Tóm lược ý chính chương 2:
Bộ dữ liệu cho cả nước sau khi trích lọc bao gồm 13.014 quan sát (bao gồm 5.784 lao động nữ và 7.230 lao động nam). Tuy nhiên, đề tài chỉ sử dụng số liệu lao động ở đô thị với 4.116 quan sát. Hàm thu nhập của người lao động được ước lượng theo phương pháp hồi quy 2 bước với biến số năm kinh nghiệm là biến nội sinh. Kết quả ước lượng được kiểm định từ việc đánh giá ý nghĩa các biến nội sinh lẫn các biến công cụ cùng với các kiểm định khác về phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan của các biến.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng suất sinh lợi của người lao động Việt Nam nói chung và người lao động khu vực Đơ thị nói riêng. Nội dung đi sâu trình bày các phần: (i) cấu trúc thu nhập của người lao động theo giới, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng và thành phần kinh tế. (ii) kiểm định sự khác biệt trong thu nhập của người lao động theo giới, tình trạng hơn nhân, học vấn…
3.1 Tổng quan về bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh (từ 7% trở lên) trong suốt giai đoạn 2000 - 2010. Bình quân giai đoạn 2000-2010 đạt 7,25% (Phụ lục 3.1).
Cùng với việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng gia tăng. Mật độ phân bố thu nhập ngày càng có xu hướng phân tán hơn (hệ số GINI) tăng dần nhưng vẫn nằm trong nhóm nước có mức bất bình đẳng thấp (nhỏ hơn 0,4).
Nguồn: World Bank và tính tốn từ bộ dữ liệu VHLSS 2006, 2008, 2010
Bất bình đẳng thu nhập gia tăng cho thấy thành quả của tăng trưởng đã không được phân bổ đồng đều giữa các tầng lớp dân cư. Theo báo cáo của UNDP (2011) về chỉ số phát triển con người, Việt Nam đứng thứ 128/169 nước về trình độ phát triển con người (tăng 15 bậc so với năm 2010), được xếp loại trung bình thấp, và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á (Phụ lục 3.2).
3.2 Cấu trúc thu nhập của người lao động cả nước và ở khu vực Thành thị
3.2.1 Phân bố lao động
Với bộ dữ liệu trích lọc sử dụng trong đề tài cho thấy cơ cấu theo giới trên phạm vi cả nước có 5.784 lao động nữ (chiếm 44,4%) trong tổng số 13.014 lao động. Trong đó, số lao động ở thành thị chỉ chiếm xấp xỉ trên 31,6% tổng số lao động khảo sát với 4.116 lao động. Đồng thời, với cơ cấu này, số lao động được phân bố trên 6 vùng địa lý từ đồng bằng Sông Hồng đến đồng bằng Sông Cửu Long được thể hiện như sau:
Bảng 3.1: Phân bố lao động trên 6 vùng địa lý
Cả nước Thành thị
6 vùng địa lý
Nữ Nam Nữ Nam
Đồng bằng Sông Hồng 1.179 1.502 425 412
Trung du MN phía Bắc 678 1.129 229 260
BTB & DH miền trung 1.299 1.755 469 533
Tây Nguyên 470 561 145 169
Đông Nam Bộ 913 868 428 351
ĐB Sông Cửu Long 1.245 1.415 346 349
Chung 5.784 7.230 2.042 2.074
Nguồn: Bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n =13.014)
Khu vực thành thị thuộc các vùng đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải miền trung, Đông Nam bộ và đồng bằng Sông Cửu Long là những nơi tập trung lao động lớn của cả
nước. Do điều kiện địa lý không thuận lợi, điều kiện kinh tế chưa phát triển khu vực thành thị của vùng Tây Nguyên và trung du miền núi phía bắc tập trung ít lao động.
