1.2. Phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộcthiểu số của đảng bộ xã
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đảng viên nữ của đảng bộ xã
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số được chia thành 2 nhóm: các yêu tố thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam và các yếu tố bên ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc Đảng bộ xã
- Quan điểm lãnh đạo của Đảng bộ xã trong phát triển đảng viên mới là nữ người dân tộc thiểu số:
Lãnh đạo là lựa chọn và xác định mục tiêu, chỉ ra con đường đi đến mục tiêu phát triển đảng viên mới là nữ dân tộc thiểu số. Đồng thời là sự truyền cảm hứng, sự chia sẻ đến cán bộ, đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân ưu tú trong quá trình
đi đến mục tiêu đó. Lãnh đạo u cầu tính động và linh hoạt trong các mối quan hệ nhằm huy động tối ưu mọi nỗ lực của cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ. Chính vì vậy, lãnh đạo Đảng ủy xã ảnh hưởng tới mục tiêu và cách thức vận hành, hành động của cán bộ Đảng ủy và bí thư các chi bộ trong việc phát triển đảng viên tại Đảng bộ xã. Từ việc xác định mục tiêu, chỉ tiêu, xác định phân công nhiệm vụ của các cấp ủy đảng trong phát triển đảng viên cũng như công tác triển khai, kiểm soát phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã.
- Cơ cấu tổ chức của Đảng bộ xã:
Cơ cấu bộ máy quản lý phát triển đảng viên mới của Đảng bộ xã là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách phát triển đảng viên của tồn Đảng bộ. Cơ cấu bộ máy quản lý của Đảng bộ xã là tập hợp các bộ phận, các cá nhân có sự phối hợp với nhau chặt chẽ trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đảng viên của Đảng bộ xã đề ra. Việc phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng cụ thể giữa các bộ phận trong triển khai kế hoạch phát triển đảng viên có ảnh hưởng tích cực hiệu quả công tác phát triển đảng viên mới. Ngoài ra sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân có tác động rất lớn và rõ rệt đến kết quả của công tác phát triển đảng viên, quá trình phát triển đảng viên bao gồm hàng loạt các khâu, các hoạt động từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tuyên truyền sâu rộng chủ trương phát triển đảng viên, lựa chọn, bồi dưỡng giúp đỡ quần chúng ưu tú nâng cao nhận thức chính trị và rèn luyện phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của đảng, kiểm tra giám sát, đánh giá sát hoạt động của đoàn viên và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao.... Điều đó địi hỏi sự vào cuộc và phối hợp của nhiều bộ phận, nếu khơng có sự phối hợp chặt chẽ giữ các bộ phận đó sẽ rất khó thực hiện mục tiêu phát triển đảng viên mà Đảng bộ xã đã đề ra.
- Quản lý nguồn nhận lực tại Đảng bộ xã và các chi bộ trực thuộc:
Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong cơ quan, ban chấp hành, ban thường vụ Đảng ủy là quan trọng trong cơng tác Đảng, trong đó có phát triển
đảng viên, đặc biệt là đảng viên nữ người dân tộc thiểu số. Khi lãnh đạo quản lý tốt nguồn nhân lực về con người, phân đúng người đúng việc, đúng sở trường sẽ tạo động lực cho cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, không cần đạo tạo lại từ đầu; Khi lãnh đạo quản lý tốt nguồn tài chính, việc chi tiêu trong việc tập huấn nghiệp vụ công tác đảng, triển khai kế hoạch sẽ được vận hành trơn tru, tránh gây thất thoát và tổ chức được nhiều buổi tập huấn và bồi dưỡng cảm tình đảng đến đồn viên, hội viên. Khi năng lực quản lý năng lực bị hạn chế, lệch lạc ảnh hưởng đến cả về số lượng và chất lượng khi kết nạp đảng viên mới.
- Phối hợp với các bên có liên quan:
Cơng tác phối hợp với các bên liên quan có vai trị quan trọng trong phát triển đảng viên là đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị xã hội. Khi làm tốt cơng tác này sẽ làm tốt được công tác tạo nguồn cho phát triển đảng viên là đoàn viên, hội viên, đặc biệt là hội viên nữ người dân tộc thiểu số, đảm bảo được chất lượng nguồn quần chúng ưu tú cho đảng.
- Cơ sở vật chất và thông tin của Đảng bộ xã:
Cơ sở vật chất và thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đảng viên nữ người dân tộc thiểu số. Khi cơ sở vật chất được nâng cao việc truyền tải những thông tin về tổ chức sẽ được tốt hơn; cán bộ, đảng viên và nhân dân sẽ dễ hiểu hơn khi được trang bị các dụng cụ, phụ trợ khi tun truyền đến quần chúng, nhân dân. Khi có kinh phí hoạt động đảm bảo, thì việc tổ chức hội nghị tuyên truyền về churv trương, nghị quyết của đảng, tập huấn, thu hút đoàn kết tập hợp đoàn viên, hội viên sẽ mong muốn vào đảng hơn.
- Tài chính:
Đây là một nguồn lực rất quan trọng cho phát triển đảng viên mới tại Đảng bộ xã. Tất cả các khâu, quy trình trong phát triển đảng viên mới tại Đảng bộ xã đều cần tới nguồn lực tài chính, nhất là việc tổ chức các hoạt động thực tế tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội, tham quan tìm hiểu truyền thống lịch sử của Đảng bộ, mời báo cáo viên, tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên.
