Dịch vụ thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 57)

2.2 Thực trạng về dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng thương mại tại tỉnh Bình Dương

2.2.4 Dịch vụ thanh toán

Đây là hoạt động dịch vụ có bước phát triển nhanh và đạt được những kết

quả rất tích cực. Chính q trình phát triển và ứng dụng những cơng nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán đã tạo ra khả năng thanh tốn nhanh, chính xác, an tồn và bảo mật. Với những ưu điểm đó hoạt động dịch vụ thanh tốn đã mang lại lợi ích kinh tế thực sự cho khách hàng và cho nền kinh tế, thu hút và hấp dẫn nhiều khách hàng quan hệ giao dịch và thanh toán với ngân hàng, nổi bật nhất là hoạt động dịch

vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thẻ, thanh toán trực tuyến. Bên cạnh đó mơ hình

giao dịch một cửa cũng đem lại sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch, tạo cho hoạt động thanh toán của các tổ chức tín dụng trên địa bàn có ưu thế trong cạnh tranh và phát triển.

Bảng 2.6: Khối lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

3 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 KLTT không dùng tiền mặt 403 790 528 119 536 956 840 774 1 099 613 1 118 012 Thanh toán thẻ,

ngoại tệ quy đổi 1 103 1 592 1 822 2 304 7 900 11 430 Thanh toán séc 2.451 2 948 3 921 4 480 5 924 9 450

UNT 33.269 43.035 35.641 33 269 35 641 43 035

UNC 403 546 412 984 607 125 646 144 846 509 807 072

Khác 156.079 197.689 260.339 514.785 574 404 600 874

(Nguồn: ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Dương)

Theo số liệu ở trên, chúng ta thấy khối lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt

tăng lên theo thời gian. Điều này chứng minh rằng dịch vụ thanh toán của các NHTM ngày càng phát triển theo sự phát triển của cơng nghệ ngân hàng. Sự phát triển này đã góp phần lưu chuyển nhanh nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy sản

xuất, lưu thông, giảm tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt. Đặc biệt sau thành cơng việc

nối mạng thanh toán liên ngân hàng của 6 ngân hàng (Ngoại thương, Đầu Tư, Công Thương, Nông nghiệp, Á Châu, Eximbank) bắt đầu từ ngày 02/05/2002, thực hiện một khoản thanh tốn khơng q 10 giây. Đến năm 2006, đã có 72 đơn vị thành viên (trong đó có 6 đơn vị NHNN và 45 TCTD) với gần 200 đơn vị thành viên đã tham gia thanh toán liên ngân hàng.

Theo số liệu thống kê, lượng giao dịch thanh tốn liên ngân hàng trung bình

là 4.000-6.000 món/ngày, có ngày lên đến 11.000 món với gần 11.000 tỷ đồng.

Nhiều phương tiện thanh toán khác đã đáp ứng được yêu cầu chi trả của nền kinh tế

như: Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, séc…có nhiều nội dung mới, thuận tiện cho

người sử dụng. Cũng chính sự thuận tiện của các phương tiện thanh toán đã làm cho số lượng tài khoản cá nhân tăng nhanh qua các năm. Đến nay số lượng tài khoản cá

nhân đạt 438.000 tài khoản (số liệu đến tháng 12/2011), tăng 8 lần so với năm 2007, tốc độ mở rộng và phát triển tài khoản cá nhân trên địa bàn Bình Dương ngày càng

tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua ngân hàng

phát triển.

™ Dịch vụ kiều hối

Trên lĩnh vực hoạt động ngoại hối với cơ chế chính sách ngày càng thơng

thống, phù hợp với thông lệ quốc tế. Với những điều chỉnh, thay đổi linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế như: thay đổi trong hoạt động xác nhận vay trả nợ, chuyển tiền cá nhân, kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng…đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Sự phát triển của loại hình dịch vụ này đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố phát triển, góp phần nâng cao đời sống xã hội của toàn thành phố.

Thông tin số liệu về dịch vụ ngoại hối (bảng 2.7) chúng ta thấy doanh số

kinh doanh ngoại tệ tăng theo thời gian. Chúng ta có thể tham khảo thông qua bảng tổng hợp sau đây:

Bảng 2.7: Tổng hợp số liệu hoạt động ngoại hối trên địa bàn tỉnh Bình Dương

ĐVT: triệu USD

Nội dung 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh số mua ngoại tệ 6.834 7.175 9.214 13.924 20.407 29.392

Doanh số bán ngoại tệ 6.607 7.008 8.198 13.048 9.628 29.760

Kiều hối 829 1.057 1.690 1.891 2.200 2.400

Thu đổi ngoại tệ 906 1.283 1.324 1.537 2.108 2.312

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Dương)

Theo số liệu thống kê ở trên, chúng ta thấy tổng số mua ngoại tệ năm 2011

đạt 20.407 triệu USD, gần bằng 2 lần so với năm 2010. Tổng doanh số bán ngoại tệ

năm 2011 đạt 19.628 triệu USD, bằng 3 lần so với năm 2007. Đến năm 2012, tổng doanh số mua đạt 29.392 triệu USD, tổng doanh số bán đạt 29.760 triệu USD. Để

tế của nước ta ngày càng tăng, bên cạnh đó vấn đề đầu tư của hệ thống của ngân

hàng ra nước ngồi có xu hướng tăng.

