Dấu kỳ vọng và ý nghĩa của các hệ số trong các hàm hồi qui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị việt nam (Trang 40)

Hệ số Ý nghĩa Dấu kì vọng

α1

Cho biết suất sinh lợi của giáo dục, cho biết phần trăm tăng thêm của thu nhập khi tăng thêm một năm đi học

Hệ số Ý nghĩa Dấu kì vọng

α2 Cho biết phần trăm tăng thêm của thu nhập khi

kinh nghiệm tiềm năng tăng thêm một năm + α3 Cho biết mức độ suy giảm của thu nhập biên theo

thời gian làm việc -

4.1.2 Mơ hình phân tích Oaxaca

Trong nghiên cứu này, các phương trình ước lượng thu nhập cho lao động nam (m) và lao động nữ (f) sử dụng trung bình mẫu của mỗi nhóm được xác định như sau: 1 ˆ ˆ n j j m m om m j y α X β = = +∑ (4.2) 1 ˆ ˆ n j j f f of f j y α X β = = +∑ (4.3)

Xmj , Xjf: giá trị trung bình biến thứ j trong phương trình hồi quy của nam và nữ

• ˆj m

β , βˆfj: hệ số hồi quy của biến thứ j trong phương trình hồi quy của nam và nữ

• n: là số biến xác định cho hàm hồi quy như số năm đi học, số năm kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm bình phương…

Khoảng cách tiền lương giữa lao động nam và lao động nữ theo Cotton (1988) được xác định như sau:

( M F) F( M F) M( M F)

A B

w α α X β β β X X

∆ = − + − + −

1 4 4 4 4 2 4 4 4 4 3 1 4 4 2 4 43 (4.4)

Với X là các biến (có ý nghĩa thống kê) trong phương trình hồi quy hàm thu nhập Mincer.

Phương pháp phân tách khác biệt của Neumark (1988) với chỉ số mức công bằng thị trường β* (xác định theo công thức 1.8 ở chương 1):

* * *

lnWf −lnWm =β (XmXf)+(βm−β )Xm+(β −βf)Xf

(4.5) Trong nghiên cứu này, kết quả hồi quy hàm thu nhập theo phương pháp Mincer (4.1) sẽ được sử dụng vào phương trình 4.2 và phương trình 4.3 để tính khoảng cách tiền lương giữa nam và nữ. Sự khác biệt trong thu nhập từ tiền lương tiền công của người lao động nam và nữ được tính tốn trong sự đối chiếu của công thức 4.4 và công thức 4.5.

4.2 Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer

4.2.1 Kiểm định mơ hình

Mơ hình được ước lượng theo phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS) trong sự so sánh với phương pháp hồi quy thông thường (OLS) cho hai nhóm người lao động. Sự phù hợp của mơ hình được khẳng định thơng qua các kiểm định sau:

4.2.1.1. Kiểm định biến nội sinh

Kết quả kiểm chứng hiệu quả của biến nội sinh cho thấy biến số năm đi học là biến nội sinh tốt trong đề tài. Với mức giải thích R bình phương hiệu chỉnh trên 86% và có ảnh hưởng lên khả năng giải thích của mơ hình (xem phụ lục 4.4).

4.2.1.2. Kiểm định biến công cụ IV

Các biến cơng cụ IV trong mơ hình bao gồm biến dân tộc, tình trạng hơn nhân của cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ và các biến vùng được sử dụng để ước lượng biến nội sinh là cần thiết (khơng dư thừa) và có ý nghĩa giải thích, ý nghĩa thống kê cao (xem phụ lục 4.5).

Kết quả kiểm định Durbin - Wu - Hausman với giả thuyết Ho cho rằng khơng có sự khác biệt về các hệ số giữa hai mơ hình. Với mức p = 0,0000 (giá trị kiểm định chi bình phương bằng 171: phụ lục 4.7) thì có thể bác bỏ giả thuyết Ho. Mơ hình hồi quy theo phương pháp 2SLS cho kết quả tốt hơn, nhất là về tính khơng thiên chệch của ước lượng.

4.2.1.4. Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan

Hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình được khắc phục bằng kỹ thuật robust (với tùy chọn robust sau câu lệnh ivreg của STATA). Tuy nhiên,

để kiểm chứng đề tài đã sử dụng phương pháp Cameron và Trivedi để kiểm định. Kết quả kiểm định cho thấy, mơ hình khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi (phụ lục 4.8).

Hiện tượng tự tương quan giữa các biến, ngoại trừ các biến số năm đi học, số năm kinh nghiệm và số năm kinh nghiệm bình phương là có tương quan chặt với nhau, các biến còn lại đa phần là không tương quan hoặc tương quan yếu với nhau (phụ lục 4.6).

