thức
Ngân hàng phát triển Việt Nam là một tổ chức tài chính phát triển thuộc Chính phủ, tuy nhiên, theo phân loại của Scott (2007) (Xem Phụ lục 10), Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa phải là một ngân hàng phát triển đúng nghĩa. Một ngân hàng phát triển của Chính phủ là một ngân hàng hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, huy động vốn chủ yếu bằng tiền gửi của khách hàng, và cho vay theo chương trình mục tiêu. Như vậy, với thực tế nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng phát triển Việt Nam đến thời điểm hiện tại (2013) mới chỉ là nguồn huy động bằng Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thì NHPT chưa phải là một Ngân hàng Phát triển đúng nghĩa. Hiện nay, NHPT đã được phép huy động tiền gửi của cá nhân (Chính phủ, 2011). Tuy nhiên, đến thời điểm này, nghiệp vụ này vẫn chưa triển khai do còn nhiều vướng mắc trong thực hiện.
Như vậy trên thực tế, NHPT vẫn là một tổ chức tài chính phát triển, mà chưa trở thành một
Chính phủ (trợ cấp) Nguồn vốn huy động khác Nguồn vốn ủy thác Ngân hàng phát triển Việt Nam Tín dụng xuất khẩu (chủ yếu là ngắn hạn)
Cho vay từ nguồn ủy thác (ODA…)
Nghiệp vụ khác (Bảo lãnh,…) Tín dụng đầu tư (trung, dài hạn)
bền vững (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Thực tế này ảnh hưởng tới những nhận xét, đo lường và đánh giá về hiệu quả hoạt động, cụ thể trong trường hợp này là chi phí xã hội của vốn của NHPT.
3.2.1 Những hình thức trợ cấp của Chính phủ cho NHPT
3.2.1.1 Vốn chủsởhữu được hỗtrợ
Yaron đưa ba khoản mục trợ cấp xếp vào danh mục vốn chủ sở hữu được hỗ trợ (EG), đó là khoản mục trợ cấp trực tiếp bằng tiền (DG), khoản mục vốn trả trước (PC) và lợi nhuận thực (TP).
Theo định nghĩa của Yaron, trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt là khoản mục (bằng tiền hay bằng hiện vật) được Chính phủ (hay nhà tài trợ) trao trực tiếp cho DFI khi thành lập hoặc trong q trình hoạt động, mà khơng coi là một
thu nhập, khơng tính vào phần lợi nhuận kế tốn của DFI. Trong khi đó, vốn trả trước là tỷ lệ cổ phần mà Chính phủ (hay nhà tài trợ) sở hữu của DFI.
Trong trường hợp của NHPT, do NHPT là một ngân hàng 100% vốn nhà nước, do vậy tác giả sử dụng khoản mục vốn chủ sở hữu (gồm vốn điều lệ, quỹ của NHPT và lợi nhuận chưa phân phối) cho khoản mục vốn trả trước. Đối với khoản mục trợ cấp trực tiếp bằng tiền, do số tiền (và tài sản) NHPT nhận trợ cấp
trực tiếp từ chính phủ được tính vào tăng vốn chủ sở hữu của NHPT từng năm, nên để khơng tính trùng, tác giả để khoản mục này có giá trị bằng 0.
Hộp 3.1 Vốnủy thác
Phần lớn số vốn ODA cho vay lại nhận ủy thác NHPT không phải chịu rủi ro tín dụng, theo nội dung tác giả phỏng vấn chuyên viên Ban Vốn nước ngoài – bộ phận quản lý vốn ODA tại NHPT. Cụ thể, nghiệp vụ cho vay lại vốn ODA có hai hình thức (Phụ lục 8, phần III). Tuy nhiên, số vốn ODA NHPT phải chịu rủi ro chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong nghiên cứu này, do khơng có số liệu cụ thể, tác giả giả định NHPT không phải chịu rủi ro phần vốn ODA và loại nguồn vốn ủy thác này ra khỏi phần Nợ công của NHPT.
3.2.1.2 Nợcơng
Khoản mục Nợ cơng được tính bằng tổng các khoản mục NHPT đi vay Chính phủ, gồm có các khoản vay Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác, và các khoản huy động từ phát hành giấy tờ có giá (chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh). Khoản mục nợ công loại trừ khoản mục Nợ phải thu do các khoản nợ này thường không phải trả lãi.
Về khoản mục vốn ủy thác (chủ yếu là nguồn ODA cho vay lại), trong Báo cáo Tài chính, NHPT hạch toán vào phần Tài sản hoạt động nghiệp vụ (Tài sản) và Vốn ủy thác (Nguồn vốn), tuy nhiên theo hướng dẫn của NHNN (Phụ lục 9) thì khoản mục này phải hạch toán vào Mục Tài sản khác (Các khoản phải thu) và Mục Nợ phải trả (Các khoản phải trả khác). Do không phải trả lãi huy động, khoản mục này khơng được tính vào Nợ cơng của NHPT.