Dịch vụ kiều hối đã có bước phát triển rất lớn. Sau khi chính phủ ra quyết

định số 170/1999/QĐ-TTg về vận hành cơ chế huy động và chi trả kiều hối theo

hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nước ngoài chuyển tiền về đầu tư

trong nước và khuyến khích việc chi trả kiều hối qua hệ thống ngân hàng. Tiếp theo

đó, thống đốc NHNN đã ban hành thơng tư số 02/2000/TT-NHNN và quyết định số

878/2002/QĐ-NHNN hướng dẫn thực hiện quyết định số 170/1999/QĐ-TTg của

thủ tướng chính phủ. Chính những thơng tư hướng dẫn trên đã tạo điều kiện kích

thích và thu hút nguồn kiều hối từ nước ngồi chuyển về. Theo đó lượng kiều hối

chuyển về tăng cao qua các năm. Các ngân hàng tiến hành chi trả đến tận nhà, chi

trả theo yêu cầu của khách hàng.

Một yếu tố quan trọng trong q trình phát triển dịch vụ ngoại hối đó là

những năm vừa qua ngành du lịch, ngành dịch vụ, thương mại phát triển khá mạnh. Nhiều du khách đến tham quan, du lịch, các ngành thương mại dịch vụ có quan hệ quốc tế ngày càng tăng. Du khách có nhu cầu chi tiêu cao, do đó nhu cầu thu đổi

ngoại tệ được xây dựng rộng khắp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, hiện nay có

khoảng 124 địa điểm thu đổi ngoại tệ đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Về dịch vụ chuyển tiền cá nhân: trong những năm gần đây nhu cầu học tập, khám chữa bệnh và du lịch của người dân tăng cao. Chính những yếu tố này giúp

cho dịch vụ chuyển tiền cá nhân phát triển nhanh. Số tiền chuyển đi chủ yếu đáp

ứng nhu cầu học phí, sinh hoạt phí cho du học sinh, lượng tiền chiếm hơn 70%

trong tổng số chuyển tiền cá nhân. Tính đến thời điểm 31/12/20011 tổng số chuyển tiền cá nhân đạt 69,35 triệu USD, bằng 3,2 lần so với năm 2008, trong đó chuyển tiền qua tài khoản chiếm 89% tổng số chuyển tiền đi trong năm.

™ Dịch vụ thanh toán trong nước

Phát triển tương đối ổn định trong thời gian qua, đáp ứng nhu cầu của

người sử dụng, nền kinh tế và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, chính xác, an tồn và bảo mật. Trong đó, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của khách hàng

cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng khá, góp phần làm cho dịch vụ thanh toán qua NH ngày càng phát triển. Dịch vụ này gồm séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…

Cụ thể, năm 2012 doanh số chuyển tiền đi và đến trong và ngoài hệ thống

của Sacombank đạt 16.072 tỷ đồng tăng 1.251 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,06% so

với năm 2011. Còn BIDV doanh số chuyển tiền trong nước đạt 19.703 tỷ đồng

trong năm 2012, tăng 31% so với năm 2011, số lượng giao dịch chuyển tiền đi và

đến trong nước đạt gần 31.875 triệu giao dịch với số phí dịch vụ thu được 665.630

tỷ đồng.

™ Dịch vụ thanh toán lương

Năm 2010 được NHNN xác định là năm trọng điểm thúc đẩy hoạt động

thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Thực tế đến cuối năm 2010 tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách thực hiện trả lương qua tài khoản ước đạt trên 54% - đây là nỗ lực rất lớn của ngành ngân hàng tại tỉnh Bình Dương và các đơn vị liên quan. Thực hiện chỉ thị của Thủ Tướng Chính phủ, số lượng cán bộ nhận lương qua tài khoản

của các NHTM tại tỉnh Bình Dương tăng dần qua các năm, đây cũng là nền tảng

quan trọng để NHTM tại tỉnh Bình Dương có thể triển khai cung cấp các dịch vụ

ngân hàng khác.

Trên thực tế, việc nhận lương qua tài khoản đã đi vào cuộc sống, phù hợp với

xu thế phát triển của thế giới. Nhờ đó, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so với tổng

phương tiện thanh toán đã giảm mạnh qua các năm (Giảm từ 31,6% năm 1991 đến nay chỉ còn khoảng 15%). Trả lương qua tài khoản cho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước là việc làm mang lại lợi ích lớn cho cả doanh nghiệp và người lao

động. Bên cạnh đó, dịch vụ Internet banking, Home banking, Mobile banking cũng được các ngân hàng triển khai mở rộng. Nhờ đó, khách hàng có thể mua sắm qua

mạng, đặt vé máy bay, tour du lịch, thấu chi tài khoản… Mơ hình này là một giải pháp có hiệu quả, đi tiên phong và làm hình mẫu để tiếp tục mở rộng.

