Kinh nghiệm phát triển đảng nữ trong đồng bào dân tộcthiểu số ở một số

Một phần của tài liệu Phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng bộ xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 32)

một số đảng bộ xã và bài học cho Đảng bộ xã Púng Luông

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu sốở một số địa phương ở một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm bước đầu về phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải

* Lập kế hoạch phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số: Xác định công tác phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường lực lượng, đảm bảo sự kế thừa, phát triển liên

tục của Đảng bộ xã, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn cách mạng hiện nay và lâu dài.

Đảng bộ xã Dế Xu Phình đã chỉ đạo, lãnh đạo các chi bộ trực thuộc đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên mới là nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm xác định mục tiêu, đề xuất phương hướng, cách thức triển khai.

* Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở kế hoạch được đề ra, Đảng bộ xã Dế Xu Phình đã quan tâm, chú trọng, chủ động trong cơng tác phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các chi bộ trực thuộc, nhất là các chi bộ bản. Đồng thời, xây dựng tổ chức đảng thực sự tin cậy với đảng viên. Thường xuyên giáo dục chính trị tư trưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân để ngày càng có nhiều quần chúng nữ người dân tộc thiểu số được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Ngồi ra, Đảng bộ xã Dế Xu Phình tăng cường đổi mới tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân thông qua việc tổ chức quán triệt các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác xây dựng Đảng. Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị “Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng”, phát động đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia Cuộc thi “Hành trình theo chân Bác”, thi tìm hiểu Ngày thành lập Đảng... Qua đó, giúp quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức sâu sắc về Đảng, có ý chí phấn đấu vươn lên trong lao động, công tác, học tập. Đây là mơi trường giúp đồn viên, hội viên, thanh niên rèn luyện, cống hiến, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

* Kiểm soát phát triển đảng viên mới là nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã:

Hàng năm, việc giới thiệu quần chúng là nữ dân tộc thiểu số ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp Đảng được Đảng bộ xã Dế Xu Phình tiến hành chặt chẽ, đảm bảo đúng, đủ các quy trình theo quy định trên cơ sở đánh giá, phân loại quần chúng để giới thiệu cảm tình đảng. Nhờ đó, chất lượng hội viên viên nữ người dân tộc ưu tú và tỷ lệ nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số ưu tú được xem xét kết nạp Đảng trên địa bàn xã đảm bảo.

Trong những năm qua, qua kiểm tra, giám sát chưa phát hiện trường hợp nữ quần chúng ưu tú nào được giới thiệu, đề nghị với tổ chức đảng xem xét, kết nập sai quy trình, quy định. Có được kết quả đó là nhờ Đảng bộ xã Dế Xu Phình đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo sát sao và chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát phát triển đảng viên mới là nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các tổ chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã.

1.3.1.2. Kinh nghiệm về phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải.

* Lập kế hoạch quản lý phát triển đảng viên mới là nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Nậm Khắt:

Trên cơ sở số lượng đảng viên cuối năm, các các chị bộ đảng trên địa bàn xã Nậm Khắt đã chú trọng xây dựng kế hoạch kết nạp đảng viên mới là nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm, tình hình, phải có số lượng cụ thể và giao chỉ tiêu cụ thể.

Xây dựng kế hoạch tạo nguồn kết nạp đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, chỉ đạo các tổ chức Đoàn thể của xã thường xuyên giáo dục, lựa chọn đoàn viên, hội viên ưu tú giới thiệu với chi bộ. Định kỳ hàng tháng các chi bộ phải xem xét, quyết định lựa chọn quần chúng ưu tú vào danh sách cảm tình đảng, đưa những người khơng đủ tiêu chuẩn ra khỏi danh sách cảm tình đảng; xét, đề nghị cho các đối tượng cảm tình đảng đi học lớp nhận thức về đảng.

* Tổ chức thực hiện:

Bằng việc thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị, tạo mơi trường thuận lợi cho quần chúng là nữ người dân tộc thiểu số phấn đấu và rèn luyện, Đảng bộ xã Nậm Khắt đã kịp thời bồi dưỡng, lựa chọn giới thiệu những nữ hội viên phụ nữ người dân tộc thiểu số ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp. Qua đó, góp phần bổ sung nguồn đảng viên nữ có bản lĩnh vững vàng, tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng xung kích trong mọi nhiệm vụ.

Để làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số trong đoàn viên, hội viên, thanh niên là nữ của các tổ chức đồn thể

chính trị xã hội trong xã. Đảng bộ xã Nậm Khắt đã luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục hiệu quả với cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương được triển khai.

Để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng các nhân tố tích cực, tạo nguồn quần chúng ưu tú là nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số cho Đảng, Đảng bộ xã Nậm Khắt cũng phân cơng cán bộ, đảng viên có năng lực, uy tín trực tiếp phụ trách trong cơng tác phát triển đảng viên và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức đồn thể trong tham gia xây dựng Đảng.