3.2.1.3 Chiết khấu trên chi phí
Chiết khấu trên chi phí (DX) là khoản mục gồm các chi phí được chính phủ hỗ trợ mà DFI khơng tính vào chi phí của tổ chức, như hỗ trợ kỹ thuật, bảo lãnh thanh toán, bảo hiểm tiền gửi miễn phí, chi phí quản lý của cơ quan chủ quản (Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản của NHPT), các chi phí khác (phí học tập, chuyên gia tư vấn, phí đi lại cho nhân viên…).
Khoản mục này trong nghiên cứu này được giả định bằng 0 vì nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do số liệu về các phương thức hỗ trợ khơng chính thức cho NHPT là rất khó thu thập. Nghiên cứu khơng thể lượng hóa giá trị của các cam kết hỗ trợ từ Chính phủ như bảo lãnh thanh tốn (Thủ tướng Chính phủ, 2006). NHPT được hỗ trợ khơng chính thức từ Chính phủ, tuy nhiên NHPT cũng phải thực hiện các yêu cầu khơng chính thức khác từ Chính phủ. Khoản mục chi phí này cũng khơng có số liệu thực tế. Những chi phí bất thành văn này chủ yếu do ảnh hưởng từ thể chế nên khơng thể lượng hóa. Với giả định khoản mục chiết khấu trên chi phí DX bằng 0, nghiên cứu sẽ tồn tại hạn chế. Kết quả tính tốn do đó chưa thực sự đúng với thực tế, còn đánh giá thấp mức trợ cấp NHPT nhận được. Tuy nhiên, đây là hạn chế phổ biến thường gặp khi
3.2.1.4 Thu nhập từtrợcấp
Đây là khoản trợ cấp trực tiếp của Chính phủ cho DFI trong kỳ, được tính làm thu nhập chính thức trong Báo cáo tài chính để tính lợi nhuận kế tốn.
Thu nhập từ trợ cấp của NHPT được lấy từ con số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý hàng năm. Đây là số thực nhận, trên
thực tế, số trợ cấp NHPT đề xuất thường cao hơn con số này và được hỗ trợ muộn từ nửa năm đến 1 năm với năm tính tốn và đề xuất.
3.2.2 Chi phí vốn kinh tế
Theo Nguyễn Phi Hùng (2010), chi phí vốn kinh tế thực của Việt Nam nằm khoảng xấp xỉ với 6,68% (2007) đến 8,24% (2008) và 7,2% (2009). Nghiên cứu này sử dụng kết quả tính tốn từ Nguyễn Phi Hùng cho các năm 2007-2009 và giả định chi phí vốn kinh tế thực cho các năm cịn lại trong khung thời gian phân tích là 7%. Tác giả lựa chọn con số 7% vì đây là con số trung bình cho giai đoạn 2007-2009 nằm giữa khung thời gian 2006-2011 của nghiên cứu, đồng thời đây cũng là con số phù hợp đối với thực tế Việt Nam (Nguyễn Phi Hùng, 2010).
Sau khi điều chỉnh theo chỉ số lạm phát (Tổng cục thống kê, 2005-2011) thì chi phí vốn kinh tế danh nghĩa (m) được tính bằng cơng thức m = m’*(1+π) +π.
Trong đó m’ là chi phí vốn kinh tế thực, π là tỷ lệ lạm phát.
3.2.3 Lãi suất trung bình
Lãi suất trung bình cho các khoản nợ NHPT đi vay được xác định bằng chi phí trả lãi vay chia cho Nợ cơng trung bình trong kỳ. Tương tự, lãi suất trung bình cho phần tài sản nghiệp vụ cho vay của NHPT được tính bằng thu nhập từ lãi vay chia cho tổng khoản tín dụng NHPT cho vay trung bình trong kỳ.
Hộp 3.2 Thời gian nhận cấp bù chênh lệchlãi suất và phí quản lý của NHPT lãi suất và phí quản lý của NHPT
Theo Báo cáo số liệu cấp bù chênh lệch lãi suất của NHPT gửi Bộ Tài chính tháng 2/2013 thì năm 2012 Ngân sách Nhà nước chưa cấp bù đủ cho NHPT các khoản phát sinh trong các năm 2010 và 2011.
Do hệ thống thông tin số liệu của NHPT không chi tiết từng khoản mục, do vậy tác giả sử dụng các số liệu này để tính lãi suất trung bình trong năm của NHPT, theo đề xuất của Schreiner và Yaron (2001).