4.4.BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG DIỆT HELICOBACTER PYLOR

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng của cao lỏng vị quản khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính helicobacter pylori dương tính (Trang 102 - 104)

- Tác dụng không mong muốn của thuốc trên cận lâm sàng dựa vào các chỉ tiêu xét

4.4.BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG DIỆT HELICOBACTER PYLOR

Chương 4 BÀN LUẬN

4.4.BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG DIỆT HELICOBACTER PYLOR

Từ khi phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Helicobacter Pylori trong niêm mạc dạ dày đã làm thay đổi hẳn quan niệm cũng như phương thức điều trị bệnh này của các thầy thuốc YHHĐ cũng như YHCT[7],[126]. YHCT đã có nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa vi khuẩn này với các thể bệnh của Vị quản thống. Phần lớn các nghiên cứu của các tác giả Trung quốc đều có chung quan điểm Vị quản thống loại thực chứng nhiễm H.P cao hơn thể hư chứng [5]. Zhang Cun Jun cho rằng thể Can Vị bất hòa là thời kỳ sớm của VDDMT, lúc này chính khí chưa hư, tà khí xâm phạm vào cơ thể không sâu nên tổn thương niêm mạc dạ dày ở mức độ nhẹ. Thể Tỳ Vị lưỡng hư và Vị âm bất túc đều do chính khí hư. Đây là thời kỳ cuối của bệnh[81].Tác giả Han Li Min [5] nghiên cứu 740 trường hợp bệnh lý viêm dạ dày, trong đó có 508 trường hợp Viêm dạ dày mạn tính có nhiễm H.P và chia thành 3 loại thể bệnh Can uất Khí trệ, Tỳ Vị hư hàn và Vị âm bất túc. Tác giả cũng nhận thấy ở thể Can uất Khí trệ tỷ lệ nhiễm H.P cao hơn thể Tỳ Vị lưỡng hư. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Trong nghiên cứu của chúng tôi trên thực tế lâm sàng khi lựa chọn bệnh nhân cũng cho thấy thể Can khí phạm vị gặp nhiều hơn thể Tỳ vị hư hàn. Tuy

nhiên chúng tôi chưa có đánh giá cụ thể, đây là hướng nghiên cứu tiếp theo vì ở Việt nam cũng có một số tác giả nghiên cứu về thuốc YHCT điều trị VDDMT H.P dương tính nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu đánh giá mối tương quan về VDDMT H.P dương tính với phân loại các thể bệnh của YHCT.

Sau 30 ngày điều trị VQK liên tục kết quả nghiên cứu cho thấy 94 bệnh nhân đều có sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng, thay đổi hình ảnh viêm trên nội soi và mô bệnh học và có kết quả diệt H.P đạt 72,3%. So sánh kết quả diệt H.P của chúng tôi với một số nghiên cứu về thuốc y học cổ truyền khác điều trị VDDMT H.P dương tính cũng có thời gian điều trị 1 tháng (bảng 4.1), kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ diệt thấp hơn nghiên cứu của tác giả nước ngoài như Zhang Li Ying [87] dùng bài Nhị Hoàng tam thất thang cho hiệu quả diệt H.P 98% và Wang Jian Ping [88] dùng bài Sơ can lý vị thang hiệu quả diệt H.P 97,7%. Nhị Hoàng tam thất thang và Sơ can lý vị thang là hai bài thuốc có nhiều vị thanh nhiệt như Hoàng Liên, Đại Hoàng, Bồ công anh là những vị thuốc trên thực nghiệm có khả năng diệt H.P cao, phải chăng vì vậy hiệu quả diệt H.P cao hơn của chúng tôi ?. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn nghiên cứu của tác giả trong nước như Nguyễn Văn Toại [99] chỉ dùng đơn thuần hoạt chất toàn phần của lá Trầu không và Bùi Minh Sang [100] dùng bài Bán hạ tả tâm thang là bài thuốc cổ phương và không có vị nào có tác dụng thanh nhiệt táo thấp.

Bảng 4.1.Tham khảo kết quả diệt H.P với một số nghiên cứu thuốc YHCT

TT Tên tác giả, năm, nước, tàiliệu tham khảo Thuốc nghiên cứu

Số bệnh nhân

Tỷ lệ diệt H.P 1 Zhang Li Ying (1994), Trung

Quốc [87]

Nhị hoàng tam thất

thang 130 98% 3 Wang Jian Ping (1998), TrungQuốc[88] Sơ can lý vị thang 44 97,7% 4 Vũ Nam (2002), Viêt Nam[98] Betelvine+Hoàngliên+Ngô thù… 19 63,16

5 Sun Qi Wen (2001), TrungQuốc,[89] Tràng vị thanh 48 78,43%6 Nguyễn Văn Toại (2003),

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng của cao lỏng vị quản khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính helicobacter pylori dương tính (Trang 102 - 104)