Đối với công tác thẩm định khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh bình dương (Trang 78 - 83)

3.2 Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và

3.2.2.1 Đối với công tác thẩm định khoản vay

Thẩm định khoản vay là khâu đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng và là khâu có ảnh hƣởng quyết định đến khả năng xảy ra rủi ro đối với khoan vay. Khi thẩm định một khoản vay, có rất nhiều yếu tố cần phải xét đến nhƣ khả năng tài chính của khách hàng, phƣơng án sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo khoản vay. Trong các yếu tố này, yếu tố nào là trọng yếu, cần tập trung phân tích đánh giá nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng? Theo kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SeABank Bình Dƣơng đƣợc trình bày trong Chƣơng 2, bốn yếu tố có mối liên quan mật thiết đến xác suất xảy ra rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SeABank Bình Dƣơng là:

+ Rủi ro về ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng, + Mục đích sử dụng vốn vay,

+ Việc cung cấp hồ sơ liên quan đến thơng tin tài chính của khách hàng, + Và cuối cùng là yếu tố thời gian quan hệ tín dụng (yếu tố giúp giảm thiểu thơng bất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng vay).

Từ kết quả này, tác giả kiến nghị một số giải pháp cần tập trung trong quá trình thẩm định khi cho vay nhằm tăng tính hữu hiệu của các biện pháp kiểm sốt rủi ro trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SeABank Bình Dƣơng nhƣ sau:

Thứ nhất, tập trung phân tích đánh giá rủi ro ngành nghề sản xuất kinh doanh

của khách hàng về các nội dung nhƣ đánh giá thực trạng và xu hƣớng, triển vọng phát triển ngành, gắn với điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng, kinh tế vĩ mô, kinh tế thế giới và tình hình thực tế của khách hàng. Trong đó, các khía cạnh cần xem xét nhƣ:

- Tình hình cung - cầu của thị trƣờng, biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, biến động giá bán sản phẩm dịch vụ đầu ra. Việc đánh giá các yếu tố này đƣợc xem xét ở quy mô thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng thế giới. Để từ đó đánh giá đƣợc giai đoạn phát triển của ngành, những thuận lợi và khó khăn, xu hƣớng phát triển trong thời gian tới.

- Phân tích đặc điểm kinh tế xã hội của địa phƣơng, vùng miền trong mối quan hệ với ngành nghề kinh doanh của khách hàng về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trƣờng tiêu thụ để từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn, thế mạnh và yếu điểm, xu hƣớng của ngành trong điều kiện cụ thể.

- Ngoài ra cần xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô nhƣ tỷ giá, lãi suất, … đến lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Việc đánh giá các tác động này giúp đánh giá đƣợc các rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng để từ đó có chính sách cấp tín dụng hợp lý nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Và cuối cùng là đánh giá vị thế và khả năng cạnh tranh, khả năng chi phối thị trƣờng của khách hàng, những chiến lƣợc của khách hàng trong việc chống đỡ, hạn chế những rủi ro của thị trƣờng.

Đội ngũ lãnh đạo ngân hàng cần cung cấp và cập nhật thƣờng xuyên các chính sách quản lý của Nhà nƣớc và diễn biến thị trƣờng về những ngành nghề mà SeABank Bình Dƣơng đang cho vay đến đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định và quản lý khoản vay. Nguồn thơng tin có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ nguồn nội bộ và bên ngồi. Hiện nay do nguồn thơng tin nội bộ của SeABank chƣa đƣợc xây dựng nên trƣớc mắt sẽ khai thác nguồn thông tin từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin, các phƣơng tiện thơng tin đại chúng nhƣ báo, tạp chí, các ấn phẩm chuyên ngành, internet, … Qua đó có những khuyến nghị, định hƣớng ngành nghề trong hoạt động tín dụng phù hợp trong từng thời kỳ đối với cán bộ tín dụng

nhằm hạn chế cho vay những ngành nghề kinh doanh rủi ro cao, đẩy mạnh phát triển những ngành nghề có tiềm năng phát triển.

Thứ hai, tập trung kiểm soát phƣơng án sản xuất kinh doanh và mục đích vay

vốn của khách hàng. Khi cấp tín dụng, ngân hàng cần xác định đúng động cơ vay vốn của khách hàng để có quyết định mức cấp tín dụng phù hợp và có phƣơng án kiểm sốt hiệu quả.

