoài cho thân nhân tại Việt Nam. Thông qua dịch vụ kiều hối, hàng năm Eximbank tạo nguồn thu ngoại tệ khá lớn để cung cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp
Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
2.1.2. Tình hình hoạt đợng kinh doanh từ 2008 - 2013
Giai đoạn 2008 – 2013 là thời kỳ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trên thế giới và cả ở Việt Nam. Trong bới cảnh đó, Eximbank đã nỗ lực phấn đấu để thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh qua các năm tài chính từ 2008 – 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Doanh thu 1,289 2,576 3,663 6,223 5,387 3,249 Chi phí 922 1,043 1,290 2,165 2,536 2,421 Lợi nhuận sau thuế 711 1,132 1,809 3,038 2,139 659
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ các BCTC của Eximbank)
Bất chấp khủng hoảng kinh tế lan rộng, hoạt động kinh doanh của Eximbank vẫn phát triển tốt, doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm. So với năm 2008, doanh thu của Eximbank năm 2009 tăng 99,84%, xét về giá trị tuyệt đối là gần như gấp đôi. Doanh thu các năm sau cũng luôn tăng trung bình là 1.5 lần so với năm trước, (2009/2008: 1.99 lần, 2010/2009: 1.42 lần; 2011/2010: 1.7 lần). Trong khi đó, tớc đợ tăng của chi phí thấp hơn nhiều, chi phí năm 2009 chỉ tăng 13% so với năm 2008, còn năm 2010 tăng 23,68% so với 2009. Nhờ công các quản trị và quản lý chặt chẽ nên Eximbank đã kiểm sốt tớt các chi phí hoạt đợng, kết quả là tốc độ tăng của chi phí trong giai đoạn này khơng cao, góp phần làm tăng đáng kể lợi nhuận cho Eximbank. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế của Eximbank là 711 tỷ đồng, nhưng qua năm 2009 đã tăng thêm 421 tỷ đồng đạt 1,132 tỷ, tăng trưởng 60% so với năm 2008. Đà tăng trưởng lợi nhuận cao như vậy tiếp tục được Eximbank duy trì trong 2 năm tiếp theo.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của EIB từ 2008 - 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
NĂM 09/08 10/09 11/10 12/11 13/12
Tăng / giảm tuyệt đối 421 677 1,229 -899 -1,480 Tốc độ tăng trưởng (%) 59% 60% 68% -30% -69%
Năm 2011 là năm phát triển rực rỡ nhất của Eximbank trong giai đoạn này, doanh thu đạt 6,223 tỷ đồng, tăng 70% so với 2010 và so với 2008 thì năm 2011 tăng tới 383%. Lợi nhuận cũng có mức tăng trưởng cao nhất trong thời kỳ này, tăng 68% so với năm 2010, gần bằng tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Và nếu so với năm 2009 thì lợi nhuận năm 2011 mà Eximbank đạt được đã tăng 168%.
Biểu đồ 2.1: Tình hình kinh doanh từ 2008 – 2013 của Eximbank
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ các BCTC của Eximbank)
Dù đang trên đà tăng trưởng tốt như vậy nhưng từ năm 2012, kết quả kinh doanh của Eximbank đã thay đổi theo chiều hướng không tốt, cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm; doanh thu năm 2012 giảm 836 tỷ so với năm 2011, tương đương 13,43%; lợi nhuận sau thuế giảm 899 tỷ so với năm 2011, tương đương với 29,62%. Năm 2013, tình hình kinh doanh còn sa sút hơn nhiều. Lợi nhuận kinh doanh sau thuế năm 2013 giảm 70% so với năm 2012, và giảm hơn 78% so với năm so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2012, thị trường tài chính ngân hàng có nhiều biến đợng xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của tồn hệ thớng ngân hàng Việt Nam, trong đó có Eximbank. Ngay từ đầu năm đã có 3 ngân hàng sáp nhập là ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng Đệ Nhất và ngân hàng Việt
Nam Tín Nghĩa. Đây là vụ sáp nhập ngân hàng đầu tiên với quy mô lớn kể từ khi Ngân hàng Nhà Nước công bố chủ trương tái cơ cấu tồn diện hệ thớng ngân hàng. Tiếp sau đó là mợt sớ các ngân hàng nhỏ khác cũng sáp nhập. Thông tin các ngân hàng bị sáp nhập đã gây ảnh hưởng đến tâm lý và lòng tin của khách hàng đối với hệ thống ngân hàng, làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt đông kinh doanh của những ngân hàng còn lại.
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Eximbank từ 2008 - 2013 2.2.1. Tình hình vốn và năng lực tài chính
Eximbank là mợt trong những ngân hàng TMCP có vớn chủ sở hữu lớn nhất hiện nay. Trong những năm qua, Eximbank không ngừng nâng cao sức mạnh tài chính của mình. Quy mô vốn chủ sở hữu với thành phần chính là vốn điều lệ đều tăng liên tục từ năm 2008 – 2013, bình quân vốn điều lệ tăng 20% mỗi năm.
Bảng 2.3: Quy mô vốn và các quỹ của Eximbank
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng vốn chủ sở hữu 12,844 13,353 13,505 16,302 15,812 14,680
1. Vốn điều lệ 7,220 8,800 10,560 12,355 12,355 12,355
2. Vốn khác 5,307 3,726 1,966 171 173 173
3. Các quỹ dự trữ 213 378 641 1,116 1,391 1,525 4. Lợi nhuận giữ lại 104 449 338 2,660 1,893 628
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ các BCTC của Eximbank)
Cơ cấu nguồn vớn cũng có sự điều chỉnh trên cơ sở vốn điều lệ vẫn luôn chiếm tỉ trọng lớn, trên 55% và tăng rất mạnh, từ 56,21% năm 2008 đã tăng lên 78,14% vào năm 2013. Cơ cấu các thành phần vớn còn lại có sự thay đổi theo xu hướng tăng tỉ lệ quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại, đồng thời giảm các nguồn vốn