3.2.2 Trình độ
Xét về trình độ chun mơn cũng như học vấn của người lao động, ở cùng một cấp học, số lao động nam tập trung nhiều hơn so tương đối với các lao động nữ. Đặc biệt, đa phần người lao động cả nam lẫn nữ tập trung chủ yếu ở nhóm dưới Phổ thơng trung học (cấp 3 trở xuống) và các cấp dạy nghề. 84% lao động nữ có trình độ từ dưới trung học chun nghiệp và con số này là 90% ở lao động nam. Điều này cho thấy, đa phần người lao động Việt Nam có mức học vấn khơng cao. Riêng ở khu vực thành thị, trình độ học vấn của người lao động cao hơn, đặc biệt là các lao động có trình độ cao. Lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên ở khu vực này chiếm tỷ lệ khá cao (17% ở lao động nữ và 14% ở lao động nam). Điểm đặc biệt là các lao động nữ có trình độ học vấn cao chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới ở cùng một cấp học. Lao động nữ ở khu vực thành thị có xu hướng học cao hơn các lao động nam.
Bảng 3.2: Phân bố lao động theo trình độ
Cả nước Thành thị Phân theo trình độ Nữ Nam Nữ Nam Khơng có bằng cấp 849 1.017 152 165 Cấp 1 1.091 1.496 280 300 Cấp 2 1.553 2.180 474 516 Cấp 3 1.133 1.187 477 405 Dạy nghề ngắn hạn 159 350 65 166 Dạy nghề dài hạn 92 251 52 110
Trung học chuyên nghiệp 370 274 200 130
Cao đẳng 224 143 117 72
Đại học và sau đại học 313 332 225 210
Chung 5.784 7.230 2.042 2.074
3.3.3 Thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế của người lao động trong bộ dữ liệu khảo sát đa phần thuộc vào kinh tế hộ và sản xuất kinh doanh cá thể (52% ở lao động nữ và 67% ở lao động nam).
Tại khu vực tư nhân số lao động nam chiếm ưu thế hơn so với lao động nữ. Tuy nhiên có sự đảo ngược vị trí trong khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Ở khu vực này, số lao động nữ tập trung nhiều gấp hơn 2 lần lao động nam.
Tại khu vực thành thị, kinh tế hộ sản xuất cá thể, kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước là những khu vực thu hút nhiều lao động làm việc nhất. Tỷ trọng lao động làm việc ở 3 khu vực này chiếm trên 82% tổng số lao động làm việc.
Bảng 3.3: Phân theo thành phần kinh tế của người lao động
Cả nước Thành thị
Phân theo thành phần
kinh tế Nữ Nam Nữ Nam
Hộ sản xuất NLTHS 1.197 1.968 122 194
Hộ sản xuất cá thể 667 1.618 261 447
Tập thể 26 42 12 8
Tư nhân 512 755 209 303
Nhà nước 857 860 485 407
Vốn đầu tư nước ngoài 279 117 80 32
Chung 3.538 5.360 1.169 1.391
Nguồn: Bộ dữ liệu VHLSS 2010 (n = 13.014)
3.3 Sự khác biệt trong thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 gần 1.170 USD (tương đương 1,95 triệu đồng/người/tháng). Trong bộ dữ liệu khảo sát VHLSS 2010 của TCTK, con số này là 1,52 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, các số liệu này là thu nhập bình qn đầu người, tính ln cho cả những người phụ thuộc (bao gồm trẻ em dưới 15 tuổi và người già, người khơng cịn khả năng làm việc…). Số liệu thu nhập trong đề tài được định nghĩa là thu nhập từ tiền công, tiền lương của người lao động đã làm việc trong vòng 12 tháng trước thời điểm được khảo sát. Thu nhập bình quân của người lao động trong bộ dữ liệu sử dụng trên phạm vi cả nước là 2,36 triệu
đồng/người/tháng, trong đó con số này ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 3,16 và 1,99 triệu đồng/người/tháng. Có sự chênh lệch (có ý nghĩa thống kê mức 1%) trong thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị so với khu vực nông thôn (Phụ lục 3.4).
Cơ cấu thu nhập của người lao động theo nhóm tuổi ở khu vực thành thị và cả nước cho thấy ở nhóm tuổi 26-35 và 36-45 là hai nhóm có thu nhập cao nhất (hình 3.2 và phụ lục 3.5). Đồng thời, thu nhập của lao động nam ở cả 4 nhóm tuổi đều cao hơn tương đối so với lao động nữ. Ngoài ra, thu nhập của người lao động có xu hướng giảm dần theo số tuổi càng tăng của người tham gia lao động.
Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n = 13.014)
Hình 3.2: Thu nhập người lao động ở thành thị theo giới tính và nhóm tuổi.
