Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ trung thành của khách hàng đang sử dụng dịch vụ thông tin di động tại biên hòa đồng nai (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

3.2.2.1. Tổng thể

Tổng thể nghiên cứu bao gồm số lượng thuê bao di động hiện tại toàn tỉnh, lấy theo số liệu thống kê thì lượng thuê bao hiện tại là hơn 3 triệu thuê bao đang hoạt động trên tất cả các mạng di động. Qua khảo sát cơ sở dữ liệu quản lý thuê bao của mạng VinaPhone, mẫu khảo sát khu vực TP. Biên Hòa cho tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ thơng tin di động của nhóm dưới 18 tuổi và nhóm trên 64 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 1%) so với nhóm tuổi từ 18 – 64. Do vậy, đề tài giới hạn đối tượng khảo sát có độ tuổi từ 18 tuổi đến 64 tuổi có nhu cầu thực sự, có thu nhập và có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ.

3.2.2.2. Khung chọn mẫu và kích thước mẫu:

Khung chọn mẫu là một bộ phận của tổng thể được chọn ra để quan sát. Khung chọn mẫu là các khách hàng tại khu vực TP. Biên Hòa, với dân số hơn 796.143 người, số người độ tuổi 18-64 chiếm khoảng 60%, tổng số thuê bao các mạng đang hoạt động là 1,8 triệu. Vậy khung mẫu chọn là 1,8 triệu.

Mơ hình nghiên cứu trong luận văn gồm 44 biến quan sát dùng để đo lường 8 thành phần của thang đo mức độ trung thành (theo mơ hình đề xuất tại Hình 3.2). Trong phân tích theo quy tắc thơng thường là 05 đến 10 mẫu cho một biến quan sát. Nếu sử dụng kích thước mẫu nhỏ thì dễ dẫn đến kết quả khơng phù hợp, độ chính xác của tham số ước lượng thấp, sai số chuẩn cao,…

Theo mơ hình nghiên cứu đề xuất của luận văn gồm 44 biến quan sát, vì vậy kích thước mẫu là: N = 44 x 10 = 440.

Kế hoạch lấy mẫu sẽ kỳ vọng thu được 80% bằng phát hành bảng phỏng vấn trực tiếp và 20% thơng qua hình thức E-Mail.

3.2.2.3. Phương pháp chọn mẫu

Việc lấy mẫu sẽ dựa trên phương pháp chọn mẫu phi xác xuất theo hình thức lấy mẫu thuận tiện và thời gian sử dụng dịch vụ điện thoại di động (≥ 01 năm), căn cứ trên các yếu tố sau:

Thị phần mạng và loại hình dịch vụ: căn cứ số liệu thứ cấp về thị phần

các mạng di động; tỷ lệ thuê bao trả tiền sau và thuê bao trả tiền trước (Post Paid &

Pre-Paid);

Nhân khẩu học: phân chia theo giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp

(khách hàng thuộc Công ty, Doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân), Bệnh viện, trường Đại học, các lớp đào tạo cán bộ quản lý, khách hàng là cá nhân, hộ gia đình,..)

Địa lý: để tránh nhược điểm của việc lấy mẫu thuận tiện theo quota chỉ

tập trung vào một khu vực nhất định, các đối tượng phỏng vấn được phân chia theo địa bàn các phường xã của TP.Biên Hòa theo một tỷ lệ cư dân hợp lý.

3.2.2.4. Triển khai lấy mẫu

Các mẫu sẽ thu được từ bảng câu hỏi thiết kế dạng phát bảng phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp khách hàng. Để mẫu khảo sát đại diện cho tổng thể nghiên cứu, tác giả chọn cách triển khai phỏng vấn khách hàng dưới 02 hình thức:

i) Phỏng vấn trực tiếp:

 Phân bổ khu vực địa lý để phỏng vấn trực tiếp khách hàng theo địa bàn các phường, xã khu vực TP.Biên Hòa.

 Lĩnh vực tiếp cận đa dạng như các Cơ quan, Cơng ty, xí nghiệp, các trường đại học, trường đào tạo cán bộ, bệnh viện, cá nhân và hộ gia đình.

 Trực tiếp gọi điện phỏng vấn bạn bè, người quen qua điện thoại.

ii) Phỏng vấn gián tiếp :

Qua hệ thống E-Mail, thực hiện gửi cho người quen tại các công ty với các ngành nghề khác nhau trên địa bàn TP.Biên Hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ trung thành của khách hàng đang sử dụng dịch vụ thông tin di động tại biên hòa đồng nai (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)