Là loại hình dịch vụ đã được một số NHTM như BIDV, VietAbank,

ABBank… triển khai trên cơ sở liên kết với các đơn vị lớn, điển hình là với Tập

đồn điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty viễn thông quân đội (Viettel)…

Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng được lựa chọn thanh tốn hóa đơn thơng qua các mạng lưới giao dịch của một số NHTM ký liên kết với EVN hoặc Viettel như thanh toán tại quầy giao dịch, máy ATM và các kênh thanh tốn khác.

Điển hình với ABBank thì tính đến hết năm 2012, dịch vụ thanh toán tiền điện bằng tiền mặt và chuyển khoản trên toàn quốc đạt doanh số gần 178 tỷ đồng.

3.2.4 Dịch vụ ngân hàng điện tử

Dịch vụ ngân hàng điện tử đã và đang được các NHTM tại tỉnh Bình Dương khẩn trương thực hiện với nhiều tiện ích cho khách hàng. Đó là sản phẩm của ngân hàng hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, gồm: Internet banking, Home banking, Phone banking, Mobile banking… mang nhiều tiện ích như vấn tin các loại tài khoản; thực hiện các giao dịch chuyển khoản, chuyển tiền, thanh tốn khoản vay, thanh tốn thẻ tín dụng, thanh tốn hóa đơn…; đăng ký trực tuyến sử dụng các dịch vụ đa dạng (thanh toán séc, mở thư tín dụng, tăng hạn mức tín dụng, giải ngân tiền vay…); tra cứu và tham khảo trực tuyến các thông tin khác như tỷ giá, lãi suất, sản phẩm dịch vụ… Khách hàng có thể sử dụng tất cả dịch vụ trên nhanh chóng, an tồn, tiết kiệm thơng qua mạng internet và thiết bị truy cập như máy tính, điện thoại di động. Đây là kênh phân phối hiện đại, hiệu quả, được đảm bảo an toàn. Tuy vậy, khách hàng đón nhận dịch vụ này với thái độ cẩn trọng vì lạc hậu về trình độ cơng nghệ và thói quen đến giao dịch trực tiếp tại NH.

Cụ thể ở tỉnh Bình Dương, đến năm 2012 ngân hàng điện tử phát triển mạnh

ở DongABank, Techcombank, ACB và Vietcombank, kế tiếp là một số ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển như Sacombank, BIDV, SCB.

2.3 Đánh giá giá thực trạng dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

thơng qua những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân những

hạn chế đó trong thời gian qua 2.3.1 Những thành tựu đạt được

Dịch vụ NH của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt được một số thành tựu đáng kể như:

Thứ nhất, NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và NHTM Việt Nam nói chung đã đóng vai trị quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ

mơ, mơi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình

Dương đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, cơng nghệ, quản trị

điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ

ngân hàng, góp phần phát triển dịch vụ NH, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích mới và văn minh trong thanh toán.

Thứ hai, NHTM góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất

kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi

mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc

huy động các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng

trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay nền

kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP của tỉnh Bình Dương, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả tỉnh Bình Dương.

Thứ tư, hầu hết các NHTM đã xây dựng phần mềm dịch vụ NH dựa trên nền

tảng quy trình xử lý nghiệp vụ bằng việc phân chia xử lý nghiệp vụ thành hai bộ phận: Bộ phận giao dịch tại quầy và bộ phận hỗ trợ xử lý nghiệp vụ. Hệ thống này

đã tạo ra nhiều giao diện rất tiện ích, tài khoản của khách hàng được kết nối trên

toàn hệ thống, tạo nền tảng mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt và đưa các sản phẩm dịch vụ NH đến tay người tiêu dùng.

Thứ năm, NHTM đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu

hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thơng qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn. Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho mục đích này ngày càng có tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín dụng chính sách được tách bạch với tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội đảm nhiệm.

Thứ sáu, NHTM góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường sinh thái,

đảm bảo phát triển bền vững. Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định

dự án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ sau khi cho vay, các NHTM luôn chú trọng yêu cầu các khách hàng

đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các cam kết quốc

tế và các quy định về bảo vệ môi trường.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, dịch vụ ngân hàng cịn có

những bất cập như sau:

Thứ nhất: Nhìn chung chất lượng cung cấp dịch vụ ngân hàng trong thời

gian qua cịn có những hạn chế. Các sản phẩm tài chính của ngân hàng ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng vẫn cịn ít so với các nước khác, chưa đủ

đáp ứng nhu cầu. Tuy phí có thể cao, nhưng dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài đa dạng và chất lượng hơn hẳn nhờ đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ năng chuyên

nghiệp. Ngoài ra, lợi thế về công nghệ và quản trị đã giúp các ngân hàng bán lẻ

nước ngoài tại Việt Nam đưa ra các dịch vụ tiện ích hơn.

Thứ hai: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cịn mang tính truyền thống, nghèo

nàn về chủng loại, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)