Phân theo bằng cấp chuyên môn (học vấn), thu nhập từ công việc làm cơng có mối quan hệ đồng biến với mức học vấn của người lao động. Học vấn càng cao thì thu nhập có xu hướng càng cao (hình 3.3 và hình 34). Người lao động được đào tạo nghề bài bản có thu nhập cao hơn so với người có mức học vấn dưới phổ thơng trung học. Kết quả này cũng xác nhận rõ hơn về mức phân bổ thu nhập theo nhóm tuổi. Ở mỗi mức học vấn như nhau đối với cả nam và nữ, các lao động thuộc nhóm tuổi từ 25 đến 35 và từ 36 đến 45 tuổi là những nhóm có thu nhập cao nhất (xem thêm phụ lục 3.7).
Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n = 13.014)
Hình 3.3: Thu nhập người lao động nữ theo nhóm tuổi và bằng cấp chun mơn
Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n = 13.014)
Thu nhập của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau ở khu vực thành thị cũng có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, mức lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước và kinh tế đầu tư nước ngồi có mức lương cao nhất. Trung bình là trên 4,2 triệu đồng/người/tháng so với mức lương trung bình của khu vực là 2,9 triệu đồng (xem thêm phụ lục 3.8). Xét đến sự chênh lệch thu nhập tiền lương theo giới, ở tất cả các khu vực kinh tế thì lương của lao động nam ln cao hơn lương của lao động nữ (hình 3.5). Mức chênh lệch này thể hiện rõ nét nhất ở khu vực kinh tế hộ gia đình. Điều này có thể giải thích bởi vai trị người trụ cột gia đình của lao động nam theo cách nghĩ truyền thống trước đây.
Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n = 13.014)
Hình 3.5: Thu nhập người lao động ở các khu vực kinh tế phân theo giới tính
Ngồi ra, sự chênh lệch tiền lương của người lao động theo các đặc tính cá nhân (các biến từ X4 đến X12) đều có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 3.9). Kết quả kiểm định t- test với mức ý nghĩa 1% cho thấy, các chênh lệch hoặc khác biệt đã nêu bên trên là có cơ sở và hợp lý.
Tóm lược ý chính chương 3:
Kết quả kiểm chứng dữ liệu cho thấy dữ liệu sử dụng phù hợp với mơ hình nghiên cứu. Kết quả bước đầu cho thấy có sự chênh lệch về tiền lương trong lao động. Tiền lương trung bình của người lao động ở khu vực thành thị là cao hơn đáng kể so với mức lương trung bình của cả nước. Các thống kê cũng cho thấy có sự chênh lệch tiền lương khá rõ nét ở khu vực thành thị. Theo đó, tiền lương lao động nam cao hơn so với tiền lương của lao động nữ. Kết quả cũng cho thấy bằng cấp chuyên môn của người lao động càng cao thì tiền lương nhận được càng cao. Đồng thời, trong cùng một mức học vấn như nhau, thu nhập cao nhất của người lao động tập trung ở nhóm tuổi 25 đến 35 và 36 đến 45. Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là những doanh nghiệp trả lương cao nhất.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG
Mục đích của chương này trình bày kết cấu thu nhập và sự bất bình đẳng trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị của Việt Nam từ việc ước lượng hàm hồi quy Mincer. Nội dung tập trung vào ba phần. Thứ nhất là nhắc lại và trình bày chi tiết mơ hình ước lượng. Thứ hai là trình bày các kết quả ước lượng cùng với các kết quả kiểm định mơ hình. Cuối cùng là tính tốn sự khác biệt trong thu nhập theo giới tính, đánh giá tình hình bất bình đẳng trong thu nhập này ở đô thị Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu.
