Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chi phí xã hội của vốn tại ngân hàng phát triển việt nam và một số khuyến nghị (Trang 51 - 53)

Qua q trình phân tích, tác giả nhận thấy NHPT đang tiếp tục hoạt động bằng những nguồn trợ cấp trực tiếp và gián tiếp của Chính phủ, và sự phụ thuộc trợ cấp này đang có dấu hiệu tăng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn hậu khủng hoảng và những vấn đề nội tại của NHPT. Để NHPT hoạt động hiệu quả với nền tảng tài chính bền vững, giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn trợ cấp thường xuyên và không thường xuyên như các nguồn bổ sung vốn điều lệ, nguồn thu nhập từ trợ cấp (nguồn bù đắp chênh lệch lãi suất và phí quản lý từ ngân sách Nhà nước), NHPT cần được thực hiện một số giải pháp đồng bộ.

4.2.1 Kiến nghị

Tác giả kiến nghị cần thay đổi một số chính sách của Chính phủ đối với NHPT để giảm sự phụ thuộc trợ cấp và tăng hiệu quả hoạt động của NHPT, đặc biệt trong chính sách tín dụng là chính sách lãi suất. Chính sách lãi suất hiện nay khơng linh hoạt và ảnh hưởng nhiều tới khả năng tự chủ tài chính của NHPT. Cụ thể, lãi suất cho vay của NHPT được Bộ Tài chính quyết định, và thường chỉ điều chỉnh khi có biến động mạnh về lãi suất trên thị trường. Dự án tín dụng đầu tư

chỉnh duy nhất khi giải ngân – tức là một khoản vay khi giải ngân với lãi suất nào sẽ giữ nguyên lãi suất đó đến khi được trả cả gốc và lãi).

Chính sách lãi suất cần cải cách theo hướng để NHPT tự quyết định mức lãi suất cho vay và huy động. Theo kết quả nghiên cứu, NHPT nhận được trợ cấp nhiều nhất là từ chính sách hỗ trợ lãi suất đang áp dụng. NHPT cần giảm dần sự hỗ trợ các dự án tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng các hình thức hỗ trợ trực tiếp như lãi suất ưu đãi, lãi suất cố định, thời hạn cho vay, từ đó giảm sự phụ thuộc vào trợ cấp để bù đắp chênh lệch lãi suất. Đồng thời, giảm hình thức hỗ trợ về lãi suất cũng giảm áp lực huy động vốn, giúp NHPT cân bằng được nguồn vốn về kỳ hạn và lãi suất, tiến tới tự chủ tài chính.

Một kiến nghị khác đó là khi xây dựng mục tiêu và chiến lược phát triển cho NHPT, Chính phủ cần đặt các chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, hoạt động của NHPT cần hướng tới những mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể, tránh đầu tư dàn trải và tăng trưởng thiếu định hướng như trong giai đoạn 2006-2008.

4.2.2 Giải pháp

4.2.2.1 Tăng nguồn thu

NHPT cần nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng nghiệp vụ cho vay và thu hồi nợ để tăng nguồn thu, giảm nợ quá hạn. NHPT chỉ có thể phát triển bền vững về tài chính nếu hoạt động hiệu quả trong các hoạt động nghiệp vụ tín dụng này, bởi đây vừa là nguồn thu chính, vừa là mục tiêu nhiệm vụ của NHPT.

Ngồi ra, NHPT có thể tăng nguồn thu trong các hoạt động phi tín dụng, đặc biệt là quản lý có hiệu quả nguồn vốn ủy thác ODA và các nguồn ủy thác khác. Nguồn thu này rất có ý nghĩa đối với NHPT. NHPT cũng có thể tăng thu từ các dịch vụ tài chính – tư vấn khác. Để các dịch vụ này hoạt động hiệu quả, trước hết NHPT cần xây dựng lộ trình phù hợp để phát triển dịch vụ.

Đối với chiến lược dài hạn, NHPT có thể bắt đầu xem xét thiết lập bộ phận kế toán giao dịch thực hiện mở và quản lý tài khoản giao dịch cho khách hàng. Từ đó NHPT có thể thực hiện huy động vốn bằng nghiệp vụ nhận tiền gửi, nghiệp vụ hiện nay NHPT chưa thực hiện. Đây là

bước tiến phù hợp để NHPT trở thành một ngân hàng phát triển đúng định nghĩa, mà khơng chỉ là một tổ chức tài chính phát triển như hiện nay.

4.2.2.2 Giảm chi phí

Để tăng hiệu quả hoạt động tài chính, giảm sự phụ thuộc trợ cấp, song hành với các giải pháp tăng nguồn thu chính là các giải pháp giảm chi phí.

NHPT cần cơ cấu lại nguồn vốn, trong đó huy động những nguồn vốn giá rẻ có kỳ hạn phù hợp vịng đời dự án khi cho vay. Đồng thời NHPT cần giảm các chi phí quản lý khơng hiệu quả.

Tiếp đó, NHPT tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển dài hạn, đó là tìm kiếm nguồn huy động với sự trợ cấp tối thiểu từ Chính phủ. Trước hết, NHPT có thể xem xét hình thức phát hành trái phiếu huy động vốn dài hạn khơng có sự bảo lãnh của Chính phủ. Để thực hiện giải pháp dài hạn này, NHPT cần xây dựng lộ trình cụ thể, đồng thời từng bước minh bạch thơng tin, xây dựng độ tín nhiệm của ngân hàng trên thị trường vốn. Từ đó NHPT có thể giảm dần sự phụ thuộc trợ cấp của Chính phủ trong hoạt động huy động vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường chi phí xã hội của vốn tại ngân hàng phát triển việt nam và một số khuyến nghị (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)