Tỷ lệ thu thuế/GDP của Việt Nam và các khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dựng lại bức tranh ngân sách đánh giá tính bền vững tài khóa của việt nam (Trang 49 - 53)

Thuế thu nhập cá nhân được xem là nguồn thu có tính bền vững, số thu từ thuế TNCN tỷ lệ thuận với sự phát triển của một quốc gia nhờ thu nhập của người dân tăng lên.

Biểu đồ 5.2.7: Tỷ trọng thuế TNCN/tổng số thu thuế của Việt Nam và quốc gia trong khu vực

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0

Các nước Nam Á Các nước đang phát triển ở Đơng Á và Thái Bình …

Các nước có thu nhập thấp Bắc Mỹ Các nước có thu nhập trung bình thấp Các nước có thu nhập trung bình và thấp Các nước có thu nhập trung bình Tồn cầu Các nước có thu nhập cao Các nước thuộc OECD Các nước đang phát triển ở Trung Đông và Bắc Phi Liên minh Châu Âu Việt Nam 10.2 10.4 10.4 10.7 11.6 13.1 13.1 14.9 15.3 15.4 17.1 19.8 22.9 Thu thuế 2003-2009 (%GDP)

Nguồn: Số liệu MOF, WDI 2011

0% 5% 10% 15% 20%

Singapore Thái Lan Malaysia Việt Nam N 2003 N2004 N2005 N2006 N2007 N2008 N2009 N2010e

Hiện Việt Nam nguồn thu từ thuế TNCN là nguồn thu phân chia giữa địa phương và trung ương. Thuế TNCN liên quan đến chức năng phân phối lại của chính quyền trung ương, vậy nên chăng nguồn thu từ thuế TNCN là nguồn thu do

NSTW hưởng 100%40. Từ năm 2007 trở lại đây, số thu thuế TNCN có xu hướng

tăng về giá trị lẫn tỷ trọng đóng góp trong tổng thu NSNN và viện trợ, từ mức 1.9% năm 2006 lên 4.7% năm 2010. Đây có thể được xem là dấu hiệu tích cực trong việc cải thiện nguồn thu sau việc mở rộng cơ sở thuế, mở rộng thu nhập chịu thuế và đơn giản hóa, thực hiện thiết kế thuế của CP. Tuy nhiên, các giao dịch của người dân chủ yếu bằng tiền mặt sẽ đe dọa tính cơng bằng, cũng như CP sẽ thất thu thuế ở một số bộ phận.

Bên cạnh đó, thống kê cho thấy chỉ có nhóm thu nhập chịu thuế bậc 3, 4, 5, 6, 7 đóng góp chủ yếu vào số thu thuế TNCN. Hơn 70% số người nộp thuế bậc 1 – mức thuế suất 5%, thu nhập chịu thuế nhưng chỉ đóng góp 10% số thu thuế TNCN. Điều này ít nhiều cần được xem xét lại giữa lợi ích NS thu được và chi phí NS bỏ ra để quản lý và thu thuế các đối tượng thuộc nhóm này.

Hiện bậc thuế 4 và 5 có mức thuế suất cao hơn thuế suất thuế TNDN điều này có thể dẫn đến việc các cá nhân lách thuế TNCN bằng cách thành lập doanh nghiệp, chuyển thu nhập cá nhân thành thu nhập của doanh nghiệp, hoặc khơng khuyến khích lao động chất lượng cao/từ nước ngoài trở về Việt Nam làm việc.

