Phân tích tình hình biến động của tài sản, nhu cầu vốn và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn (Trang 49 - 75)

nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất tại NHNo & PTNT Trà Ôn

3.2.2.1. Tình hình biến động của tài sản và nhu cầu vốn nhạy cảm với lãi suất

Sự nhạy cảm lãi suất chỉ sự so sánh giữa sự nhạy cảm của luồng tiền tệ thuộc tài sản (tài sản nhạy cảm với lãi suất) và luồng tiền thuộc nguồn vốn (nguồn vốn nhạy cảm lãi suất). Kỳ hạn của sự nhạy cảm này thường được xác định (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng …). Các khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất, có nghĩa là khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ thay đổi. Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Quản lý tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng là việc chuyển hóa nguồn vốn tín dụng thành tiền mặt và tài sản sinh lợi, tức là việc phân chia vốn giữa tiền mặt, tín dụng, đầu tư, chứng khoán và các tài sản khác. Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng thì khoản mục đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn và cho vay ngắn hạn là hai khoản mục có độ nhạy cảm cao với lãi suất. Hai khoản mục này sẽ là nhân tố quan trọng để một ngân hàng có thể đánh giá và quản trị rủi ro lãi suất của mình khi lãi suất biến đổi. Tuy nhiên, trong hoạt động của NHNo & PTNT Trà Ôn thì chứng khoán ngắn hạn hầu như là không qua 3 năm, cho nên chỉ có cho vay ngắn hạn là nhạy cảm với lãi suất, thể hiện qua bảng 10.

BNG 10: TÌNH HÌNH TÀI SN BIN ĐỘNG LÃI SUT QUA 3 NĂM (2005-2007) Đơn v tính: Triu đồng NĂM So sánh 2006/2005 So sánh 2007/2006 Tài sn nhy cm vi lãi sut 2005 2006 2007 S tin % S tin %

1. Doanh nghip tư nhân 2.000 2.100 2.500 100 5 400 19,05

2. H sn xut kinh doanh 132.574 161.201 177.448 28.627 21,59 16.247 10,08

- Kinh tế tổng hợp 129.723 155.689 170.186 25.966 20,02 14.497 9,31

- Màu 76 69 10 -7 -9,21 -59 -85,51

- Chăn nuôi 818 1.385 2.939 567 69,32 1.554 112,20

- Chăm sóc vườn 839 1.018 936 179 21,33 -82 -8,06

- Máy nông nghiệp 606 839 2.100 233 38,45 1.261 150,30

- Khác 512 2,201 1.277 1.689 329,88 -924 -41,98 3.Cho vay d án 4.848 4.317 11.086 -531 -10,95 6.769 156,80 - AFD 0 0 6.981 0 0 6.981 0 - RDF II 3.304 659 0 -2.645 -80,05 -659 -100 - Dự án TCNT MLF 1.544 3.658 4.105 2.114 136,92 447 12,22 Tng tài sn nhy cm 139.422 167.618 191.034 28.196 20,22 23.416 13,97

Luận văn tốt nghiệp 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2005 2006 2007 Năm Triu đồng

1. Doanh nghiệp tư nhân

2. Hộ sản xuất kinh doanh

3.Cho vay dự án

HÌNH 5: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT TẠI NHNo & PTNT TRÀ ÔN QUA 3 NĂM (2005 – 2007)

Cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn là loại tài sản nhạy cảm với lãi suất

có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Thông thường những khoản tín dụng này sẽ được tái đầu tư trong năm tiếp theo, vì vậy chúng thuộc loại tài sản nhạy cảm với lãi suất. Bên cạnh đó, đầu tư vào chứng khoán là những khoản đầu tư sinh lời của ngân hàng nhưng mức lợi nhuận và rủi ro khác nhau. So với việc mua trái phiếu chính phủ thì nghiệp vụ tín dụng có độ rủi ro lớn hơn và lợi nhuận vì thế đạt được cũng nhiều hơn.

Chính vì vậy, thông thường dư nợ tín dụng nhạy cảm với lãi suất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Qua bảng 10, trong những năm vừa qua tình hình cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Trà Ôn có sự biến động đáng kể. Cụ thể, năm 2005 là 139.422 triệu đồng (chiếm 100% trong tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất), tăng mạnh lên ở năm 2006 là 167.618 triệu đồng (chiếm 100% trong tổng tài sản nhạy cảm lãi suất), năm 2007 là 191.034

Luận văn tốt nghiệp

triệu đồng chiếm tỷ lệ đầu tư ổn định là 100% trong tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất qua các năm. Ta thấy tình hình tài sản nhạy cảm với lãi suất, năm 2006 là 167.618 triệu đồng tăng 28.196 triệu đồng tương đương 20,22% so với năm 2005 và năm 2007 là 191.034 triệu đồng tăng 23.416 triệu đồng tương đương 13,97% so với năm 2006. Tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 giảm xuống 6,25% so với tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005, nguyên nhân là do lãi suất cho vay tăng làm cho tâm lý gánh nặng chi phí nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh. Thị trường cung ứng vốn gần như ngưng trệ tại các ngân hàng thương mại khác, và thị trường nhu cầu ở đây bắt đầu có sự chọn lọc các khách hàng có nhu cầu vốn mạnh và khả năng tài chính khá vững cho việc chi trả nợ đúng hạn có uy tín được giữ lại, còn khách hàng yếu về mặt tài chính thì bảo hòa.