1.2.3.2. Các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi
- Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và cấp ủy đảng cấp trên:
Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đóng vai trị then chốt quyết định đến phát triển đảng viên của các cấp ủy đảng. Là kim chỉ nam cho Đảng bộ xác định định hướng và chính sách phát triển đảng viên là nữ người dân tộc thiểu số của các chi bộ trực thuộc. Các tiêu chuẩn về đảng viên quy định trong từng thời kỳ. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, các chi bộ luôn quán triệt thực hiện nghiêm túc kế hoạch phát triển đảng viên. Đây cũng là một trong những yếu tổ góp phần đem lại hiệu quả trong cơng tác phát triển đảng viên của Đảng bộ trong thời gian qua.
- Các yếu tố thuộc về chế độ chính sách:
Chế độ chính sách có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của đảng viên. Chế độ, chính sách hợp lý sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy đảng viên phấn đấu vươn, nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngược lại, chế độ chính sách khơng phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển, làm thui chột tài năng, triệt tiêu động lực làm việc của cán bộ, đảng viên, làm cho họ khơng tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ để lồn thành tốt nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong thực hiện công việc phát sinh, xay ra các hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Nhân tố kinh tế xã hội của địa phương:
Khi kinh tế xã hội của địa phương phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu cán bộ đảng viên phát triển kinh tế tại địa phương, không đi làm ăn xa, việc tập hợp quần chúng nhân dân sẽ tốt hơn, cán bộ, đảng viên và nhân dân ở nhà cao nên việc tham gia các hoạt động của các tổ chức đoàn, hội sẽ nhiều hơn, ảnh hường trực tiếp đến việc phát hiện và bồi dưỡng quần chúng ưu tú cho Đảng. Ngược lại khi kinh tế kém phát triển, cán bộ, đảng viên và nhân dân đi làm ăn xa, khơng có người ở nhà, sẽ tham gia các cơng ty, xí nghiệp ngồi địa phương và ngồi tỉnh... tại địa phương không nguồn lực để phát triển đảng viên.
Kinh tế phát triển đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Bên cạnh đó, kinh tế- xã hội phát triển đòi hỏi một cán bộ, đảng viên phải năng động,
không những phải bắt kịp được xu hướng phát triển chung mà cịn phải đi trước đón đầu xu thể phát triển của nền kinh tế, xã hội của địa phương, quốc gia. Để thực hiện được điều này, địi hỏi cán bộ, đảng viên phải có kiến thức chun mơn, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Mặt khác, với nền kinh tế phát triển thị trường như hiện nay đã tạo ra rất nhiều thách thức với cán bộ, đảng viên. Đặc biệt những tác động xấu của cơ chế thị trường đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến quan điểm chính trị của cán bộ, đảng viên. Khơng ít đồn viên, hội viên của các tổ chức đồn thể chính trị xã hội khơng có chí hướng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nước; một bộ phận người dân lười lao động, lười học tập, ngại khó, ngại khổ, chưa làm trịn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở gia đình, địa phương, đơn vị; khơng có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, có những quần chúng có biểu hiện giảm sút niềm tin, bị lơi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Vì vậy địi hỏi cần phải có những lớp bồi dưỡng kiến thức, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng vững vàng cho cán bộ, đảng viên và đoàn viên, hội viên trong toàn xã.
- Các nhân tố thuộc về mơi trường văn hóa-xã hội:
Yếu tố văn hóa bản địa tuy khơng ảnh hưởng trực tiếp nhưng nó ảnh hướng gián tiếp đến nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân trong xã. Hiện nay, xã có trên 90% dân số là người dân tộc Mông bản địa, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dịng tộc và gắn bó với dân làng.
Thực tế, ở đâu có truyền thống hiếu học thì ở đó có mặt bằng dân trí cao, có nguồn nhân lực trình độ cao nên sẽ tuyển dụng và lựa chọn được cán bộ , đảng viên, đồn viên và hơi viên có chất lượng và tác động tích cực tới chất lượng hoạt động của bộ máy tổ chức Đảng và chất lượng cán bộ, đảng viên. Ngược lại ở đâu có thói quen, phong tục tập quán văn hóa lạc hậu, bảo thủ, cục bộ, địa phương, trông chờ, ỷ lại... sẽ là những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tác động đến việc quản lý, hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời, làm nảy sinh
các hiện tượng tiêu cực, mất dân chủ, bè phái, gây cục bộ, chia rẽ, mất đoàn kết, quan liêu.
- Các nhân tố về tự nhiên:
Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của quần chúng nhân dân, công tác tập hợp quần chúng, nơi nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện cho việc các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phát triển kinh tế thì ở đó việc đồn kết tập hp[j quần chúng, vận động các nguồn lực xã hội và dễ cho việc hình thành tổ chức đoàn và tập hợp đoàn kết quần chúng nhân dân, cũng như phát triển đảng viên mới là nữ người dân tộc thiểu số và ngược lại, khi điều kiện tự nhiên khó khăn, việc nhân dân rời bỏ quê hương đến các nơi thuận lợi để làm việc và phát triển kinh tế, dẫn đến người trong độ tuổi lao động vắng mặt tại địa phương gây ra khơng có nguồn lực để phát triển đảng viên, dẫn dến thiếu nguồn phát triển đảng viên là nữ người dân tộc thiểu số.
- Yếu tố về công nghệ:
Cơng nghệ cũng là một trong những yếu tố tích cực và tiêu cực trong quá trình phát triển đảng viên. Quần chúng nhân dân lệ thuộc quá nhiều vào cơng nghệ, nhiều đồn viên, hội viên và nhân dân khơng tập trung vào các hoạt động xã hội, cơng ích, mà chỉ lướt mạng xã hội, sống ảo, sống quá thực dụng dẫn đến đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân khơng muốn tham gia vào các tổ chức đồn - hội và đứng trong hàng ngũ của Đảng.