4.2.2 Kết quả mơ hình

4.2.2.1 Mơ hình hồi quy thông thường

Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả mơ hình hồi quy theo phương pháp OLS

Tên biến Chung Nam Nữ

Số năm đi học 0,045*** 0,033*** 0,057***

Số năm kinh nghiệm 0,069*** 0,074*** 0,064*** Số năm kinh nghiệm bình phương -0,001*** -0,002*** -0,001***

Tình trạng hơn nhân 0,010 -0,078 0,067

Chưa học hết lớp 1 -0,507*** -0,523*** -0,467*** Từ cấp 1 đến cấp 3 -0,319*** -0,347*** -0,251***

Đại học - Cao đẳng 0,125 0,203 0,085

Có bằng dạy nghề 0,379*** 0,395*** 0,357*** Khu vực kinh tế nhà nước 0,384*** 0,275*** 0,522***

Tên biến Chung Nam Nữ

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 0,498*** 0,350*** 0,739*** Chuyên môn kỹ thuật bậc trung cao 0,291*** 0,263*** 0,277*** Chuyên môn kỹ thuật bậc thấp 0,569*** 0,534*** 0,333***

Hệ số cắt 6,731*** 6,975*** 6,495*** Số quan sát (n) 4.116 2.074 2.042 R-bình phương hiệu chỉnh 0,425 0,422 0,443 RMSE 0,722 0,722 0,709 Ghi chú: * p < 0,1; ** p < 0,05; *** p < 0,01 Nguồn: kết quả tính tốn từ VHLSS 2010 (n = 4.116)

Có 10/12 biến ở cả hai mơ hình hồi quy Mincer cho lao động nam và lao động nữ có ý nghĩa thống kê từ mức 5% trở lên và có dấu phù hợp kỳ vọng. Biến tình trạng hơn nhân, và biến đại học cao đẳng là hai biến khơng có ý nghĩa thống kê. Các mơ hình này có hệ số R-điều chỉnh dao động từ 0,42 đến 0,44 và có mức sai số RMSE trong khoảng 0,70 – 0,72. Kết quả cho thấy, mức tăng của thu nhập bình quân của người lao động nam và lao động nữ theo số năm đi học và số năm kinh nghiệm không đồng đều nhau. Cụ thể, số năm đi học tăng thêm 1 năm thì thu nhập trung bình của lao động nam và nữ tăng lên lần lượt là 3,3% và 5,7%. Tương tự, số năm kinh nghiệm của người lao động tăng thêm thì mức thu nhập bình quân cũng tăng và với mức tăng có phần lớn hơn so với số năm đi học. Cụ thể, kinh nghiệm tăng thêm 1 năm thì thu nhập bình quân của lao động nam tăng thêm 7,4% và ở lao động nữ là 6,4%.

Loại hình tổ chức hay khu vực kinh tế mà người lao động đang làm việc cũng có tác động khác nhau lên mức gia tăng thu nhập của người lao động. Ở khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kết quả cho thấy các lao động nữ làm việc ở khu vực này đều có mức lương cao hơn so với các lao động nam tương ứng (các yếu tố tác động khác xem như khơng đổi).

Trình độ học vấn của người lao động cũng ảnh hưởng đáng kể đến mức gia tăng thu nhập của người lao động theo giới. Cụ thể, việc chưa hoàn thành cấp học từ cấp 1 đến cấp 3 hoặc chưa học hết lớp 1 có xu hướng nhận được mức lương thấp hơn. Trong những trường hợp này, xu hướng giảm thu nhập ở lao động nam là cao hơn so với các lao động nữ ở cùng một cấp học.. Điều này cũng tương tự ở cấp độ lao động có chun mơn kỹ thuật bậc thấp. Ở mức chuyên môn này, thu nhập của các lao động nam cao hơn đáng kể (20%) so với các lao động nữ. Điều này phù hợp với thị trường lao động cơ bản khi mà các lao động chuyên môn thấp chủ yếu là các lao động cơ bản chân tay.

4.2.2.2 Hồi quy hai giai đoạn (2SLS)

Kết quả hồi quy hai giai đoạn với biến nội sinh là biến số năm đi học (X1) được hồi quy theo 4 biến phụ là X13 (dân tộc), X14 (trình độ giáo dục của cha mẹ), X15 (tình trạng hơn nhân của cha mẹ), X16 (thuộc hộ nghèo trong giai đoạn 2006 – 2010) và các biến vùng được thể hiện ở bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả mơ hình hồi quy theo phương pháp 2SLQ

Tên biến Chung Nam Nữ

Số năm đi học 0,106*** 0,089*** 0,118***

Số năm kinh nghiệm 0,076*** 0,080*** 0,071*** Số năm kinh nghiệm bình phương -0,001*** -0,002*** -0,001***