4.1 Mơ hình ước lượng
4.1.1 Mơ hình Mincer
Dựa theo mơ hình lý thuyết nêu trong chương 2, nghiên cứu này sử dụng mơ hình hồi quy thu nhập Mincer với các biến số cụ thể như sau:
ln(Yh) = α0 + α1.S + α2T + α3T2
+ D + e (4.1)
Trong đó:
• Yh– Thu nhập bình quân một giờ của cá nhân làm công ăn lương có được trong 12 tháng qua; ln(Yh) là logarithm cơ số tự nhiên của Yh. • S – Số năm đi học của người lao động,
• T – Kinh nghiệm tiềm năng của người lao động,
• T2 – Bình phương kinh nghiệm tiềm năng của người lao động, • D: các biến Dummy
• e: sai số ước lượng
Bảng 4.1: Dấu kỳ vọng và ý nghĩa của các hệ số trong các hàm hồi qui
Hệ số Ý nghĩa Dấu kì vọng
α1
Cho biết suất sinh lợi của giáo dục, cho biết phần trăm tăng thêm của thu nhập khi tăng thêm một năm đi học
Hệ số Ý nghĩa Dấu kì vọng
α2 Cho biết phần trăm tăng thêm của thu nhập khi
kinh nghiệm tiềm năng tăng thêm một năm + α3 Cho biết mức độ suy giảm của thu nhập biên theo
thời gian làm việc -
4.1.2 Mơ hình phân tích Oaxaca
Trong nghiên cứu này, các phương trình ước lượng thu nhập cho lao động nam (m) và lao động nữ (f) sử dụng trung bình mẫu của mỗi nhóm được xác định như sau: 1 ˆ ˆ n j j m m om m j y α X β = = +∑ (4.2) 1 ˆ ˆ n j j f f of f j y α X β = = +∑ (4.3)
• Xmj , Xjf: giá trị trung bình biến thứ j trong phương trình hồi quy của nam và nữ
• ˆj m
β , βˆfj: hệ số hồi quy của biến thứ j trong phương trình hồi quy của nam và nữ
• n: là số biến xác định cho hàm hồi quy như số năm đi học, số năm kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm bình phương…
Khoảng cách tiền lương giữa lao động nam và lao động nữ theo Cotton (1988) được xác định như sau:
( M F) F( M F) M( M F)
A B
w α α X β β β X X
∆ = − + − + −
1 4 4 4 4 2 4 4 4 4 3 1 4 4 2 4 43 (4.4)
Với X là các biến (có ý nghĩa thống kê) trong phương trình hồi quy hàm thu nhập Mincer.
Phương pháp phân tách khác biệt của Neumark (1988) với chỉ số mức công bằng thị trường β* (xác định theo công thức 1.8 ở chương 1):
* * *
lnWf −lnWm =β (Xm−Xf)+(βm−β )Xm+(β −βf)Xf
(4.5) Trong nghiên cứu này, kết quả hồi quy hàm thu nhập theo phương pháp Mincer (4.1) sẽ được sử dụng vào phương trình 4.2 và phương trình 4.3 để tính khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ. Sự khác biệt trong thu nhập từ tiền lương tiền công của người lao động nam và nữ được tính tốn trong sự đối chiếu của công thức 4.4 và công thức 4.5.
4.2 Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer
4.2.1 Kiểm định mơ hình
Mơ hình được ước lượng theo phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS) trong sự so sánh với phương pháp hồi quy thơng thường (OLS) cho hai nhóm người lao động. Sự phù hợp của mơ hình được khẳng định thông qua các kiểm định sau:
4.2.1.1. Kiểm định biến nội sinh
Kết quả kiểm chứng hiệu quả của biến nội sinh cho thấy biến số năm đi học là biến nội sinh tốt trong đề tài. Với mức giải thích R bình phương hiệu chỉnh trên 86% và có ảnh hưởng lên khả năng giải thích của mơ hình (xem phụ lục 4.4).
4.2.1.2. Kiểm định biến công cụ IV
Các biến cơng cụ IV trong mơ hình bao gồm biến dân tộc, tình trạng hơn nhân của cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ và các biến vùng được sử dụng để ước lượng biến nội sinh là cần thiết (khơng dư thừa) và có ý nghĩa giải thích, ý nghĩa thống kê cao (xem phụ lục 4.5).
Kết quả kiểm định Durbin - Wu - Hausman với giả thuyết Ho cho rằng khơng có sự khác biệt về các hệ số giữa hai mơ hình. Với mức p = 0,0000 (giá trị kiểm định chi bình phương bằng 171: phụ lục 4.7) thì có thể bác bỏ giả thuyết Ho. Mơ hình hồi quy theo phương pháp 2SLS cho kết quả tốt hơn, nhất là về tính khơng thiên chệch của ước lượng.
4.2.1.4. Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan