7. Kết cấu của luận văn
3.1.1 Dự báo chung
Hiện thế giới chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và phải mất nhiều năm nữa mới có thể hồi phục. Điều thấy rõ nhất từ cuộc khủng hoảng lần này
là đà tăng trưởng của thế giới đã chậm lại. Trong báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới (WEO) của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF công bố ngày 17/4/2012 cho rằng nhóm 5 nước ASEAN (gọi tắt là ASEAN-5) gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia
và Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong những năm tới. Dự báo có tỷ lệ tăng
trưởng năm 2012 là 5,4% và sang năm lên 6,2%. Năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng của
ASEAN-5 chỉ đạt 4,5%. IMF cho rằng, mặc dù bị tác động không nhỏ bởi kim ngạch xuất khẩu giảm sút trong năm trước, nhưng bù lại, nhu cầu tiêu thụ nội địa tại các quốc gia này đã tăng mạnh, đặc biệt là ở Indonesia. Trong số 5 nước ASEAN được
IMF đánh giá, Thái Lan được dự đốn sẽ tăng trưởng mạnh hơn, nhờ chính sách linh
hoạt hóa tiền tệ và các ưu đãi thuế khóa sau nạn lụt. Philippines là nước tăng trưởng chậm nhất trong năm nước. Cụ thể, tăng trưởng GDP của Philippines năm 2012 là 4,2%, trong khi Indonesia 6,1%, Việt Nam 5,6%, Thái Lan 5,5%, Malaysia 4,4%. Sang 2013, Thái Lan sẽ vượt lên ở mức 7,5%, Indonesia 6,6%, Việt Nam 6,3%,
Malaysia và Philippines cùng 4,7%. Năm 2017 tăng trưởng GDP của Việt Nam là
7.5% cao nhất trong nhóm ASEAN-5.
Cũng theo IMF, do tốc độ hoạt động kinh tế của khu vực đã chậm lại và dòng vốn giảm, áp lực lạm phát suy yếu và tăng trưởng tín dụng chậm lại. Lạm phát trong khu vực dự kiến sẽ giảm từ 5% năm 2011 xuống dưới 4% năm 2012 và 3,5% năm
2013. Tổ chức này khuyến cáo, các nước châu Á cần tập trung đẩy mạnh an sinh xã
hội và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, các nước này phải chú ý cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm bớt lệ thuộc vào xuất khẩu.