Trong năm 2007, chi nhánh đã mở rộng quy mô tín dụng và đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian vay vốn khá phức tạp trước đây, nhất là sự tiếp cận phân vùng cho cán bộ tín dụng cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin nên số khách hàng đến vay vốn ngày càng nhiều. Đồng thời, trong năm 2007 ngân hàng đã tiến hành giải ngân cho các dự án của một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh đạt mức vượt chỉ tiêu.

Xu thế hội nhập kinh tế và tài chính thế giới diễn ra ngày càng một mạnh mẽ, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày một phát triển và là những đối thủ cạnh tranh lớn đối với NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Trà Ôn nói riêng trong lĩnh vực vay và các dịch vụ khác. Qua bảng 9 về tình hình tài sản nhạy cảm của ngân hàng ta thấy được toàn cảnh tình hình hoạt động của ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp, bên cạnh đó ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp thời đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Nhằm để phân tán rủi ro trong lĩnh vực đầu tư tín dụng của mình và thực hiện định hướng hoạt động kinh doanh qua từng năm và căn cứ vào chương trình

Luận văn tốt nghiệp

Trà Ôn đã cho vay đa dạng nhiều đối tượng mà ngân hàng thường xuyên quan tâm là doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh và các đối tượng khác. Ngân hàng chú trọng đầu tư nhiều nhất là hộ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, đối tượng đầu tư khác thì rất ít.

Doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp ngoài quốc doanh): Đây là thành

phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng tưởng kinh tế trên địa bàn. Doanh số cho vay thành phần này năm 2005 là 2.000 triệu đồng, năm 2006 là 2.100 triệu đồng tăng 100 triệu đồng tương đương 5% so với năm 2005, năm 2007 là 2.500 triệu đồng tăng 400 triệu đồng tương đương 19,05% so với năm 2006. Toàn huyện có trên 108 doanh nghiệp tư nhân, NHNo & PTNT huyện Trà Ôn đã đầu tư cho 58 doanh nghiệp, trong đó có quan hệ với những khách hàng có uy tín như Doanh nghiệp tư nhân Thành Phát, Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa, … số tiền cho vay hàng năm có thể lên đến trên hàng 100 tỷ đồng (theo báo cáo các quý) để giải quyết tình hình lưu động vốn cho doanh nghiệp giải quyết khó khăn nhất thời của các doanh nghiệp.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các lĩnh vực vật tư xây dựng, kinh doanh dịch vụ nên điều kiện cần và đủ là vốn của ngân hàng cần tập trung cho vay nhiều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hộ sản xuất kinh doanh: Ngân hàng cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ... Mà thành phần cho vay chủ yếu là nông dân, vì theo ngân hàng nông dân là khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và uy tín của ngân hàng. Theo như lời phát biểu của Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam: “ thực tế hoạt động tín dụng trên thương trường 10 năm qua cho phép chúng ta khẳng định: nông dân là khách hàng vay trả sòng phẳng; người dân không chỉ là khách hàng mà còn là người bạn đồng hành có uy tín của NHNo & PTNT Việt Nam”. Do vậy trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng luôn chú trọng cho vay thành phần kinh tế này.

Những năm qua, doanh số cho vay của ngân hàng đối với hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thành phần kinh tế, và doanh số cho vay hộ sản xuất luôn tăng qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay hộ sản xuất cho vay

Luận văn tốt nghiệp

là 132.574 triệu đồng, năm 2006 doanh số là 161.201 triệu đồng tăng 28.627 triệu đồng tương đương 21,59% so với năm 2005, năm 2007 là 177.448 triệu đồng tăng 16.247 triệu đồng tương đương 10,08% so với năm 2006.

Doanh số cho vay của ngân hàng đối với cá thể, hộ sản xuất tăng lên bao gồm: Sự tăng của cho vay sản xuất lúa, hoa màu, cải tạo chăm sóc vườn, cho vay chăn nuôi … Điều này thể hiện nhu cầu vay vốn của người dân càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức dần phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh, bền vững, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, vươn lên trở thành một ngành nông nghiệp sản xuất lớn góp phần nâng cao đời sống người dân, ổn định kinh tế. Đồng thời, nó cũng phản ánh ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư cho vay vào các ngành sản xuất truyền thống của huyện, tạo được công ăn việc làm cho nhiều người, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Do địa bàn hoạt động chủ yếu của ngân là vùng nông thôn nên hầu như các món vay đều có giá trị nhỏ. Khách hàng là những hộ nông dân phân tán trên địa bàn rộng lớn nên việc thẩm định và theo dõi vốn vay của cán bộ ngân còn gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, tình hình cho vay đối với hộ sản xuất qua các năm tăng đáng kể do ngân hàng đã đầu tư vốn cho hộ sản xuất kinh doanh, những hộ nghèo để họ xoay chuyển đồng vốn nhanh, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế đồng bộ giữa các thành phần kinh tế, ngân hàng đã đầu tư tín dụng cho các đối tượng trên cơ sở phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Cho vay dự án: Khoản mục này cũng nhạy cảm theo lãi suất thị trường