* Kiểm sốt quản lý phát triển đảng viên mới tại Đảng bộ xã:

Xác định kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, không kiểm tra, giám sát coi như không lãnh đạo. Đảng bộ xã Nậm Khắt thường xuyên chỉ đạo Uỷ ban kiểm tra, chi ủy chi bộ rực thuộc chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát phát triển đảng viên mới là nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ. Định kỳ hằng quý, thực hiện khảo sát đánh giá phân tích chất lượng quần chúng ưu tú, phát hiện, tạo nguồn phát triển đảng viên là nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số. Quy định rõ trách nhiệm của các đồng chí cấp ủy, bí thư chi bộ, các tổ chức đồn thể trong việc tuyên truyền, giáo dục, theo dõi, giúp đỡ quần chúng ưu tú là nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số phấn đấu vào Đảng, là tiêu chí đánh giá, phân loại chất lượng cấp ủy hằng năm.

1.3.2. Bài học cho Đảng bộ xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnhYên Bái Yên Bái

Một là, lập kế hoạch phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã.

Đảng ủy, các chi bộ trực thuộc Đảng ủy xã Púng Lng phải chủ động, tích cực xây dựng chương trình kế hoạch đối với phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những địa bàn đi lại khó khăn, có nhiều quần chúng nữ tích

cực tham gia vào các hoạt động của bản nhưng tỷ lệ nữ được kết nạp vào Đảng hàng năm còn thấp và khó khăn. Song, Đảng ủy khơng nên áp đặt chỉ tiêu giới thiệu quần chúng nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số để kết nạp Đảng cho các chi bộ trực thuộc mà chỉ nên xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu giới thiệu nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số ưu tú để giới thiệu kết nạp vào Đảng từ các chi bộ lên. Như vậy, sẽ mang lại những hiệu quả tích cực.

Hai là, tổ chức triển khai kế hoạch phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã.

Trước hết, Đảng ủy phải có nhận thức và quan điểm đúng đắn, kịp thời về phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các chi bộ trực thuộc, phải coi phát triển đảng viên tại các chi bộ là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác Đảng. Đảng ủy phải có biện pháp chỉ đạo đồng bộ, sâu sát tới các chi bộ trực thuộc, đặc biệt là các chi bộ bản. Trong thực tế đã chứng minh, nơi nào Đảng ủy, các chi bộ thực sự quan tâm đến phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số thì nơi đó cơng tác giới thiệu nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số ưu tú để kết nạp vào Đảng vừa tăng về số lượng, vừa bảo đảm về chất lượng. Đảng bộ xã Púng Luông cần quyết liệt, sâu sát tới chi bộ để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo từng khâu tổ chức thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch chuyên đề về phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã.

Việc lựa chọn nguồn phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ, các chi bộ phải dân chủ, qua các phong trào cách mạng ở địa phương, khơng được có định kiến hẹp hịi nhưng cũng khơng hạ thấp tiêu chuẩn và điều kiện giới thiệu quần chúng là nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số ưu tú để kết nạp Đảng.

Đảng ủy phải tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chăm lo xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ trực thuộc; phải thông qua phong trào hành động cách mạng của quần chúng nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương để bồi dưỡng, giáo dục, đó là tiền đề tạo nên thắng lợi của phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã.

Ba là, kiểm soát phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã.

Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy xã Púng Luông và các chi bộ phải nghiêm túc tổ chức thực hiện nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện các quy định, quy trình về phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã. Nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng, trước hết là người đứng đầu về vị trí, vai trị, mục đích, ý nghĩa và tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát trong phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã.

Ðổi mới, kiện toàn Ủy ban Kiểm tra, tổ chức bộ máy và cơ quan Ủy ban Kiểm tra, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra Đảng ủy, các chi bộ theo hướng chuyên nghiệp hóa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ kiểm tra phải có phẩm chất đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu cao, có kinh nghiệm cơng tác phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số, kỹ năng nghiệp vụ thuần thục, phương pháp công tác khoa học, dân chủ, thận trọng, chặt chẽ; nắm vững và thực hiện đúng các ngun tắc, thẩm quyền, quy trình, thủ tục, cơ chế, chính sách, quy định của Ðảng.

Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của UBKT Huyện ủy Mù Cang Chải đối với UBKT Đảng ủy xã Púng Luông, các chi bộ trực thuộc trong công tác phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số tại Đảng bộ xã.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN NỮ TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA ĐẢNG BỘ XÃ PÚNG LUÔNG, HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI 2.1. Khái quát về Đảng bộ xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

2.1.1. Đặc điểm xã Púng Luông

2.1.1.1. Về điều kiện địa lý tự nhiên

Púng Luông là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn cách trung tâm huyện lỵ Mù Cang Chải 18 km về phía Đơng Nam và dọc quốc lộ 32, ngược về Nghĩa Lộ. Xã nằm trong tọa độ địa lý 104023’ đến 1040 27’ kinh độ Đông; 21046’ đến 21050’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp xã La Pán Tẩn, phía Đơng giáp xã Cao Phạ, phía Nam giáp xã Nậm Khắt, phía tây giáp xã Dế Xu Phình và xã Chế Tạo. Púng Lng có diện tích tự nhiên là 5.357,43ha.

Địa bàn xã thuộc hệ thống dãy núi Hoàng Liên Sơn, địa hình chia cắt bởi các dịng suối chính, lưu vực bao gồm nhiều nhánh suối nhỏ chia cắt mạnh thành các sườn núi có xu hướng thấp dần từ phía Đơng Bắc xuống Tây Nam với các đặc trưng về địa hình là địa hình núi cao (cao trên 1.700 m) chiếm 36 %; địa hình núi trung bình (cao trên 1.000m) chiếm 64%; độ dốc bình quân từ 350 - 400. Nơi có độ dốc cao nhất cũng là đỉnh núi cao nhất (đỉnh núi Páo Thào Cao Chế) giáp xã Chế Tạo cao tới 2.162,8 m so với mặt nước biển.

Do nằm khuất bên sườn Tây của dãy Hồng Liên Sơn, lại ở vị trí xa biển nên khí hậu ở Púng Lng thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu ơn đới, chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa hanh khô và mùa mưa. Mùa hanh khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Theo số liệu quan trắc của Đài khí tượng thủy văn huyện thì ở Púng Lng nhiệt độ bình quân trong năm là 19,60 C; nhiệt độ trung bình cao nhất là 23,80C ( tháng 6+ ), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60C (tháng1); lượng mưa bình quân cả năm là 1.847mm; số giờ nắng cả năm đạt 1.674 giờ; độ ẩm trung bình là 81%. Nắng nhiều,

nền nhiệt cao. Púng Lng bị ảnh hưởng rất nhiều của gió mùa đơng bắc mang nhiều hơi ẩm, giá lạnh tạo ra sương mù, sương muối, băng giá, mưa phùn. Gío lào làm độ ẩm thấp, khơ hanh gió nóng rất dễ gây cháy rừng, tuy nhiên lượng mưa khá dồi dào. Nói chung khí hậu ở đây không thuận lợi cho sản xuất, nhất là sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống sinh hoạt của con người.

Tài nguyên đất và nước là nguồn tài nguyên chính ở Púng Lng. Trong tổng diện tích đất tự nhiên là 5.357,43 ha thì đất nhóm đất nơng nghiệp là 5.023,20 ha chiếm 93,76% (trong đó đất trồng lúa 234,06 ha); nhóm đất phi nơng nghiệp là 70,95 ha chiếm 1,14%; nhóm đất chưa sử dụng là 263,28 ha chiếm 5,09 % . Theo tài liệu đất đai của tổ chức FAO Uneco trên địa bàn xã với bốn nhóm đất chủ yếu gồm nhóm đất loại A (Đất mùn vàng trên núi cao) có diện tích 640,0 ha, phân bố ở độ cao tuyệt đối trên 1.800m, đất có phản ứng độ Ph 3,5 - 4,5, thành phần cơ giới thịt trung bình, thịt nhẹ, tầng đất mỏng nghèo dinh dưỡng. Loại đất này phù hợp với nhiều lồi thực vật đặc hữu như Sơn tra, Thơng, Sa mộc. Loại đất Hs (Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất) có diện tích 5.271,0 ha chiếm 50% tổng diện tích tự nhiên của xã, loại đất này phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 1.800 m, có hàm lượng mùn cao, có khả năng giữ và thốt nước tốt phù hợp với nhiều loại cây trồng. Loại đất Bm (Đất mùn vàng trên đá mác axít) với diện tích 450ha, phân bố ở độ cao dưới 1.800m. Loại đất DL là đất bồi tụ ven suối có diện tích 100,17ha chiếm 5,4%, phân bố dọc ven suối, loại đất này có thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng đất dày, có khả năng thốt và giữ nước tốt, rất phù hợp với các nhóm cây trồng nơng nghiệp như lúa nước, cây hoa màu.

Đất đai xã Púng Lng thích nghi và phù hợp với các nhóm cây trồng nơng lâm nghiệp, cây công nghiệp, sinh trưởng và phát triển tốt. Púng Lng có mạng lưới các khe suối tương đối nhiều, lưu lượng nước dồi dào, là đầu nguồn của suối

Một phần của tài liệu Phát triển đảng viên nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng bộ xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w