Tình trạng hơn nhân 0,045 -0,023 0,081*

Chưa học hết lớp 1 -0,461*** -0,465*** -0,435*** Từ cấp 1 đến cấp 3 -0,744*** -0,743*** -0,668*** Đại học - Cao đẳng -0,562*** -0,471*** -0,566***

Có bằng dạy nghề 0,279*** 0,307*** 0,232**

Khu vực kinh tế nhà nước 0,292*** 0,207*** 0,415*** Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 0,469*** 0,312*** 0,729*** Chuyên môn kỹ thuật bậc trung cao 0,223*** 0,216*** 0,196*** Chuyên môn kỹ thuật bậc thấp 0,596*** 0,571*** 0,333***

Tên biến Chung Nam Nữ Hệ số góc 6,494*** 6,744*** 6,248*** Số quan sát (n) 3.887 1.978 1.909 R-bình phương hiệu chỉnh 0,402 0,397 0,4242 RMSE 0,738 0,737 0,722 Ghi chú: * p < 0,1; ** p < 0,05; *** p < 0,01 Nguồn: kết quả tính tốn từ VHLSS 2010 ( n = 4.116) )

Kết quả hồi quy hai bước cho thấy có 11/12 biến có ý nghĩa thống kê 5% và đúng dấu kì vọng. Biến tình trạng hôn nhân gần như khơng có ý nghĩa thống kê trong cả 3 mơ hình. Hiệu quả giải thích của mơ hình tuy thấp hơn phương pháp OLS nhưng cũng ở mức khá cao, dao động từ 0,40 đến 0,42; Đồng thời mức sai số RMSE dao động quanh mức 0,72 – 0,74.

Mơ hình hình quy hàm thu nhập Mincer chung (nam và nữ), cũng như các mơ hình riêng rẻ cho lao động nam và lao động nữ cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì các hệ số hồi quy cũng như dấu của nó khá phù hợp với kỳ vọng. Cụ thể, đối với cả lao động nam và nữ số năm đi học và năm kinh nghiệm có tác động dương (+) đối với thu nhập. Ngược lại, hệ số hồi quy của số năm kinh nghiệm bình phương mang dấu âm (-) cho thấy mức độ suy giảm của thu nhập biên theo số năm làm việc. Cụ thể, cứ 1 năm đi học tăng lên làm tăng thêm 10,5% thu nhập của người lao động (con số này ở lao động nam và nữ lần lượt là 9% và 12%). Tác động tương tự như số năm đi học, số năm kinh nghiệm cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều. Tăng 1 năm kinh nghiệm, lương người lao động nhận được tăng thêm 7,6%. Kết quả cho thấy, số năm kinh nghiệm tăng đến một ngưỡng nhất định thì mức lương người lao động sẽ chựng lại và bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên, mức suy giảm này là không đáng kể (1,4% lương theo số năm kinh nghiệm bình phương).

Theo mơ hình này, kết quả hồi quy có tác động tương đối giống với mơ hình hồi quy OLS, tuy nhiên, mức tác động là mạnh hơn tương đối. Điều này được thể hiện ở các biến như số năm đi học và số năm kinh nghiệm. Khi số

năm đi học của người lao động tăng 1 năm thì thu nhập trung bình của lao động nữ cao hơn 2,3% so với lao động nam. Và ngược lại, kinh nghiệm của người lao động tăng 1 năm thì mức tăng thu nhập trung bình của người lao động nữ lại thấp hơn lao động nam khoảng 1%.

Các lao động làm việc ở các khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi thì có mức lương tăng cao hơn (tương đối so với khu vực kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, hộ sản xuất cá thể). Các lao động làm việc ở hai khu vực này có thu nhập bình qn tăng cao hơn. 73% (ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi) và 41% (khu vực kinh tế nhà nước) so với khu vực kinh tế tư nhân. Xét theo sự chênh lệch thu nhập theo giới, ở hai khu vực kinh tế này các lao động nữ có ưu thế gia tăng thu nhập bình quân cao hơn so với các lao động nam tương ứng (42% ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và 20% ở khu vực kinh tế nhà nước).

4.2.3 Đánh giá sự chênh lệch trong tiền lương của người lao động theo giới

Kết quả hồi quy hai giai đoạn của hàm thu nhập Mincer cho thấy biến tình trạng hơn nhân của người lao động tác động khơng có ý nghĩa thống kê đến thu nhập bình quân của cả lao động nam và nữ. Do vậy, trong tính toán phân tách sự khác biệt tiền lương sẽ loại bỏ biến tình trạng hơn nhân này.

