Sự khác biệt trong thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị việt nam (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

3.3 Sự khác biệt trong thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 gần 1.170 USD (tương đương 1,95 triệu đồng/người/tháng). Trong bộ dữ liệu khảo sát VHLSS 2010 của TCTK, con số này là 1,52 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, các số liệu này là thu nhập bình qn đầu người, tính ln cho cả những người phụ thuộc (bao gồm trẻ em dưới 15 tuổi và người già, người khơng cịn khả năng làm việc…). Số liệu thu nhập trong đề tài được định nghĩa là thu nhập từ tiền công, tiền lương của người lao động đã làm việc trong vòng 12 tháng trước thời điểm được khảo sát. Thu nhập bình quân của người lao động trong bộ dữ liệu sử dụng trên phạm vi cả nước là 2,36 triệu

đồng/người/tháng, trong đó con số này ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 3,16 và 1,99 triệu đồng/người/tháng. Có sự chênh lệch (có ý nghĩa thống kê mức 1%) trong thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị so với khu vực nông thôn (Phụ lục 3.4).

Cơ cấu thu nhập của người lao động theo nhóm tuổi ở khu vực thành thị và cả nước cho thấy ở nhóm tuổi 26-35 và 36-45 là hai nhóm có thu nhập cao nhất (hình 3.2 và phụ lục 3.5). Đồng thời, thu nhập của lao động nam ở cả 4 nhóm tuổi đều cao hơn tương đối so với lao động nữ. Ngoài ra, thu nhập của người lao động có xu hướng giảm dần theo số tuổi càng tăng của người tham gia lao động.

Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n = 13.014)

Hình 3.2: Thu nhập người lao động ở thành thị theo giới tính và nhóm tuổi.

Phân theo bằng cấp chuyên môn (học vấn), thu nhập từ công việc làm cơng có mối quan hệ đồng biến với mức học vấn của người lao động. Học vấn càng cao thì thu nhập có xu hướng càng cao (hình 3.3 và hình 34). Người lao động được đào tạo nghề bài bản có thu nhập cao hơn so với người có mức học vấn dưới phổ thơng trung học. Kết quả này cũng xác nhận rõ hơn về mức phân bổ thu nhập theo nhóm tuổi. Ở mỗi mức học vấn như nhau đối với cả nam và nữ, các lao động thuộc nhóm tuổi từ 25 đến 35 và từ 36 đến 45 tuổi là những nhóm có thu nhập cao nhất (xem thêm phụ lục 3.7).

Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n = 13.014)

Hình 3.3: Thu nhập người lao động nữ theo nhóm tuổi và bằng cấp chun mơn

Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n = 13.014)

Thu nhập của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau ở khu vực thành thị cũng có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, mức lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước và kinh tế đầu tư nước ngồi có mức lương cao nhất. Trung bình là trên 4,2 triệu đồng/người/tháng so với mức lương trung bình của khu vực là 2,9 triệu đồng (xem thêm phụ lục 3.8). Xét đến sự chênh lệch thu nhập tiền lương theo giới, ở tất cả các khu vực kinh tế thì lương của lao động nam ln cao hơn lương của lao động nữ (hình 3.5). Mức chênh lệch này thể hiện rõ nét nhất ở khu vực kinh tế hộ gia đình. Điều này có thể giải thích bởi vai trị người trụ cột gia đình của lao động nam theo cách nghĩ truyền thống trước đây.

Nguồn: Bộ dữ liệu trích từ VHLSS 2010 (n = 13.014)

Hình 3.5: Thu nhập người lao động ở các khu vực kinh tế phân theo giới tính

Ngồi ra, sự chênh lệch tiền lương của người lao động theo các đặc tính cá nhân (các biến từ X4 đến X12) đều có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 3.9). Kết quả kiểm định t- test với mức ý nghĩa 1% cho thấy, các chênh lệch hoặc khác biệt đã nêu bên trên là có cơ sở và hợp lý.

Tóm lược ý chính chương 3:

Kết quả kiểm chứng dữ liệu cho thấy dữ liệu sử dụng phù hợp với mơ hình nghiên cứu. Kết quả bước đầu cho thấy có sự chênh lệch về tiền lương trong lao động. Tiền lương trung bình của người lao động ở khu vực thành thị là cao hơn đáng kể so với mức lương trung bình của cả nước. Các thống kê cũng cho thấy có sự chênh lệch tiền lương khá rõ nét ở khu vực thành thị. Theo đó, tiền lương lao động nam cao hơn so với tiền lương của lao động nữ. Kết quả cũng cho thấy bằng cấp chuyên môn của người lao động càng cao thì tiền lương nhận được càng cao. Đồng thời, trong cùng một mức học vấn như nhau, thu nhập cao nhất của người lao động tập trung ở nhóm tuổi 25 đến 35 và 36 đến 45. Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là những doanh nghiệp trả lương cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá bất bình đẳng giới trong thu nhập của người lao động ở khu vực đô thị việt nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)