Các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm sử dụng cùng một khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chi phí xã hội của vốn tại ngân hàng phát triển việt nam và một số khuyến nghị (Trang 28 - 30)

2.4.1 Chi phí xã hội của vốn cho Ngân hàng Phát triển tại Cộng hịa Kiribati

Sử dụng mơ hình lý thuyết của Yaron và Schreiner, Sharma và Timiti (2004) đã đo lường chỉ số SDI và NPCScho Ngân hàng phát triển Kiribati của Cộng hòa Kiribati, một trong các quốc đảo nhỏ trên biển Thái Bình Dương. Kiribati là một quốc gia đang phát triển, có nền kinh tế nhỏ và yếu. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Ngân hàng Phát triển Kiribati đã được chính phủ xây dựng và cung cấp các khoản vay hỗ trợ kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Sharma (2004) sử dụng cơng thức đã trình bày ở trên để tính SDI và NPCS.Trong đó, đối với chỉ số quan trọng và khó ước lượng là chi phí vốn kinh tế, Sharma đã sử dụng chi phí vốn kinh tế theo giá thực là 10%, theo đề xuất của Belli (1996). Ngoài ra, Sharma giả định khoản mục chiết khấu trên chi phí (DX) là bằng 0, do gặp khó khăn khi đo lường khoản mục này.

Bảng 2.1 SDI và NPCScủa Ngân hàng phát triển Kiribati

Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 SDI 2,2 1,1 1,6 1,2 0,9 0,9 1,0 NPCS một năm (đơn vị 1000 đô la Úc) 441,7 287,8 553,8 538,5 504 568.8 625 Nguồn: Sharma (2004)

2.4.2 Chỉ số phụ thuộc trợ cấp của Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác nông nghiệpThái Lan Thái Lan

Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác nông nghiệp Thái Lan (BAAC) là một tổ chức tài chính phát triển của chính phủ với mục đích phát triển nơng nghiệp và nông thôn, mục tiêu trở thành ngân hàng nông nghiệp hàng đầu Châu Á. Townsend và Yaron (2001) đã sử dụng khung phân tích tính chỉ số SDI đã giới thiệu để đánh giá hiệu quả hoạt động của BAAC.

Nghiên cứu áp dụng công thức đã giới thiệu, sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính của BAAC. Đặc biệt, nghiên cứu ước lượng chi phí vốn kinh tế bằng lãi suất đi vay trong trường hợp mất hỗ trợ từ chính phủ, tính bằng lãi suất tiền gửi trên thị trường điều chỉnh với tỷ lệ dự trữ tối thiểu và chi phí quản lý, cùng với tiền huy động được và tiền gửi bổ sung.

Đồng thời lợi nhuận P được tính bằng lợi nhuận trước thuế hàng năm, điều chỉnh cho các khoản nợ khó địi, lạm phát…

Theo kết quả nghiên cứu, trong giai đoạn 1985-1995, chỉ số SDI của BAAC dao động trong một khoảng an toàn ở mức từ 10% đến 55%. Như vậy, BAAC không thể hiện xu hướng độc lập tài chính, song đây là bằng chứng cho thấy BAAC đã có chỉ số SDI thấp hơn hầu hết các tổ chức tín dụng nơng nghiệp chính phủ khác. Với việc hạn chế sử dụng trợ cấp, dù là một ngân hàng của chính phủ, BAAC đã khơng bị sụp đổ như các ngân hàng tương tự ở Mỹ Latinh do các áp lực chính trị.

Nghiên cứu cũng phát hiện chỉ số SDI tăng, giảm theo xu hướng tăng giảm của lạm phát (Phụ lục 7). Điều này là do khi SDI phải chịu lãi suất đi vay tăng do ảnh hưởng của lạm phát, song không thể điều chỉnh tỉ lệ lãi suất cho vay tăng phù hợp, chủ yếu do áp lực chính trị yêu cầu giữ mức lãi suất danh nghĩa không đ ổi cho những khoản nợ nông nghiệp.

CHƯƠNG 3 ĐO LƯỜNG CHI PHÍ XÃ HỘI CỦA VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Những kết quả tính tốn trong chương này có nguồn từ tính tốn của tác giả, sử dụng số liệu Báo cáo tài chính của NHPT và một số giả định khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chi phí xã hội của vốn tại ngân hàng phát triển việt nam và một số khuyến nghị (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)