Phương pháp nghiên cứu tác dụng giảm đau

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng của cao lỏng vị quản khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính helicobacter pylori dương tính (Trang 43 - 46)

- Cao lỏng VQK được bào chế theo tỷ lệ 1:1 đóng chai nhựa 90ml tại khoa Dược

2.3.2.2.Phương pháp nghiên cứu tác dụng giảm đau

Trong nghiên cứu này đánh giá tác dụng giảm đau của VQK theo 2 phương pháp.

+ Phương pháp “mâm nóng” hay còn gọi là phương pháp hot plate

+Phương pháp gây quặn đau bằng acid acetic hay còn gọi là phương pháp Koster.

* Phương pháp mâm nóng

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con. - Lô chứng: uống nước cất liều 0,2 ml/10g/ngày trong 5 ngày.

- Lô 2: Tiêm màng bụng morphin hydroclorid liều 10mg/kg 1 lần trước khi đo lần thứ hai 30 phút.

- Lô 3: Uống VQK liều 22g dược liệu/kg/(liều tương đương với liều điều trị trên người theo hệ số 12) ngày trong 5 ngày.

- Lô 4: Uống VQK liều 44g dược liệu/kg/ ngày (liều gấp hai lần so với liều điều trị trên người) trong 5 ngày.

Chuột ở các lô 1,3 và 4 được uống nước cất hoặc thuốc thử mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng trong 5 ngày liên tục.

- Đo thời gian phản ứng với nhiệt độ của chuột trước khi uống thuốc và sau khi uống thuốc lần cuối cùng 1 giờ hoặc sau khi tiêm morphin hydroclorid 30 phút. - Phương pháp đo: Đặt chuột lên mâm nóng (máy hot plate), luôn duy trì ở nhiệt độ 560 C bằng hệ thống ổn nhiệt. Thời gian phản ứng với kích thích nhiệt được tính từ lúc đặt chuột lên mâm nóng đến khi chuột có phản xạ liếm chân sau. Loại bỏ những chuột có phản ứng quá nhanh (trước 8 giây) hoặc quá chậm (sau 30 giây). So sánh thời gian phản ứng với kích thích nhiệt trước và sau khi uống thuốc thử và với tiêm màng bụng Morphin hydroclorid.

* Phương pháp gây quặn đau bằng acid acetic.

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 10 con. - Lô chứng: uống nước cất liều 0,2 ml/10g/ngày trong 5 ngày. - Lô 2: uống aspégic liều 100mg/kg 1 lần trước khi gây đau 1 giờ. - Lô 3: Uống VQK liều 22g dược liệu/kg/ ngày trong 5 ngày. - Lô 3: Uống VQK liều 44g dược liệu/kg/ ngày trong 5 ngày.

Chuột ở các lô 1,3 và 4 được uống nước cất hoặc thuốc thử mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng trong 5 ngày liên tục. Ngày thứ tư sau khi uống thuốc 1 giờ, tiêm vào ổ bụng mỗi chuột 0,2 ml dung dịch acetic 1%. Đếm số cơn quặn đau của từng chuột trong thời gian 5 phút cho đến phút thứ 30 sau khi tiêm acid acetic.

2.3.2.3.Phương pháp nghiên cứu tác dụng ức chế vi khuẩn H.P

Vi khuẩn H.P được cấy vào các hộp thạch chứa môi trường thạch máu, được ủ ở nhiệt độ 370C trong điều kiện vi hiếu khí được tạo bởi bao tạo khí Campy- Pak. Đọc kết quả sau 5-7 ngày, khuẩn lạc là những khúm nhỏ, đường kính 1-2 mm, màu xám trong suốt. Thử các phản ứng để định danh vi khuẩn như urease, catalase, oxidase. Chọn khuẩn lạc mọc tốt, nhiều, đem hoạt hoá trong môi trường lỏng để làm thử nghiệm.

* Phương pháp thử nghiệm tác dụng kháng khuẩn

Tiến hành theo phương pháp pha loãng trong môi trường lỏng xác định nồng độ tối thiểu của thuốc.

Bước 1: VQK được pha loãng thành các độ loãng 1/2, 1/4, 1/8, 1/16, 1/32, 1/64, 1/128, 1/256, 1/252 so với mẫu nguyên ban đầu.

Bước 2: Vi khuẩn (VK) Helicobacter pylori được pha loãng trong nước muối sinh lý thành hỗn dịch 10 8 vi khuẩn/ml, sau đó lại pha loãng tiếp thành các nồng độ 10

7, 106, 105, 104 , 103

, 102 vi khuẩn/ ml .

Bước 3: Trộn hỗn dịch vi khuẩn 108 VK/ml với các nồng độ thuốc đã pha loãng ở bước 1 theo tỷ lệ 1:1, ủ 370C trong 2 giờ, sau đó lấy ra dùng loop định lượng cấy trên thạch Pylori agar.

Các nồng độ vi khuẩn ở bước 2 cũng được cấy trên thạch Pylori agar để tạo thành các đĩa thạch nồng độ chuẩn vi khuẩn để đối chiếu với các đĩa thạch có thuốc tác dụng với vi khuẩn. Đọc kết quả sau 2 giờ, 6 giờ và 24 giờ.

2.3.3.Phương pháp nghiên cứu tác dụng điều trị VDDMT H.P dương tính của VQK

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở so sánh kết quả trước và sau điều trị.

2.3.3.1.Quy trình nghiên cứu

Khám lựa chọn bệnh nhân.

+ Khai thác thời gian mắc bệnh: được đánh giá bằng thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên

+ Khai thác tiền sử gia đình về bệnh lý ở dạ dày tá tràng: khi có ít nhất một người trong gia đình cùng chung sống được chẩn đoán có viêm hoặc loét dạ dày tá tràng tại cơ sở y tế, bệnh viện và có được làm nội soi. Tiền sử bản thân, khai thác các triệu chứng đã mắc, đang mắc nhất là bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm, loét dạ dày tá tràng, nhiễm trùng ở đường tiêu hóa như nhiễm nấm Candida albicans, nhiễm kí sinh trùng khác.

+Các thuốc đã dùng như thuốc chống viêm, kháng sinh, chất ăn mòn, dị vật, các loại thuốc khác dùng điều trị bệnh lý kèm theo.

- Khám phát hiện các dấu hiệu lâm sàng, các đặc điểm lâm sàng theo tiêu chuẩn lựa chọn, nội soi có sinh thiết, làm test urease và mô bệnh học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tiến hành khám YHCT thông qua tứ chẩn lựa chọn 2 thể Khí trệ và Hỏa uất.  Điều trị bệnh nhân

- Bệnh nhân đủ điều kiện nghiên cứu chẩn đoán VDDMT H.P dương tính (YHCT lựa chọn 2 thể Khí trệ và Hỏa uất), được làm hồ sơ bệnh án, được giải thích về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia nghiên cứu, cam kết thực hiện theo đúng yêu cầu của điều trị.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tác dụng của cao lỏng vị quản khang trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính helicobacter pylori dương tính (Trang 43 - 46)