40

Biểu đồ 5.2.9: Tỷ trọng số thu thuế TNCN và tỷ trọng người nộp thuế TNCN phân theo bậc thuế năm 2010

(iii) Thuế từ nhà và đất: Trong nhiều năm mức đóng góp của thuế nhà và đất vào NS

là rất bé chỉ khoảng 0.06% ~ 0.07% GDP, bằng 1/10 tỷ trọng bình quân của các nước chuyển đổi41. Tổng thu thuế nhà đất và thuế chuyển quyền sử dụng đất hàng năm chỉ khoảng 0.1% ~ 0.27% GDP. Dù cho nguồn thu này chủ yếu do địa phương quản lý và sử dụng nhưng nó có thể là nguồn đảm bảo tạo ra đủ nguồn lực cho hoạt động của chính quyền địa phương trong dài hạn. Qua đó, giảm gánh nặng NSTW trợ cấp cho địa phương hàng năm. Trong tương lai thuế suất ngoại thương giảm, nguồn thu từ hàng hóa dịch vụ nhập khẩu giảm, nguồn thu từ dầu giảm thì thu từ thuế nhà đất như là một nguồn bù đắp cho việc sụt giảm các nguồn thu trên. Tuy nhiên, thuế nhà đất hiện chỉ áp dụng với đất, việc thu thuế tốn chi phí nhiều hơn so với thu NS mang về. Đồng thời, thuế chuyển quyền sử dụng đất chỉ thu khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khơng bền vững cũng như không dự báo tương đối sát thực số thu cho năm tài chính kế hoạch. Như vậy nguồn thu NSTW có thể cải thiện được khơng? Trên cơ sở đảm bảo tính bền vững của nguồn thu, cũng như tương quan các nước trên thế giới, cho đến trung hạn, nguồn

41 Vũ Thành Tự Anh (2011) 10.06% 73.32% Bậc 1 -5% Bậc 2- 10% Bậc 3- 15% Bậc 4- 20% Bậc 5- 25% Bậc 6 - 30% Bậc 7 -35% Tỷ trọng số thu Tỷ trọng người nộp thuế

thu NSNN nói chung và nguồn thu NSTW nói riêng so với GDP sẽ khó có sự tăng trưởng mạnh mẽ, chưa kể đến khả năng bị sụt giảm do nguồn thu không tái sinh giảm; cắt giảm thuế mà sự mở rộng của cơ sở thuế không đủ bù đắp, tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Biểu đồ 5.2.8: Tỷ lệ huy động GDP vào NS của Việt Nam và các nước có thu nhập trung bình thấp

5.3. Chi thường xuyên và “bất thường” thường xuyên

Chi thường xuyên là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong NSNN bao gồm NSTW và NSĐP. Thu từ thuế, phí, lệ phí hàng năm lớn hơn chi thường xuyên và tạo ra khoản thặng dư tài trợ cho chi đầu tư phát triển. Nếu chi thường xuyên không bao gồm các khoản trả nợ gốc, chi chuyển nguồn, chi bù lỗ xăng dầu, thất nghiệp trong những năm qua tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi NSNN cân đối là thấp, khoảng 50% và ít biến động, ngoại trừ năm

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 Lesotho Ukraine Tunisia Việt Nam Mongolia Georgia Bolivia Bhutan Thailand El Salvador Indonesia Philippines India Guatemala 66.4 34.6 28.5 28.1 26.8 25.2 23.3 22.9 18.6 17.9 15.4 14.0 11.9 10.9

Nguồn thu 2003 - 2010 so với GDP của các nước thu nhập trung bình thấp (%)

Năm 2009 Năm 2003

201042. Trong cơ cấu chi thường xuyên, chi sự nghiệp xã hội chiếm tỷ trọng hơn 40%, chi quốc phòng khoảng 12%, chi quản lý hành chính 10%, chi cải cách tiền lương 9%, chi sự nghiệp kinh tế 8% và chi trả nợ lãi 8%. Từ năm 2003 đến năm 2008, tỷ trọng chi sự nghiệp xã hội có xu hướng giảm nhưng từ năm 2009 trở đi, tỷ trọng của khoản chi này đã tăng lên đáng kể. Đối với các khoản chi không phải chi lương hưu theo chế độ và chi cải cách lương được phân bổ, tỷ lệ chi cho con người (lương, phụ cấp,các khoản đóng góp) dao động khoảng 65%~70% có khu vực lên đến 80%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dựng lại bức tranh ngân sách đánh giá tính bền vững tài khóa của việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)