Như đã đề cập ở chương 3, ở khu vực thành thị Việt Nam thu nhập trung bình của lao động nữ thấp hơn thu nhập trung bình của lao động nam ở mức trên 13%. Đi sâu phân tích sự chênh lệch này theo phương pháp Oaxaca (1973) cho thấy đa phần sự chênh lệch về thu nhập theo giới nêu trên bắt nguồn từ khác biệt do đối xử. Cụ thể, với cấu trúc lương cân bằng theo lao động nam (được xem là cấu trúc lương khơng có bất bình đẳng) thì phần khác biệt do phân biệt đối xử là 0,15 chiếm gần 50% khoảng cách thu nhập giữa lao động nam và nữ (Phụ lục 4.10). Điều này càng thể hiện mạnh hơn ở cấu trúc lương cân bằng theo lao động nữ. Ở đây, yếu tố khác biệt do đối xử chiếm đến

trên 70% sự khác biệt thu nhập (Phụ lục 4.11). Điều này phù hợp với kết luận của Oaxaca và Ransom (1994) khi cho rằng phần chênh lệch do phân biệt đối xử lớn hơn so với phần chênh lệch do năng suất lao động.

Ngoài ra, kết quả còn cho thấy, năng suất lao động (khả năng tạo ra sự khác biệt tiền lương) của lao động nam cao hơn lao động nữ. Điều này cũng được thể hiện ở phương pháp trọng số của Neumark (Phụ lục 4.12).

Xét về mức phân tách sự khác biệt trong tiền lương theo giới, cả hai phương pháp Oaxaca (1973) và Neumark (1988) cho thấy rõ hai yếu tố cơ bản tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, xét về mức tác động của hai yếu tố này thì giữa hai phương pháp có sự chênh lệch đáng kể. Khoảng cách thu nhập tính theo phương pháp Neumark là thấp hơn đáng kể so với phương pháp Oaxaca. Đồng thời, kết quả được tính tốn theo phương Neumark cho thấy khác biệt do phân biệt đối xử chỉ chiếm 33% so với mức 50% hoặc 70% theo phương pháp Oaxaca. Điều này cũng được tìm thấy ở nghiên cứu Sebaggala Richard (2007).

Các giá trị tính tốn của *

m−β )Xm và *

(β −βf)Xf trong cơng thức 1.7 đều có dấu giống nhau. Đây là phần khác biệt trong thu nhập khơng giải thích được hoặc gọi là phần thiên vị đối xử (Neumark, 1988). Theo đó, sự khác biệt trong thu nhập sẽ được thu hẹp nếu giảm được giá trị phần thiên vị này. Sự chênh lệch giữa mức thu nhập trung bình của người lao động nam và lao động nữ so với mức lương cân bằng trên thị trường có thể được hạn chế bằng việc kiểm sốt những biến số có *

m−β )Xm + (β*−βf)Xf nhỏ hơn 0. Cụ thể có hai trường hợp làm giảm sự thiên vị trong tiền lương giữa lao động nam và nữ. Thứ nhất, một trong hai cặp giá trị *

m−β )Xm và *

(β −βf)Xf mang giá trị âm. Thứ hai, cả hai *

m−β )Xm và *

(β −βf)Xf mang giá trị âm.

Kết quả phân tích Neumark [phụ lục 4.12] cho thấy các biến như số năm đi học, số năm kinh nghiệm bình phương, khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài cần được xem xét để hạn chế sự khác biệt do thiên

vị đối xử. Ở chiều hướng ngược lại, các biến số năm kinh nghiệm, trình độ cao đẳng – đại học, dạy nghề lại có xu hướng dẫn đến gia tăng sự thiên vị đối xử. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng ở các biến này là rất nhỏ so với xu hướng làm giảm sự thiên vị ở các biến số năm đi học, khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Xem xét và kiểm soát hai xu hướng này sẽ làm giảm sự chênh lệch về thu nhập trung bình giữa lao động nam và nữ.

Bảng 4.4: Tổng hợp phương pháp phân tích sự khác biệt trong thu nhập giữa hai phương pháp Oaxaca (1973) và Neumark (1988)

Oaxaca (1973)

Sử dụng cấu trúc lương theo lao động Nam

Sự khác biệt 0,3049

Do phân biệt đối xử 0,1500

Do khác biệt năng suất làm việc 0,1549

Sử dụng cấu trúc lương theo lao động Nữ

Sự khác biệt 0,3049

Do phân biệt đối xử 0,2185

Do khác biệt năng suất làm việc 0,0864

Neumark (1988)

Sự khác biệt 0,1100

Do phân biệt đối xử 0,0364

Do khác biệt năng suất làm việc 0,0736

Tóm lược ý chính chương 4:

Kết quả hồi quy hàm thu nhập Mincer theo phương pháp hồi quy hai giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)