nhưng độ co giãn của từng khoản mục cho vay dự án nhạy cảm phản ánh không rõ, do các khoản mục này trong 3 năm tỷ trọng giải ngân không điều và có khi tỷ trọng là 0 cho nên mức độ phản ứng với lãi suất không thể hiện rõ qua 3 năm.

Thực tế cho thấy trong năm 2007 thì NHNo & PTNT Trà Ôn đã 3 lần thay đổi khung lãi suất cho vay làm gánh nặng tâm lý của người đi vay. Mức lãi suất cuối năm 2007 là 1,03%/tháng đến 1,35%/tháng cho nên tốc độ tăng năm 2007: Khoản mục cho vay hộ sản xuất kinh doanh tăng là 177.448 triệu đồng tăng

Luận văn tốt nghiệp

11,51%; cho vay doanh nghiệp tư nhân là tốc độ có tăng là do lĩnh vực này đang khuyến khích đầu tư tốc độ tăng từ 5% (năm 2006 so với năm 2005) tăng lên 19,05% (năm 2007 so với năm 2006).

Qua số liệu trên, nó đã phản ánh phần nào chỉ tiêu phát triển kinh tế của NHNo & PTNT Việt Nam. Nhu cầu của các tổ chức kinh tế trong thời kỳ hội nhập có tăng nhưng do chịu tác động lãi suất nên nhu cầu nhiều nhưng không thể mạo hiểm chấp nhận rủi ro trong khi tình hính tài chính của các tổ chức này còn non kém. Đây cũng chính là sự bất hợp lý gây nhiều tranh cải trong giai đoạn hiện nay là: “liệu các doanh nghiệp nhỏ có tình hình tài chính yếu luôn phải chịu nhiều sức ép có thể tồn tại được không? Đây sẽ là mức sàn lọc loại bỏ những phần tử yếu kém hay nó mang lại nhiều biến động khác nữa”.

3.2.2.2. Tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoảng nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất ở đây bao gồm chứng chỉ tiền gửi mới, phù hợp với những điều kiện của thị trường : Những khoản lãi suất tiền gửi lãi suất thả nổi có thu nhập thay đổi tự động cùng với lãi suất thị trường; và những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ có lãi suất được điều chỉnh hàng ngày để phản ánh những biến động mới nhất của thị trường. Các khoản huy động vốn càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất, có nghĩa là khi lãi suất thay đổi thì chi phí cho các khoản huy động này sẽ thay đổi.

Quản lý nguồn vốn, việc này đòi hỏi cân nhắc các rủi ro phụ cũng như khoản chênh lệch giữa chi phí vay vốn (chủ yếu là lãi suất vay của ngân hàng khác) và mức lợi nhuận có thể thu được khi đầu tư vào tín dụng (chuyển hóa thành tài sản). Mục tiêu chính của phương thức này là đảm bảo thanh khoản của ngân hàng, đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu tín dụng hợp lệ và doanh lợi.

Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng thì khoản mục tiền gửi kho của kho bạc Nhà nước, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi các tổ chức tín dụng ngắn hạn, tiền gửi các tổ chức kinh tế và giấy tờ có giá trong ngắn hạn là các khoản mục có độ nhạy cảm cao với lãi suất. Các khoản mục này sẽ là nhân tố quan

Luận văn tốt nghiệp

trọng để một ngân hàng có thể đánh giá và quản trị rủi ro lãi suất của mình khi lãi suất biến đổi. Ngoài việc coi các khoản tiền gửi có thể phát hành séc là nguồn vốn tín dụng hàng đầu, các ngân hàng còn tìm cách thu hút thêm nguồn vốn đi vay mới bằng cách phát hành các loại phiếu ngân hàng, phát hành thu hút vốn… để tăng thêm vốn vay.

Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt trong hoạt động tín dụng, do đó trong những năm qua chi nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu có mục đích với nhiều loại kỳ hạn…thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng. Từ đó đã tập trung và thu hút được nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn nhiều mức lãi suất khác nhau mà chi nhánh ngân hàng đã thu hút được lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế ngày một tăng lên, vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm sau luôn cao hơn năm trước.

Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua bảng 11 trong 3 năm chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, tổ chức kinh tế và tiền gửi không kỳ hạn của kho bạc.

BNG 11: TÌNH HÌNH NGUN VN NHY CM VI LÃI SUT CA NHNo & PTNT TRÀ ÔN QUA 3 NĂM (2005-2007) Đơn v tính: Triu đồng Năm So sánh 2006/2005 So sánh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn (Trang 49 - 75)