Khi không đánh giá đúng động cơ vay vốn của khách hàng, có thể dẫn đến những rủi ro sau. Một là, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích khiến ngân hàng khơng đánh giá đƣợc hiệu quả kinh doanh của phƣơng án vay vốn và không kiểm sốt đƣợc những rủi ro phát sinh ngồi dự liệu. Hai là, không xác định đúng nhu cầu vốn của phƣơng án và cấp tín dụng vƣợt quá nhu cầu cũng dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích và phát sinh những rủi ro tƣơng tự. Ba là, khơng kiểm sốt đƣợc dịng tiền của khách hàng, chính là nguồn trả nợ cho khoản vay và sẽ rất rủi ro nếu khách hàng khơng có thiện chí trả nợ. Bốn là, khơng đề ra đƣợc những biện pháp kiểm soát hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng một cách hợp lý, phù hợp với động cơ vay vốn của khách hàng.

Do đó việc đánh giá đúng động cơ vay vốn của khách hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm sốt mục đích sử dụng vốn vay và dịng tiền trả nợ. Ngoài ra, việc xác định đƣợc động cơ vay vốn là cơ sở để ngân hàng đƣa ra những biện pháp thích hợp nhằm kiểm sốt tốt hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi giải ngân và tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động kiểm tra giám sát sau cho vay.

Thứ ba là việc thu thập đầy đủ hồ sơ về tình hình tài chính của doanh nghiệp

cũng rất quan trọng. Khi đồng ý phê duyệt một khoản vay, tức là ngân hàng đã xem xét và đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng đủ khả năng thực hiện phƣơng án sản xuất kinh doanh và có khả năng hồn trả vốn vay cho ngân hàng. Tuy nhiên do đặc điểm chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ là tình hình tài chính khơng rõ ràng, minh bạch nên báo cáo tài chính khơng phản ảnh đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có nhiều hệ thống sổ sách báo cáo kế

tốn dùng cho nhiều mục đích khác nhau nhƣ để báo cáo thuế, để vay vốn ngân hàng và dùng cho nội bộ. Với thực trạng nhƣ vậy nên các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng có độ tín cậy thấp. Việc phân tích đánh giá dựa trên báo cáo tài chính này mà khơng có sự kiểm tra tính hợp lý của các số liệu sẽ dẫn đến những đánh giá khơng chính xác về tình hình tài chính của khách hàng vay và có thể dẫn đến rủi ro khách hàng khơng trả đƣợc nợ do tài chính yếu kém. Do đó việc yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các báo cáo tài chính, báo cáo thuế, các bảng kê chi tiết, … để kiểm tra tính hợp lý của các số liệu và có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà việc này không đƣợc tuân thủ một cách đầy đủ. Theo số liệu khảo sát, hơn 60% khách hàng vay vốn không đƣợc thu thập đầy đủ các hồ sơ hợp lệ về tình hình tài chính mà chỉ có báo cáo tài chính, tờ khai thuế hàng tháng. Trong khi đó, theo quy định về cho vay của SeABank, hồ sơ tài chính phải đầy đủ các tài liệu: báo cáo tài chính, bảng cân đối phát sinh, bộ tờ khai thuế hàng tháng có xác nhận cơ quan thuế, các sổ chi tiết tài khoản chính, các tài liệu khác chứng minh nếu có.

Theo kết quả nghiên cứu, việc thu thập đầy đủ hồ sơ về tình hình khách hàng có mối tƣơng quan với việc đánh giá đúng khả năng thực hiện phƣơng án và hồn trả nợ vay của khách hàng. Cơng việc này cần phải đƣợc chú trọng khi thẩm định khoản vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong thời gian tới. Số liệu cần phải đƣợc kiểm tra, đối chiếu đảm bảo tính hợp lý của số liệu trƣớc khi phân tích và đƣa ra các nhận xét đánh giá. Việc khách hàng không hợp tác trong bổ sung đầy đủ tài liệu, hồ sơ có thể xem nhƣ là một dấu hiệu cố ý che giấu sự yếu kém năng lực tài chính. Tuy nhiên, việc yêu cầu các hồ sơ, tài liệu cần phải hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế khách hàng, tránh gây phiền hà cho khách hàng nhƣng cũng không nên bỏ qua các tài liệu, hồ sơ quan trọng cần phải có.

Thứ tƣ, yếu tố thời gian quan hệ tín dụng cũng là yếu tố quan trọng cần xem

xét. Việc cho vay với những khách hàng đã có thời gian quan hệ tín dụng với SeABank rõ ràng là ít rủi ro hơn việc cho vay những khách hàng mới. Điều này đã đƣợc minh chứng qua kết quả kiểm định bằng mơ hình Binary Logistic. Và nó ngụ

ý rằng khi thẩm định các khách hàng mới hoặc có quan hệ với SeABank trong một thời gian ngắn, ngân hàng cần phải thận trọng hơn, thu thập thông tin từ nhiều nguồn để đánh giá chính xác hơn về khách hàng. Ngồi những hồ sơ yêu cầu theo quy trình cho vay, các cuộc điều tra, phỏng vấn những ngƣời có liên quan trong doanh nghiệp, cán bộ làm công tác thẩm định cũng cần thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác nhƣ đối tác của khách hàng, đối thủ cạnh tranh của khách hàng, thông tin từ các ngân hàng khác, thông tin từ các tổ chức thông tin chuyên môn, thông tin từ các cơ quan truyền thông, từ báo chí, internet, các ấn phẩm chuyên ngành, các ấn phẩm của các cơ quan chính phủ và thơng tin từ các văn bản pháp quy,…. Và việc phân tích đánh giá sẽ đƣợc thực hiện trên nhiều yếu tố phân tích nhƣng cũng cần tập trung vào ba yếu tố: ngành nghề kinh doanh, phƣơng án vay và mục đích sử dụng vốn, thơng tin về tình hình tài chính nhƣ kết quả nghiên cứu của đề tài.

Phát triển khách hàng mới là tất yếu trong quá trình phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên trong điều kiện thơng tin bất cân xứng cịn phổ biến của nền kinh tế Việt Nam, ngân hàng có rất ít thơng tin từ khách hàng vay, đặc biệt là các khách hàng mới giao dịch lần đầu hoặc chỉ giao dịch trong một thời gian ngắn. Vì vậy, với đối tƣợng khách hàng này ngân hàng phải đặc biệt coi trọng công tác tổ chức thu thập thơng tin một cách có hệ thống và có độ tin cậy cao trong việc thẩm định và cho vay nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của việc thiếu thông tin đến hiệu quả công tác thẩm định và phê duyệt khoản vay, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài ra theo kết quả thống kê, trong tổng số 103 doanh nghiệp đƣợc khảo sát có 5 doanh nghiệp đã từng phát sinh nợ xấu tại SeABank hoặc các tổ chức tín dụng khác. Và tất cả 5 khách hàng này đều phát sinh nợ xấu sau khi SeABank Bình Dƣơng cho vay. Kết quả này hàm ý rằng, phải cực kỳ thận trọng khi thẩm định cho vay đối với các doanh nghiệp đã từng phát sinh nợ xấu.

Tóm lại, kêt quả nghiên cứu của luận văn chỉ ra rằng khi thẩm định cho vay, bên cạnh việc phân tích đánh giá nhiều yếu tố về năng lực tài chính, phƣơng án vay vốn và tài sản đảm bảo, ngân hàng cần tập trung vào 5 yếu tố quan trọng sau:

- Rủi ro về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, hạn chế cho vay những ngành nghề có rủi ro cao;

- Phƣơng án sản xuất kinh doanh và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, xác định đúng động cơ vay vốn thực sự của từng phƣơng án vay và đề ra những biện pháp kiểm soát hợp lý;

- Thu thập đầy đủ các thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và thực hiện kiểm tra, đánh giá sự hợp lý của số liệu cung cấp trƣớc khi thực hiện phân tích;

- Thận trọng khi thẩm định cho vay các doanh nghiệp mới quan hệ lần đầu hoặc thời gian quan hệ chƣa đủ dài (dƣới 1 năm);

- Thận trọng khi thẩm định cho vay các doanh nghiệp đã từng phát sinh nợ xấu trong quá khứ vì xác suất xảy ra nợ xấu sau khi cho vay là rất lớn. Những yếu tố này cần đƣợc phân tích, đánh giá trong mối liên hệ lẫn nhau và liên hệ với nhiều yếu tố khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh bình dương (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)