Thu/chi NSTW so với GDP qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dựng lại bức tranh ngân sách đánh giá tính bền vững tài khóa của việt nam (Trang 42 - 44)

Từ thống kê trên cho thấy, thu NSTW chưa cải thiện, khó tăng, trong khi chi NSTW lại tăng mạnh dù rằng từ năm 2006 Việt Nam nhấn mạnh tăng trưởng thì nó vẫn thể hiện nhu cầu về chi còn lớn, rủi ro về thâm hụt NS vẫn cao trong tương lai. Vậy Việt Nam nên tăng

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010e Tổ n g chi/ thu NS TW (tỷ đ ồ ng)

Tổng thu NSTW Tổng chi trong NS

Tổng chi trong và ngoài NS Thu NSTW so với GDP Trong NS so với GDP Trong và ngoài NS so với GDP

thu hay giảm chi? Nguồn thu NSTW có thể cải thiện hơn mà khơng gây ra những đổ vỡ, đe dọa tính bền vững của nguồn thu khơng? Chi NSTW có thể cắt giảm mà không ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia không? Những vấn đề này để có hướng giải quyết phù hợp, phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc thu chi NSNN thể hiện qua thu, chi tiêu cơng sẽ được trình bày trong phần kế tiếp.

Cuối cùng, các đợt phát động cắt giảm chi tiêu của CP vào thời điểm kinh tế trong nước gặp khó khăn. Cùng với động thái này, chi đầu tư tăng mạnh mẽ vào những năm kinh tế phát triển mạnh32. Điều này cho thấy chính sách tài khóa của Việt Nam theo hướng “thuận chu kỳ”, BCNSNN của Việt Nam chủ yếu do cơ cấu, chính sách thu chi, và CP sẽ càng khó khăn hơn trong các quyết định tài khóa “cứu nền kinh tế” khỏi suy thối.

5.2. Tính bền vững của nguồn thu

Thu ngân sách nhà nước tăng đều qua các năm, và tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế trừ năm 2007 và 2009, vượt mục tiêu thu NSNN so với GDP. Tổng thu và viện trợ (không gồm khoản thu kết dư, thu chuyển nguồn) biến động trong mức 27.66% ~ 32.3% GDP, riêng tổng thu và viện trợ NSTW so với GDP là 17.2% ~ 19.51%. Tổng thu giai đoạn 2007 – 2010 tăng so với giai đoạn 2003 – 2006, trong đó tổng thu NSTW bao gồm viện trợ, không bao gồm các khoản thu chuyển nguồn bình quân giai đoạn 2003 – 2006 đạt 18.31% GDP; giai đoạn 2007 – 2010 đạt 18.47% GDP.

Bảng 5.2.1: Tổng thu NS so với GDP qua các năm

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010e

Thu NSTW so với GDP 17.95% 17.53% 18.25% 19.51% 18.66% 19.42% 17.20% 18.61%

Thu cân đối NSNN* so với GDP 27.66% 28.72% 30.71% 31.38% 32.30% 30.55% 31.08% 28.66% * Không bao gồm thu kết dư NSĐP và thu chuyển nguồn

Nguồn: Số liệu MOF

32

Xu hướng tiến đến bền vững của nguồn thu NSNN thấy rõ qua các năm:

(i) Xét theo lĩnh vưc kinh tế, huy động nội địa đã tăng mạnh trở lại từ năm 2006, từ mức 62% năm 2006 đã tăng lên 79% tổng thu không viện trợ. Các khoản thu về nhà đất mặc dù tăng mạnh trong năm 2008 và 2009 nhưng tỷ lệ giữ lại địa phương cao, vì vậy tỷ lệ đóng góp NSTW khơng có nhiều biến động, ở mức dưới 10% tổng thu NS không bao gồm viện trợ. Thu từ dầu thô trong những năm trở lại đây đã giảm tỷ trọng trong cơ cấu thu NS, từ mức đỉnh 31% năm 2006 đã giảm xuống còn 12.5% trong năm 2010.

(ii) Huy động NSNN chủ yếu từ thuế bao gồm các khoản thuế: TNDN, TNCN, VAT,

xuất nhập khẩu (XNK), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hàng nhập khẩu (NK), tài nguyên,…, và phí, lệ phí. Tỷ trọng số thu NSNN từ thuế, phí (trừ thu thuế có nguồn gốc dầu) tăng trở lại từ năm 2006, từ mức 56% lên 77% so với tổng thu NS có viện trợ, tăng từ 16% lên 22% so với GDP. Đồng nghĩa tỷ trọng đóng góp vào thu NS của dầu thô và thu từ đất đai – những nguồn thu không tái sinh, kém bền vững giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dựng lại bức tranh ngân sách đánh giá tính bền vững tài khóa của việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)